Sự nổi

Sự nổi

4.2/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 11 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Sự nổi

Lý thuyết về Sự nổi

Nếu ta thả một vật ở trong lòng chất lỏng thì

Vật chìm xuống khi lực đẩy Ác si mét FA nhỏ hơn trọng lượng P: FA<P

Vật nổi lên khi :  FA>P

Vật lơ lửng trong chất lỏng khi:  FA=P

 Khi vật nổi lên trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Ác – si – mét  FA=d.V, trong đó V là thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng, (không phải thể tích của vật), d là trọng lượng riêng của chất lỏng.     

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Thả một vật đặc có trọng lượng riêng dv vào một bình đựng chất lỏng có trọng lượng riêng d1 thì

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Thả một vật đặc có trọng lượng riêng dv vào một bình đựng chất lỏng có trọng lượng riêng d1 thì vật sẽ chìm xuống đáy rồi nằm im tại đáy khi dv>d1.

Câu 2: Khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng. Trong các câu sau, câu nào không đúng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng: FA = P

Ta có: FA = dl.V

V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ hoặc là thể tích vật chìm trong chất lỏng nên:

FA = dl.Vl = Pl (Vl là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ, dl là trọng lượng riêng của chất lỏng nên Pl là trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ)

Khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng thì vật chìm một phần trong chất lỏng. Do đó theo công thức FA = dl.V thì V không phải là thể tích của vật.

Câu 3: Thả một vật vào trong chất lỏng. Vật sẽ nổi lên mặt chất lỏng khi

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vật sẽ nổi lên mặt chất lỏng khi: P < FA dvật < dl

Câu 4: Cùng một vật, nổi trong hai chất lỏng khác nhau. Hãy so sánh lực đẩy Ác – si – mét trong hai trường hợp đó. Trọng lượng riêng của chất lỏng nào lớn hơn?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khi vật nổi trên chất lỏng thì lực đẩy Ác – si – mét cân bằng với trọng lượng của vật nên lực đẩy Ác – si –mét trong hai trường hợp đó bằng nhau (bằng trọng lượng của vật).

+ Trường hợp thứ nhất: F1=d1V1

+ Trường hợp thứ hai: F2=d2V2

F1=F2V1>V2 ( V1,V2 là thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ). Do đó, trọng lượng riêng của chất lỏng thứ hai lớn hơn trọng lượng riêng của chất lỏng thứ nhất hay d1<d2 .

Câu 5: Thả một vật vào trong chất lỏng. Vật sẽ chìm xuống khi

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vật sẽ chìm xuống khi: P > FA dvật > dl

Câu 6: Khi vật nổi trên chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét có cường độ

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khi vật nổi trên chất lỏng thì lực đẩy Ác–si–mét có cường độ bằng trọng lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ.

Câu 7: Một vật có khối lượng 2 kg được thả vào trong chất lỏng. Khi nào thì vật chìm xuống dưới?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trọng lượng của vật: P = 10m = 10.2 = 20 (N)

Khi vật được thả vào trong chất lỏng thì vật chịu tác dụng của hai lực là lực đẩy Ác-si-mét và trọng lực.

Vật chìm xuống dưới: FA < P = 20 (N)

Câu 8: Nếu thả một chiếc nhẫn đặc bằng bạc (Ag) vào thủy ngân (Hg) thì:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ta có trọng lượng riêng dAg=105000kg/m3 còn trọng lượng riêng của thủy ngân dHg=136000kg/m3 nên nhẫn nổi vì dAg<dHg .

Câu 9: Một chiếc sà lan có dạng hình hộp dài 6m, rộng 2,5m. Xác định trọng lượng của sà lan biết sà lan ngập sâu trong nước 0,5m. Trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trọng lượng của sà lan có độ lớn bằng độ lớn của lực đẩy Ác – si –mét tác dụng lên sà lan.

Khi đó: P=FA=d.V=10000.6.2,5.0,5=75000N

Câu 10: Thả một vật vào trong chất lỏng thì vật lơ lửng trong chất lỏng. Trong các câu sau, câu nào không đúng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khi vật lơ lửng trong chất lỏng: P = FA

Ta có: FA = dl.V

Khi vật lơ lửng trong chất lỏng thì V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ và bằng thể tích của vật.

Câu 11: Một phao bơi có thể tích 55dm3 và khối lượng 5kg. Hỏi lực nâng tác dụng vào phao khi dìm phao trong nước? Trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Lực đẩy Ác – si – mét tác dụng lên phao là:

FA=d.V=10000.0,055=550N

Trọng lượng của phao là: P=10.m=10.5=50N

Lực nâng tác dụng vào phao là: F=FAP=500N.

Câu 12: Một chiếc sà lan có dạng hình hộp dài 4m, rộng 2m. Xác định trọng lượng của sà lan biết sà lan ngập sâu trong nước 0,5m. Trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trọng lượng của sà lan có độ lớn bằng độ lớn của lực đẩy Ác – si –mét tác dụng lên sà lan.

Khi đó: P=FA=d.V=10000.4.2.0,5=40000N

Câu 13: Hai vật 1 và 2 có cùng thể tích được thả vào một bình đựng nước. Vật 1 chìm xuống đáy bình, vật 2 lơ lửng trong nước. Nếu gọi P1 là trọng lượng của vật 1, F1 là lực đẩy Ác – si –mét tác dụng lên vật 1; P2 là trọng lượng của vật 2, F2 là lực đẩy Ác – si –mét tác dụng lên vật 2 thì

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khi vật cùng thể tích và được thả vào cùng một bình nước thì lực đẩy Ác – si – mét tác dụng lên cả 2 vật là như nhau nên F1=F2

Khi vật 1 chìm ở trong nước thì lực đẩy Ác – si – mét nhỏ hơn trọng lượng: F1<P1

Khi vật 2 lơ lửng ở trong nước thì lực đẩy Ác – si – mét bằng với trọng lượng: F2=P2

Do F1=F2 nên P1>P2 .

Câu 14: Dùng tay ấn một quả cầu rỗng bằng kim loại xuống đáy một bình đựng nước. Khi bỏ tay ra, quả cầu từ từ nổi lên và nổi một phần trên mặt nước. Hiện tượng trên xảy ra vì.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Dùng tay ấn một quả cầu rỗng bằng kim loại xuống đáy một bình đựng nước. Khi bỏ tay ra, quả cầu từ từ nổi lên và nổi một phần trên mặt nước. Hiện tượng trên xảy ra vì lúc đầu lực đẩy Ác – si – mét mới đầu lớn hơn trọng lượng quả cầu, sau đó giảm dần tới bằng trọng lượng của quả cầu.