ADN

ADN

4.9/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 11 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa ADN

Lý thuyết về ADN

Cấu trúc ADN

a. Cấu tạo hoá học:

- ADN là một loại axit nuclêic, được cấu tạo từ các nguyên tố hoá học C, H, O, N và P

- ADN thuộc loại đại phân tử có kích thước lớn có thể dài tới hàng trăm mircômét và khối lượng đạt tới hàng triệu đơn vị cácbon

- ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân. Đơn phân là Nuclêôtit gồm 4 loại là: Ađênin( A), Timin (T), Xitôzin (X) và Guanin (G). Mỗi phân tử ADN gồm hàng vạn, hàng triệu đơn phân.

- Bốn loại Nuclêôtít sắp xếp với thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp khác nhau tạo cho ADN có tính đa dạng và tính đặc thù là cơ sở cho tính đa dạng và đặc thù ở các loài sinh vật.

b. Cấu trúc không gian:

Mô hình cấu trúc không gian của ADN được Oatxơn và F. Crick công bố vào năm 1953 có những đặc trưng sau:

Image result for cấu trúc không gian của ADN

- ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch polinuclêôtít quấn quanh một trục tưởng tượng theo chiều từ trái sang phải như một cái thang dây xoắn với hai tay thang là các phân tử đường và axit phôtphoric xếp xen kẽ, còn bậc thang là các cặp bazơnitơ A – T, G – X

- Các nuclêôtít trên hai mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung: A có kích thước lớn liên kết với T có kích thước nhỏ bằng hai liên kết hiđrô, G có kích thước lớn liên kết với X có kích thước nhỏ bằng ba liên kết hiđrô.

- Các nuclêôtít liên kết với nhau tạo nên các vòng xoắn, mỗi vòng xoắn gồm 10 cặp nuclêôtít, có đường kính 20Å và chiều dài là 34Å.

- Dựa vào nguyên tắc bổ sung, nếu biết trình tự sắp xếp của một mạch thì có thể suy ra trình tự sắp xếp của mạch còn lại và trong phân tử ADN luôn có : A = T, G = X

- Theo NTBS ta có A+ G= T+ X. Tỉ số (A+T)/ (G+ X) trong các ADN khác nhau thì khác nhau và đặc trưng cho từng loài.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN xảy ra ở đâu trong tế bào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

ADN là vật chất di truyền nằm trong nhân. Do đó, quá trình nhân đôi ADN sẽ diễn ra trong nhân tế bào.

Câu 2: "Nguyên tắc bán bảo toàn" trong quá trình tự nhân đôi của ADN có nghĩa là gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nguyên tắc bán bảo toàn (giữ lại một nửa): Trong mỗi ADN con có một mạch là của ADN mẹ( mạch cũ), mạch còn lại được tổng hợp mới hay trong 2 mạch của phân tử ADN con, có một mạch là của ADN mẹ. (SGK Sinh học cơ bản lớp 9)

Câu 3: Nguyên tắc đa phân trong cấu tạo phân tử ADN có nghĩa là gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Do ADN cấu tạo từ nhiều đơn phân (hàng vạn, hàng triệu) nên được gọi là cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.

Câu 4: Nguyên tố hóa học nào sau đây chiếm tỉ lệ khối lượng lớn nhất trong cấu tạo ADN?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

ADN cấu tạo từ các nguyên tố hóa học C, H, O, N, P, trong đó chiếm tỉ lệ về khối lượng lớn nhất là Cacbon.

Câu 5: Tính đặc thù của mỗi loại ADN do yếu tố nào sau đây quy định?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

ADN của mỗi loài được đặc trưng bởi thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các nucleotit. Mỗi phân tử ADN có thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp khác nhau.

(Đây là phần kiến thức cơ bản, các em xem lại phần ghi nhớ SGK Sinh học 9).

Câu 6: Quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN xảy ra ở kì nào trong nguyên phân?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra tại kì trung gian, lúc này NST ở dạng sợi mảnh dãn xoắn hoàn toàn (NST chưa nhân đôi do ADN chưa nhân đôi).

Đây là kiến thức cơ bản, các em xem lại SGK Sinh học cơ bản lớp 9.

Câu 7: Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của ADN dẫn đến hệ quả nào dưới đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Quan sát hình ảnh chúng ta có thể thấy, A luôn liên kết với T; G luôn liên kết với X. Từ đó có:

A= T; G= X hay A + G = T + X.

Câu 8: Chiều dài và khối lượng ADN được quyết định bởi

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Số lượng nucleotide quyết định chiều dài và khối lượng phân tử ADN.