Vùng Tây Nguyên

Vùng Tây Nguyên

4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Vùng Tây Nguyên

Lý thuyết về Vùng Tây Nguyên

1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

* Khái quát chung:

- Diện tích: 54475 km² (16,5% diện tích cả nước); Dân số: 5,9 triệu người (6,1% dân số cả nước - 2019). 

- Các tỉnh, thành phố (5 tỉnh): Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.

* Vị trí tiếp giáp:

- Đông Bắc, Đông, Đông Nam: giáp với duyên hải Nam Trung Bộ.

- Tây Nam: giáp Đông Nam Bộ.

- Tây: giáp hạ Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia.

- Đây là vùng duy nhất không giáp biển.

* Ý nghĩa:

- Tây Nguyên nằm ở ngã ba biên giới Việt Nam, Lào, Campuchia, có khả năng mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá với các nước trong tiểu vùng sông Mê Công.

- Có vị trí quan trọng về mặt an ninh quốc phòng.

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

* Thuận lợi: Có nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú, thuận lợi cho phát triển kinh tế đa ngành.

- Địa hình: bề mặt các cao nguyên xếp tầng rộng lớn, khá bằng phẳng à thuận lợi cho hình thành các vùng quy canh quy mô lớn.

- Đất ba dan: chiếm diện tích lớn nhất cả nước à thích hợp với cây công nghiệp nhiệt đới như cà phê, cao su, hồ tiêu,…

- Khí hậu nhiệt đới cận xích đạo à thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp nhiệt đới; khí hậu cao nguyên mát mẻ đem lại thế mạnh về du lịch (Đà Lạt).

- Sông ngòi: là nơi bắt nguồn của nhiều sông như: Sông Ba, Đồng Nai, Xêxan,… có nhiều thác gềnh, sông có trữ lượng thủy năng lớn (chiếm 21% trữ năng thủy điện cả nước).

- Rừng tự nhiên: gần 3 triệu ha rừng.

- Khoáng sản: Bô-xit với trữ lượng lớn (hơn 3 tỉ tấn), có giá trị phát triển công nghiệp luyện kim màu.

* Khó khăn:

- Mùa khô kéo dài nên thiếu nước, nạn cháy và chặt phá rừng bừa bãi đã ảnh hưởng xấu đến môi trường và đời sống nhân dân.

- Bảo môi trường, khai thác tài nguyên hợp lí có ý nghĩa quan trọng đối với vùng và các vùng lân cận. 

* Biện pháp:

- Bảo vệ môi trường tự nhiên.

- Khai thác hợp lí tài nguyên đặc biệt là tài nguyên rừng.

3. Đặc điểm dân cư - xã hội

* Dân cư:

- Số dân: dân số 5,9 triệu người (6,1% - 2019). Đây là vùng thưa dân nhất cả nước. 

- Mật độ dân số thấp: 81 người/km2 (2002), 108 người/km2 (2019).

- Dân cư phân bố không đều: phân bố chủ yếu ở các đô thị, ven đường giao thông, với mật độ cao hơn (chủ yếu là người Kinh), khu vực thưa dân chủ yếu là nơi cư trú của các dân tộc ít người.

- Dân tộc: 

+ 30% là người dân tộc ít người.

+ Thành phần: Kinh, Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Mnông, Cơ-ho,...

+ Phân bố dân cư không đồng đều, tập trung ven các đô thị, trục đường giao thông.

* Xã hội:

- Các chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội vẫn còn thấp.

- Tây Nguyên vẫn đang là vùng khó khăn của đất nước. Tuy nhiên nhờ công cuộc đổi mới mà đời sống của các dân tộc đã được cải thiện.

- Vấn đề đặt ra hiện nay: Tăng cường đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị là mục tiêu hàng đầu trong dự án phát triển Tây Nguyên. 

4. Tình hình phát triển kinh tế

a) Nông nghiệp

* Trồng trọt:

- Điều kiện phát triển: 

+ Có diện tích đất badan lớn và màu mỡ.

+ Khí hậu Á xích đạo, có mùa khô kéo dài thuận lợi cho thu hoạch và bảo quản, mùa mưa thuận lợi cho việc chăm sóc; thị trường rộng lớn.

+ Người dân có kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây cà phê.

- Khó khăn:

+ Thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.

+ Sự biến động của giá cả nông sản và công nghiệp chế biến chưa phát triển.

- Tình hình phát triển:

+ Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của nước ta.

+ Cây công nghiệp phát triển khá nhanh trong những năm gần đây, quan trọng nhất là cà phê (Đắk Lắk), cao su, chè (Lâm Đồng), điều.

à Phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

+ Chú trọng phát triển cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày,...

+ Trồng hoa quả ôn đới nổi tiếng ở Đà Lạt.

* Chăn nuôi: Gia súc lớn (bò, trâu) đang được đẩy mạnh.

* Lâm nghiệp: Sản xuất lâm nghiệp theo hướng kết hợp khai thác với trồng mới và bảo vệ, khai thác gắn với chế biến.

* Chăn nuôi: Chăn nuôi gia súc lớn được đẩy mạnh (bò, trâu).

* Lâm nghiệp: Phát triển mạnh, kết hợp khai thác với trồng mới, khoanh nuôi, giao khoán bảo vệ rừng; gắn khai thác với chế biến.

b) Công nghiệp

- Điều kiện phát triển:

+ Bô-xít có trữ lượng cao.

+ Nguồn thủy năng dồi dào.

+ Lâm sản,...

- Tình hình phát triển:

+ Công nghiệp chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu GDP nưng đang chuyển biến tích cực.

+ Các ngành công nghiệp phát triển mạnh: Chế biến nông lâm sản, thủy điện.

c) Dịch vụ

- Điều kiện phát triển:

+ Vị trí địa lí mang tính chiến lược.

+ Là vùng có số lượng hàng nông sản đứng thứ hai cả nước (sau ĐBSCL).

+ Ngành lâm nghiệp phát triển.

+ Khí hậu mát mẻ với nhiều thắng cảnh đẹp.

- Tình hình Phát triển:

+ Xuất khẩu nông sản lớn thứ 2 cả nước, sau đồng bằng sông Cửu Long.

+ Du lịch: có xu hướng phát triển mạnh. Du lịch sinh thái và văn hoá, nghỉ dưỡng phát triển (Đà Lạt, Bản Buôn).

+ Việc xây dựng thủy điện, khai thác bô-xit, xây dựng đường Hồ Chí Minh, đồng thời với việc nâng cấp mạng lưới đường ngang nối với các thành phố Duyên hải Nam Trung Bộ, Hạ Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia và làm thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội của Tây Nguyên.

5. Các trung tâm kinh tế

- Buôn Ma Thuột là trung tâm công nghiệp.

- Đà Lạt: trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

- Plây Ku: phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, là trung tâm thương mại, du lịch.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Tây Nguyên là vùng xuất khẩu nông sản lớn thứ 2 cả nước, sau vùng nào ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tây Nguyên là vùng xuất khẩu nông sản lớn thứ 2 cả nước, sau vùng Đồng bằng sông Cửu Long. (SGK Địa lý 9 tr 110)

Câu 2: Các ngành công nghiệp quan trọng nhất ở Tây Nguyên là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các ngành công nghiệp quan trọng nhất ở Tây Nguyên là chế biến nông – lâm sản và thuỷ điện.

Câu 3: Những tiêu chí phát triển nào dưới đây của Tây Nguyên thấp hơn bình quân chung cả nước?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Những tiêu chí phát triển của Tây Nguyên thấp hơn bình quân chung cả nước là mật độ dân số, tỉ lệ người lớn biết chữ và tuổi thọ trung bình.

Câu 4: Loại đất nào chiếm diện tích lớn nhất ở Tây Nguyên ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đất badan ở Tây Nguyên có 1,36 triệu ha (chiếm 66% diện tích badan của cả nước).

Câu 5: Ở Tây Nguyên, thành phố nào có hoạt động du lịch sinh thái và du lịch văn hoá phát triển nổi bật nhất ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Du lịch sinh thái và du lịch văn hoá phát triển nổi bật nhất là ở thành phố Đà Lạt. (SGK Địa lý 9 tr 110)

Câu 6: Một trong những vấn đề đáng lo ngại trong việc phát triển rừng ở Tây Nguyên là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Một trong những vấn đề đáng lo ngại trong việc phát triển rừng ở Tây Nguyên là: Tình trạng rừng bị phá, bị cháy diễn ra thường xuyên làm giảm sút nhanh lớp phủ rừng và giảm sút nhanh trữ lượng các loại gỗ quý, đe dọa môi trường sống của các loài sinh vật.

Câu 7: Các trung tâm kinh tế quan trọng ở Tây Nguyên là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các trung tâm kinh tế quan trọng ở Tây Nguyên là Plây Ku, Buôn Ma Thuột và Đà Lạt. Buôn Ma Thuột là trung tâm công nghiệp. Đà Lạt là trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Plây Ku: phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, là trung tâm thương mại, du lịch.

Câu 8: Trung tâm thương mại, du lịch ở Tây Nguyên nằm ở thành phố nào ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Thành phố Plây – ku phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, sản, đồng thời là trung tâm thương mại, du lịch.

Câu 9: Cây cà phê được trồng nhiều nhất ở tỉnh nào của Tây Nguyên ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cà phê là cây công nghiệp được trồng nhiều nhất ở Đắk Lắk. (SGK Địa lý 9 tr 106)

Câu 10: Các loại cây công nghiệp lâu năm quan trọng nhất ở Tây Nguyên là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các loại cây công nghiệp lâu năm quan trọng nhất ở Tây Nguyên là Cà phê, cao su, chè, điều, tiêu,...

Câu 11: Mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực hiện nay của Tây Nguyên là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực hiện nay của Tây Nguyên là cà phê và nước ta là một trong những nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới.

Câu 12:

Tây Nguyên có vị trí đặc biệt về an ninh quốc phòng là do nguyên nhân nào sau đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tây Nguyên có vị trí đặc biệt về an ninh quốc phòng là do : có vị trí ngã ba biên giới giữa ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Đây còn là khu vực sinh sống của các dân tộc ít người, có trình độ è vấn đề an ninh quốc phòng khu vực biên giới rất quan trọng.

Câu 13: Loại đất nào dưới đây chiếm diện tích lớn nhất ở vùng Tây Nguyên?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở Tây Nguyên là đất badan. Đây là loại đất giàu dinh dưỡng và rất thích hợp trồng các cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, điều,…).

Câu 14: Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ mấy của cả nước?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ 2 cả nước sau vùng Đông Nam Bộ.

Câu 15: Tây Nguyên bao gồm những tỉnh nào sau đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh, sắp xếp từ Bắc vào Nam, đó là: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.

Câu 16: Cây chè được trồng nhiều ở Tây Nguyên nhờ vào

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cây chè được trồng nhiều ở Tây Nguyên nhờ có khí hậu mát mẻ ở các cao nguyên trên 1.000m.

Câu 17: Địa hình của Tây Nguyên có đặc điểm nào dưới đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Một trong những đặc điểm về địa hình ở Tây Nguyên là địa hình cao nguyên xếp tầng với một số cao nguyên tiêu biểu như Kon Tum, Lâm Viên, Mơ Nông,…

Câu 18: Các ngành công nghiệp phát triển khá mạnh ở Tây Nguyên là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ 2 cả nước đồng thời cũng là nơi có diện tích rừng lớn nhất nước ta. Vì vậy các ngành công nghiệp phát triển khá mạnh ở Tây Nguyên là chế biến nông – lâm sản.

Câu 19: Loại khoáng sản nào dưới đây giàu trữ lượng nhất ở vùng Tây Nguyên?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Loại khoáng sản giàu trữ lượng nhất ở Tây Nguyên là Bô xit (hơn 3 tỉ tấn).

Câu 20: Địa hình Tây Nguyên có đặc điểm như thế nào ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ở Tây Nguyên địa hình chủ yếu là bề mặt các cao nguyên xếp tầng rộng lớn, bằng phẳng.