Vận chuyển máu qua hệ mạch, vệ sinh hệ tuần hoàn

Vận chuyển máu qua hệ mạch, vệ sinh hệ tuần hoàn

4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 11 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Vận chuyển máu qua hệ mạch, vệ sinh hệ tuần hoàn

Lý thuyết về Vận chuyển máu qua hệ mạch, vệ sinh hệ tuần hoàn

I. Sự vận chuyển máu qua hệ mạch

Máu được vận chuyển qua hệ mạch là nhờ :

Sức đẩy của tim khi tâm thất co tạo ra huyết áp và vận tốc máu

Đồ thị sự biến đổi huyết áp trong hệ mạch của vòng tuần hoàn

- Huyết áp hao hụt dần trong suốt chiều dài hệ mạch do ma sát với thành mạch và giữa cá phân tử máu

- Vận tốc máu trong mạch giảm dần từ động mạch cho đến mao mạch, sau đó lại tăng dần trong tĩnh mạch

- Sự hỗ trợ của hệ mạch

+ Động mạch: Nhờ sự co dãn của động mạch

+ Tĩnh mạch: nhờ sự co bóp của cơ bắp quanh thành mạch, sức hút của lồng ngực khi hít vào và của tâm nhĩ khi giãn ra, hoạt động của van 1 chiều.

II. Vệ sinh tim mạch

1, Cần bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân có hại

- Có rất nhiều nguyên nhân làm cho tim phải tăng nhịp không mong muốn và có hại cho tim: Khuyết tật hệ tuần hoàn: hở hay hẹp van tim, mạch máu bị xơ cứng

+ Vi khuẩn, vius: cúm, thương hàn, thấp khớp…

+ Cơ thể bị cú sốc nào đó: sốt cao, mất máu, sốc…

+ Sử dụng chất kích thích: rượu, thuốc lá, heroin

+ Cảm xúc âm tính: giận dữ, đau buông, sợ hãi, hồi hộp….

+ Thức ăn nhiều mỡ động vật, quá mặn

- Để có một trái tim và hệ mạch khỏe, chúng ta cần:

+ Hạn chế nhịp tim và huyết áp không mong muốn

+ Không sử dụng các chất thích Băng bó kịp thời các vết thương, không để cơ thể mất nhiều máu

+ Khám chữa bệnh định kì để phát hiện sớm và chữa trị kịp thời các khuyết tật liên quan hệ tim mạch

+ Có đời sống tinh thần thoải mái, vui vẻ, tránh xa các cảm xúc âm tính

+ Tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch: cúm, thương hàn..

+ Hạn chế ăn các thức ăn có hại cho hệ tim mạch

2. Cần rèn luyện hệ tim mạch

Cần rèn luyện tim mạch thường xuyên, đều đặn, vừa sức bằng việc luyện tập thể thục thể thao hằng ngày, lao động vừa sức và xoa bóp.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Thứ tự nào sau đây đúng về vận tốc máu giảm dần trong hệ mạch?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vận tốc máu giảm dần từ động mạch đến mao mạch, sau đó lại tăng dần trong tĩnh mạch nên vận tốc máu trong Động mạch chủ > Động mạch nhỏ > Mao mạch. Tĩnh mạch chủ > tĩnh mạch nhỏ > mao mạch.

Câu 2: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về hệ mạch máu và hoạt động của hệ mạch máu?  

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tiết diện của mao mạch nhỏ hơn động mạch tương ứng.

Câu 3: Huyết áp là gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch khi máu di chuyển trong hệ mạch.

Câu 4: Lực đẩy chủ yếu giúp máu vận chuyển trong động mạch là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Máu vận chuyển trong động mạch nhờ sức đẩy do tim tạo ra và được hỗ trợ, điều hòa bởi sự co dãn của động mạch.

Câu 5: Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm huyết áp trong hệ mạch từ động mạch chủ cho đến mao mạch là do đâu?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Huyết áp giảm dần suốt chiều dài hệ mạch do ma sát giữa máu với thành mạch.

Câu 6: Vận tốc máu trong mao mạch khoảng bao nhiêu?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vận tốc máu trong mao mạch chậm nhất, khoảng 0,001 m/s, tạo điều kiện cho trao đổi khí và trao đổi chất.

Câu 7: Trong hệ tuần hoàn, máu di chuyển chậm nhất trong

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Mao mạch có thiết diện nhỏ nhất nên máu di chuyển chậm nhất trong mao mạch, tạo điều kiện cho sự trao đổi chất và trao đổi khí.

Câu 8: Ở cơ thể người, mạch nào đo được huyết áp cao nhất?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Động mạch chủ có huyết áp cao nhất do lực đẩy của tâm thất trái đẩy máu vào động mạch chủ lớn nhất.

Câu 9: Nhịp tim của một người bình thường lúc nghỉ ngơi là bao nhiêu?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ở trạng thái nghỉ ngơi, nhịp tim của người bình thường trung bình là 75 nhịp/phút, vận động viên khoảng 40-60 nhịp/phút.

Câu 10: Những tĩnh mạch ở phần cơ thể dưới có thêm van hình tổ chim có tác dụng

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong các tĩnh mạch đi từ phần dưới cơ thể về tim (máu phải chảy ngược chiều trọng lực), có sự hỗ trợ của các van tổ chim giúp máu đi về tim được dễ dàng mà không bị chảy ngược.