sự phát triển của thai nhi- hiện tượng kinh nguyệt

sự phát triển của thai nhi- hiện tượng kinh nguyệt

4.5/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 11 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa sự phát triển của thai nhi- hiện tượng kinh nguyệt

Lý thuyết về sự phát triển của thai nhi- hiện tượng kinh nguyệt

II. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI

- Trứng sau khi thụ tinh tạo thành hợp tử. Hợp tử phân chia nhiều lần tạo thành phôi.

- Phôi khi mới làm tổ trong thành tử cung chỉ là một khối tế bào chưa phân hóa dần dần được phân hóa và phát triển thành thai.

- Khoảng sau 2 tháng nơi trứng làm tổ sẽ hình thành nhau thai bám chắc vào thành tử cung.

- Thai kỳ thường kéo dài khoảng hơn 9 tháng, hay 280 ngày.

- Thai liên hệ với nhau nhờ cuống nhau và thực hiện trao đổi chất với cơ thể mẹ qua nhau thai để lớn lên, sức khỏe của mẹ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai.

* Những điều khi mang thai mẹ nên làm

- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng

- Tinh thần thoải mái

- Vận động nhẹ nhàng, tránh làm các việc nặng

- Không sử dụng các chất kích thích như: cà phê, chè, thuốc lá, rượu, bia…

- Không tiếp xúc với các hóa chất, các tia phóng xạ như: tia X (khi chụp X – quang), thuốc tẩy rửa…

* Những điều khi mang thai mẹ không nên làm

- Vận động mạnh

- Sử dụng các chất kích thích, tiếp xúc với các tia phóng xạ, hóa chất độc hại

- Ăn uống, ngủ nghỉ không phù hợp…

III. HIỆN TƯỢNG KINH NGUYỆT

- Cùng với sự phát triển của trứng, hoocmôn từ buồng trứng tiết ra có tác dụng làm cho lớp niêm mạc tử cung dày, xốp, chứa nhiều mạch máu để đón trứng đã được thụ tinh.

- Nếu trứng không được thụ tinh thì sau 14 ngày kể từ khi trứng rụng, thể vàng bị tiêu giảm, lớp niêm mạc tử cung bị bong ra từng mảng thoát ra ngoài cùng máu và dịch nhày → hiện tượng kinh nguyệt.

- Hiện tượng kinh nguyệt xảy ra theo chu kì (hằng tháng, từ 28 – 32 ngày). Chịu sự tác động của hoocmôn FSH, LH, ostrogen và progesteron.

Image result for hiện tượng kinh nguyệt sinh 8

Đây là dấu hiệu trứng không được thụ tinh và cũng là hiện tượng sinh lí bình thường, đánh dấu tuổi dậy thì chính thức ở con gái (tuổi đã có khả năng sinh con).

* Lưu ý: nếu trứng được thụ tinh thì hiện tượng kinh nguyệt không xảy ra. Trong quan hệ tình dục thấy chậm kinh hoặc tắc kinh thì phải nghĩ ngay đến khả năng là có thể đã có thai → cần đi xét nghiệm hoặc thử bằng các phương tiện chuyên dùng.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Thông thường, sau khi thụ tinh thì mất bao lâu để hợp tử di chuyển xuống tử cung và làm tổ tại đấy?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sau khi thụ tinh, hợp tử phải làm tổ ở một chỗ thích hợp đó là buồng tử cung để phát triển thành thai nhi, bởi vì ống dẫn trứng nhỏ, kém co giãn, không phải là chỗ để bé thành hình. Hợp tử di chuyển xuống tử cung làm tổ mất khoảng 7 ngày, vừa di chuyển vừa phân chia.

Câu 2: Mỗi một hợp tử là sự kết hợp của bao nhiêu tế bào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Mỗi hợp từ là sự kết hợp của trứng và tinh trùng $ \to $ 2 tế bào đơn bội.

Câu 3: Thể vàng được hình thành từ đâu?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sau khi trứng rụng bao noãn còn lại biến thành thể vàng và tiết ra hoàng thể tố Prôgestêrôn.

Câu 4: Ở nữ giới có chu kì kinh nguyệt đều đặn là 28 ngày thì trong các thời điểm sau, nồng độ LH đạt giá trị cao nhất ở thời điểm nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

(Hình 62-3 trang 194 SGK sinh học 8) Nồng độ LH đạt đỉnh vào thời điểm ngày thứ 14 tính từ ngày kinh đầu tiên (ngày thứ 1) của chu kì gần nhất.

Câu 5: Trứng rụng tương đối đều đặn hàng tháng thường theo chu kì

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Mỗi chu kì trứng rụng thường từ 28 – 32 ngày. Tuy nhiên cũng có những người có chu kì dài hơn hoặc ngắn hơn.

Câu 6: Thai nhi thực hiện quá trình trao đổi chất với cơ thể mẹ thông qua bộ phận nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nhau thai là cơ quan nối thai nhi với thành tử cung của mẹ qua dây rốn, có vai trò cung cấp dinh dưỡng, thải chất thải và trao đổi khí qua máu cho thai nhi.