Độ phóng xạ (H) là đại lượng đặc trưng cho tính phóng xạ mạnh hay yếu của một lượng chất phóng xạ, đo bằng số phân rã trong 1 giây.
$H={{H}_{0}}{{.2}^{-\dfrac{t}{T}}}={{H}_{0}}.{{e}^{-\lambda t}}=\lambda N$
${{H}_{0}}=\lambda {{N}_{0}}$ là độ phóng xạ ban đầu.
Trong đó: ${{N}_{0}}$ là số nguyên tử chất phóng xạ ban đầu
T là chu kỳ bán rã
$\lambda =\dfrac{ln2}{T}=\dfrac{0,693}{T}$ là hằng số phóng xạ
$\lambda $ và T không phụ thuộc vào các tác động bên ngoài mà chỉ phụ thuộc bản chất bên trong của chất phóng xạ.
Đơn vị: Becơren (Bq); 1Bq = 1 phân rã/giây
Curi (Ci); $1Ci=3,{{7.10}^{10}}Bq$
Lưu ý: Khi tính độ phóng xạ H, ${{H}_{0}}$ (Bq) thì chu kỳ phóng xạ T phải đổi ra đơn vị giây(s).
Ta có: $N={{N}_{0}}.{{e}^{-\lambda t}}$.
Vậy ta có: $\dfrac{dN}{dt} = -\lambda N_0 e^{-\lambda t}$.
Do độ phóng xạ H ≥ 0 nên công thức đúng sai sẽ là:
$H(t) = \dfrac{dN(t)}{dt}$
Độ phóng xạ ban đầu:
$H_0 = \lambda N_0 = \dfrac{ln2}{3,6.24.60.60}.\dfrac{1,2}{222}.6,023.10^{23} = 7,254.10^{15}Bq$
Độ phóng xạ là đại lượng đặc trưng cho tính phóng xạ mạnh hay yếu của một lượng chất phóng xạ. Nó không phải là đại lượng đặc trưng cho một chất phóng xạ.
Lượng Po để có độ phóng xạ 1Ci:
$H = \lambda N \to N = \dfrac{H.T}{ln2} = \dfrac{3,7.10^{10}.138.24.60.60}{ln2} = 63,6.10^{16}$ hạt.
Độ phóng xạ của Cu sau thời gian t: $H={{H}_{0}}{{e}^{-\lambda t}}.$
Độ giảm của độ phóng xạ: $\Delta H = {H_0} - H = {H_0}\left( {1 - {e^{ - \lambda t}}} \right).$
Phần trăm độ giảm của độ phóng xạ:
$\dfrac{\Delta H}{H_0} = (1 - e^{-\lambda t}).100 = 87,5%$
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới