1. CLĐ chịu tác dụng ngoại lực
+ Tại VTCB dây treo lệch với phương thẳng đứng một góc có: $\tan \alpha =\dfrac{F}{P}$; ${g}'=\sqrt{{{g}^{2}}+{{a}^{2}}}\left( a=\frac{F}{m} \right)$
+ Nếu $\overrightarrow{F}$ hướng xuống thì ${g}'=g+a$
+ Nếu $\overrightarrow{F}$ hướng lên thì ${g}'=g-a$
$\left( \vec{F};\vec{P} \right)=\alpha \Rightarrow {g}'=\sqrt{{{g}^{2}}+{{a}^{2}}+2ga\cos \alpha }$
Trong đó:
F là ngoại lực tác dụng vào con lắc (N)
g là gia tốc trọng trường $g \approx 10\left( {m/{s^2}} \right)$
g' là gia tốc trọng trường biểu kiến ( hiệu dụng)
a là gia tốc do ngoại lực gây ra cho vật $\left( {m/{s^2}} \right)$
2. Ngoại lực là lực điện trường
Lực điện trường: $\overrightarrow{F}=q\overrightarrow{E}$, độ lớn $F=|q|E$ (Nếu $q>0$ $\overrightarrow{F}\uparrow \uparrow \overrightarrow{E}$; còn nếu $q<0$ $\overrightarrow{F}\uparrow \downarrow \overrightarrow{E}$)
Trong đó:
F là lực điện trường(N)
q là điện tích của con lắc (C)
E là cường độ điện trường (V/m)
Hiệu điện thế giữa 2 bản tụ điện: U=E.d (V)
Trong đó:
d là khoảng cách giữa 2 bản tụ điện (m)
U là hiệu điện thế giữa 2 bản tụ (V)
E là cường độ điện trường (V/m)
2. Ngoại lực là lực quán tính
Lực quán tính: $\overrightarrow{F}=-m\overrightarrow{a}$, độ lớn $F=ma$ ($\overrightarrow{F}\uparrow \downarrow \overrightarrow{a}$)
Trong đó:
F là lực quán tính (N)
m là khối lượng của con lắc (kg)
a là gia tốc mà lực quán tính gây ra cho vật $\left( {m/{s^2}} \right)$
Để đo gia tốc trọng trường dựa vào hoạt động của con lắc đơn, ta chú ý đến công thức tính chu kì của con lắc đơn $ T=2\pi \sqrt{\dfrac{\ell }{g}}\Rightarrow g=\dfrac{4{{\pi }^{2}}\ell }{{{T}^{2}}} $
Nhận thấy để đo $ \ell $ ta dùng thước, đo T ta dùng đồng hồ bấm giây
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới