Vận chuyển các chất trong cây

Vận chuyển các chất trong cây

4.5/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 20 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Vận chuyển các chất trong cây

Lý thuyết về Vận chuyển các chất trong cây

I. DÒNG MẠCH GỖ:

  1. Cấu tạo của mạch gỗ:

- Tế bào mạch gỗ gồm các tế bào chết, có 2 loại là: quản bào và mạch ống. Chúng không có màng và bào quan. Các tế bào cùng loại nối với nhau thành những ống dài từ rễ lên lá để dòng mạch gỗ di chuyển bên trong.

- Quản bào và mạch ống nối với nhau theo cách: đầu của tế bào này nối với đầu của tế bào kia thành những ống dài từ rễ đến lá cho dòng mạch gỗ di chuyển bên trong.

- Thành của mạch gỗ được linhin hoá tạo cho mạch gỗ có độ bền chắc và chịu nước.

  2. Thành phần dịch mạch gỗ:

- Chủ yếu là nước và ion khoáng. Ngoài ra còn có các chất hữu cơ được tổng hợp từ rễ (a. amin, amit, vitamin …)

  3. Động lực đẩy dòng mạch gỗ:

Là sự phối hợp của 3 lực:

* Lực đẩy (áp suất rễ).

* Lực hút do thoát hơi nước ở lá.

* Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.

II.  DÒNG MẠCH RÂY:

  1. Cấu tạo của mạch rây:

- Mạch rây gồm các tế bào sống là ống rây và tế bào kèm.

  2. Thành phần của dịch mạch rây:

- Chủ yếu là đường saccarozơ, các axít amin, hoocmon thực vật, một số hợp chất hữu cơ khác (như ATP), một số ion khoáng được sử dụng lại, đặc biệt rất nhiều kali.

  3. Động lực của dòng mạch rây:

- Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ, củ, quả …)

- Mạch rây nối các tế bào của cơ quan nguồn với các tế bào của cơ quan chứa giúp dòng mạch rây chảy từ nơi có áp suất thẩm thấu cao đến nơi có áp suất thẩm thấu thấp

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Quá trình vận chuyển nước trong cây xảy ra qua các con đường nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Con đường qua tế bào sống và qua tế bào chết (bó mạch gỗ rễ, thân, lá).

Giải thích: Quá trình vận chuyển nước qua 2 con đường: Qua tế bào sống và qua hệ mạch dẫn (tế bào chết).

Câu 2: Các chất có trong thành phần của dịch mạch rây là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

SGK11 cơ bản trang 13. 

Câu 3: Có mấy lực chính là động lực đẩy dòng mạch gỗ trong cây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

(trang 11 SGK lớp 11 cơ bản), 3 động lực chính là áp suất rễ, lực hút do thoát hơi nước ở lá và lực liên kết giữa các phần tử nước với nhau.

Câu 4: Cấu tạo của mạch rây gồm?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các tế bào sống (ống rây) và các tế bào kèm.

Giải thích: SGK Sinh 11 – trang 12.

Câu 5: Khác với mạch rây, mạch gỗ có cấu tạo:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Gồm các tế bào chết.

Giải thích: SGK Sinh 11 – trang 10.

Câu 6: Đáp án nào sau đây đúng về khác biệt giữa sự vận chuyển trong mạch gỗ và mạch rây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nước và muối khoáng vận chuyển theo mạch gỗ từ rễ lên lá.

Chất hữu cơ vận chuyển theo mạch rây từ lá tới các cơ quan còn lại của cây.

 

Câu 7: Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu theo con đường nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nước được vận chuyển chủ yếu nhờ mạch gỗ.

Câu 8: Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Lực hút của lá (do quá trình thoát hơi nước).

Giải thích: SGK Sinh 11 

Câu 9: Mạch rây gồm những loại tế bào nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

SGK lớp 11 cơ bản trang 12.

Câu 10: Động lực của dịch mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa hai cơ quan nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vì lá có lục lạp làm nhiệm vụ quang hợp, là cơ quan sản xuất của cây nên nồng độ các chất hữu cơ ở lá cao (áp suất thẩm thấu cao), còn ở rễ không phải cơ quan sản xuất chính của cây lên nồng độ các chất hữu cơ rất ít (áp suất thẩm thấu thấp hơn), gây ra sự chênh lệch áp suất thẩm thấu làm chất hữu cơ vận chuyển từ lá đi đến các cơ quan phía dưới thông qua mạch rây. 

Câu 11: Các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển chủ yếu trong

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Floem.

Giải thích: Các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển chủ yếu trong mạch rây (floem).

Câu 12: Động lực chủ yếu của sự vận chuyển các chất trong mạch rây là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa các tế bào sản xuất và tiêu thụ saccharose.

Giải thích: SGK Sinh 11 – trang 13.

Câu 13: Tên những lực tham gia đẩy dòng mạch gỗ đi từ rễ lên đến thân và lá là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trang 11,12 SGK lớp 11 cơ bản. 

Câu 14: Chất nào sau đây tham gia chủ yếu vào dòng vận chuyển trong mạch rây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Saccharose.

Giải thích: Vì lá cây quang hợp tạo ra đường, vận chuyển đến các nơi khác nhờ mạch rây, mà dạng vận chuyển của đường chủ yếu là đường đôi (saccharose).

Câu 15: Chất hữu cơ chiếm tỷ lệ lớn nhất trong dịch mạch rây là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Saccharose.

Giải thích: Vì saccharose là đường đôi, là dạng đường vận chuyển chủ yếu trong cây. Nếu vận chuyển dưới dạng glucose thì chưa đến cơ quan đích đã bị sử dụng hết, còn tinh bột thì quá cồng kềnh để vận chuyển.

Câu 16: Áp suất rễ là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Lực đẩy nước từ rễ lên thân.

Giải thích: SGK Sinh 11 – trang 11.

Câu 17: Dịch mạch rây di chuyển từ tế bào quang hợp trong lá vào ống rây và từ ống dây này vào ống rây khác nhờ vào động lực nào sau đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trang 13 SGK cơ bản lớp 11. 

Câu 18: Mạch gỗ gồm những loại tế bào nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

SGK 11 cơ bản trang 10.

Câu 19: Sự vận chuyển nước trong cây qua mấy loại tế bào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

2.

Giải thích: Nước được vận chuyển trong cây qua các tế bào sống và các tế bào chết.

Câu 20: Động lực nào đẩy dòng mạch rây từ lá đến rễ và các cơ quan khác? 

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa.

Do sự vận chuyển sẽ từ nơi có áp suất thẩm thấu cao (cơ quan nguồn: nơi saccarôzơ được tạo thành ) đến nơi có áp suất thấp ( cơ quan chứa: nơi saccarôzơ đươc dự trữ). 

Câu 21: Động lực chính của dịch mạch gỗ từ rễ đến lá là gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Động lực của dịch mạch gỗ bao gồm áp suất rễ, lực hút do thoát hơi nước ở lá và lực liên kết giữa các phần tử nước với nhau. Trong đó lực hút do thoát hơi nước ở lá là động lực chính vì nó mạnh mẽ nhất.

Câu 22: Yếu tố nào không phải là động lực vận chuyển nước từ rễ lên lá?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nồng độ dịch vận chuyển.

Giải thích: SGK Sinh 11 – trang 11, 12.