Năng động, sáng tạo

Năng động, sáng tạo

4.3/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Năng động, sáng tạo

Lý thuyết về Năng động, sáng tạo

a. Khái niệm

- Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm.

- Sáng tạo là say mê, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào cái đã có.

b. Biểu hiện của năng động, sáng tạo

- Không tự bằng lòng với cái có sẵn, không bắt chước hoàn toàn cách làm đã có

- Luôn say mê, tìm tòi và phát hiện

- Linh hoạt xử lí các tình huống

- Tìm ra cách làm mới, sản phẩm mới, hiệu quả cao, độc đáo.

c. Ý nghĩa

- Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại. Nó giúp con người có thể vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt được mục đích đã đề ra một cách nhanh chóng, tốt đẹp.

- Nhờ năng động mà con người làm nên những kì tích vẻ vang, mang lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình, đất nước

d. Mối quan hệ giữa năng động và sáng tạo

- Năng động là cơ sở để sáng tạo

- Sáng tạo là động lực để năng động.

e. Cách rèn luyện

- Rèn luyện tính siêng năng, cần cù, chăm chỉ

- Biết vượt qua khó khăn, thử thách

- Tìm ra cách tốt nhất, khoa học nhất để đạt được mục đích.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Nội dung nào dưới đây không thuộc ý nghĩa của năng động, sáng tạo?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nâng cao tinh thần đoàn kết trong một tập thể không phải là ý nghĩa của năng động, sáng tạo. Năng động sáng tạo giúp con người vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt được mục đích đã đề ra một cách nhanh chóng và tốt đẹp.

Câu 2: Phương án nào sau đây nhận định đúng khi bàn về năng động, sáng tạo?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Năng động, sáng tạo là kết quả của quá trình rèn luyện siêng năng, tích cực của mỗi người trong học tập, lao động và cuộc sống.

(SGK GDCD tr 29)

Câu 3: Năng động, sáng tạo là kết quả của quá trình rèn luyện siêng năng, tích cực của mỗi người trong

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

"Năng động, sáng tạo là kết quả của quá trình rèn luyện siêng năng, tích cực của mỗi người trong học tập, lao động, cuộc sống." (SGK GDCD 9 tr29)

Câu 4: Phẩm chất năng động, sáng tạo của con người do đâu mà có?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Năng động, sáng tạo là kết quả của quá trình rèn luyện siêng năng, tích cực của mỗi người trong học tập, lao động và cuộc sống.

(SGK GDCD tr 29)

Câu 5: Nhận định nào sau đây đúng về năng động, sáng tạo?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Năng động, sáng tạo là kết quả của quá trình rèn luyện siêng năng, tích cực của mỗi người trong học tập, lao động, cuộc sống.

Câu 6: Tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm được gọi là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

"Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm." (SGK GDCD 9 tr29)

Câu 7: Nhờ đâu mà con người có được phẩm chất năng động, sáng tạo?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

"Năng động, sáng tạo là kết quả của quá trình rèn luyện siêng năng, tích cực của mỗi người trong học tập, lao động, cuộc sống." (SGK GDCD 9 tr29)

Câu 8: Năng động, sáng tạo chỉ có thể có ở những người

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Năng động, sáng tạo chỉ có thể có ở những người say mê tìm tòi, chịu khó khám phá.

Câu 9: Người luôn say mê, tìm tòi, phát hiện và linh hoạt xử lí các tình huống trong học tập, lao động, công tác…nhằm đạt kết quả cao là người

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Người luôn say mê, tìm tòi, phát hiện và linh hoạt xử lý các tình huống trong học tập, lao động, công tác…nhằm đạt kết quả cao là người. năng động, sáng tạo.

Câu 10: Trong tình huống khó khăn, thử thách, nếu là người năng động, sáng tạo sẽ có biểu hiện nào sau đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Người năng động, sáng tạo là người luôn say mê, tìm tòi, phát hiện và linh hoạt xử lí các tình huống trong học tập, lao động, công tác... nhằm đạt kết quả cao. Vì vậy trong trường hợp gặp khó khăn, thử thách thì người năng động, sáng tạo sẽ bình tĩnh, tự tin xử lí một cách linh hoạt.

Câu 11: Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cách mới, cách giải quyết mới mà

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

" Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cách mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã có." (SGK GDCD 9 tr29)

Câu 12: Phương án nào dưới đây không là biểu hiện của năng động, sáng tạo ?  

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

- Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm.

- Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã có.

Vì vậy bị động trong mọi việc không phải là biểu hiện của năng động, sáng tạo.

(SGK GDCD tr 29)

Câu 13: Say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cách mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã có được gọi là gì sau đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

" Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cách mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã có." (SGK GDCD 9 tr29)