Cảm ứng ở thực vật

Cảm ứng ở thực vật

4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 20 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Cảm ứng ở thực vật

Lý thuyết về Cảm ứng ở thực vật

I. KHÁI NIỆM HƯỚNG ĐỘNG

- Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ một hướng xác định.

- Hướng động dương là sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích.

- Hướng động âm là sự sinh trưởng theo hướng tránh xa kích thích.

II. CÁC KIỂU HƯỚNG ĐỘNG

  1. Hướng sáng

- Tính hướng sáng của thân là sự sinh trưởng của thân, cành hướng về phía nguồn sáng$ \to $ Hướng sáng dương. Rễ cây uốn cong theo hướng ngược lại $ \to $ Hướng sáng âm.

- Do phía tối nồng độ auxin cao hơn nên đã kích thích các tế bào sinh trưởng dài ra nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía kích thích

- Rễ cây mẫn cảm với auxin hơn thân cây vì vậy khi nồng độ auxin phía tối cao hơn gây ức chế sự sinh trưởng kéo dài tế bào làm cho rễ uốn cong xuống đất.

  2. Hướng trọng lực: (Hướng đất)

- Hướng trọng lực là phản ứng của cây đối với trọng lực.

- Đỉnh rễ hướng trọng lực dương, đỉnh thân hướng trọng lực âm

  3. Hướng hóa 

- Hướng hóa là phản ứng sinh trưởng của cây đối với các hợp chất hóa học.

- Tác nhân kích thích gây hướng hóa có thể là axit, kiềm, muối khoáng…

- Hướng hóa được phát hiện ở rễ, ống phấn, lông tuyến cây gọng vó….

- Hướng hóa dương là khi cơ quan của cây sinh trưởng hướng tới nguồn hóa chất. Hướng hóa âm khi phản ứng sinh trưởng của cây tránh xa hóa chất.

  4. Hướng nước

- Hướng nước là sự sinh trưởng của rễ cây hướng tới nguồn nước

- Hướng hóa và hướng nước có vai trò giúp rễ thực vật hướng tới nguồn nước và phân bón trong đất

  5. Hướng tiếp xúc:

- Hướng tiếp xúc là phản ứng sinh trưởng đối với sự tiếp xúc.

- Do phía kích thích (tiếp xúc) nồng độ au-xin thấp, tế bào sinh trưởng kéo dài chậm vì vậy cây uốn cong theo cọc rào.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Hãy kể tên những tác nhân gây ra hướng hoá ở thực vật?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
(SGK nâng cao trang 94) các hóa chất trong đất bao gồm dung dịch axit, bazo, các khoáng chất, các chất hữu cơ, các hoocmon thực vật, các chất dẫn dụ và các chất hóa học khác.

Câu 2: Hướng động là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

SGK Sinh 11- trang 98

Câu 3: Thực vật không có tính hướng tới khi nguồn kích thích nào sau đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Kim loại nặng.

Giải thích: đối với thực vật, các kim loại nặng là chất độc gây hại cho cây nên chúng có xu hướng tránh xa nguồn kích thích này.

Câu 4: Trồng cây trong một hộp kín có khoét một lỗ tròn, sau thời gian ngọn cây mọc vườn về phía ánh sáng. Đây là thí nghiệm chứng minh loại hướng động nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sách giáo khoa cơ bản trang 98: Hướng sáng của thân là sự sinh trưởng của thân (cành) hướng về phía có ánh sáng. Như vậy thân cây có hướng sáng dương.

Câu 5:

Có bao nhiêu mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau đây?

I. Ứng động là vận động thích nghi.

II. Ứng động là hình thức phản ứng của cây dưới một tác nhân định hướng.

III. Hướng động là một hình thức của một bộ phân của cây trước một tác nhân không định hướng.

IV. Hướng động là vận động cảm ứng.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

I sai vì ứng động là vận động cảm ứng (SGK 11 nâng cao trang 95).

II sai vì ứng động là hình thức phản ứng của cây trước một tác nhân kích thích không định hướng (SGK 11 nâng cao trang 95).

III, IV sai vì (SGK sinh học cơ bản trang 98) Hướng động (vận động định hướng) là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ một hướng. Hướng của phản ứng được xác định bởi hướng của tác nhân kích thích.

Câu 6: Trong các phát biểu sau về hướng động, phát biểu nào không đúng:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hoạt động hướng động diễn ra tương đối nhanh và được điều tiết nhờ đồng hồ sinh học.

Giải thích: hoạt động hướng động diễn ra tương đối chậm do sự sinh trưởng không đồng đều dẫn tới sự uốn cong và được điều tiết nhờ các hoocmon thực vật.

Câu 7: Các kiểu hướng động âm của rễ là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hướng sáng, hướng hoá.

Do: Rễ có xu hướng tránh xa ánh sáng và các chất độc hại nên nó hướng động âm. Đối với những chất cấn thiết co sự sinh trưởng thì rễ lại hướng động âm

Câu 8: Hai loại hướng động chính là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

(SGK cơ bản trang 98) Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ một hướng xác định. Hướng động dương là sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích. Hướng động âm là sự sinh trưởng theo hướng tránh xa kích thích

 

Các ý còn lại sai vì hướng sáng, hướng trọng lực (hướng đất), hướng hóa, hướng nước đều có 2 loại là hướng dương và hướng âm.

Câu 9: Tính hướng tiếp xúc thường gặp ở các cây dây leo không có tác dụng:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Lấy được chất dinh dưỡng của cây làm trụ.

Giải thích: các cây dây leo không lấy chất dinh dưỡng từ cây làm trụ mà chỉ bám nhờ vào trụ giúp chúng vươn cao hơn lấy được nhiều ánh sáng hơn (chẳng hạn như trong trường hợp cây dây leo quấn vòng quanh cọc gỗ).

Câu 10: Phát biểu nào sau đây về vận động quấn vòng là không đúng:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Xảy ra do va chạm mạnh mẽ, do chấn động, va chạm cơ học.

Giải thích: vận động quấn vòng xảy ra do sự phân bố lại của các hooc môn dẫn tới sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.

Câu 11: Dưới tác dụng của ánh sáng, auxin phân bố như thế nào để thân cây hướng sáng dương?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

SGK 11 nâng cao trang 92: Ngọn cây luôn quay về hướng ánh sáng (hướng sáng dương) là do sự phân bố auxin mà cụ thể là AIA không đều nhau. Auxin vận chuyển chủ động về phía ít ánh sáng nên phía này tế bào sẽ phân chia, dài ra, còn phía có ánh sáng ít auxin nên tế bào sinh trường chậm hơn => cây cong về phía có ánh sáng

Câu 12: Mô tả nào dưới đây về hiện tượng hướng động là đúng:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hoạt động hướng động diễn ra tương đối chậm và được điều tiết nhờ hoocmon thực vật.

Giải thích: hướng động xảy ra do sinh trưởng không đồng đều và gây ra sự uốn cong hướng đến hoặc quay đi khỏi hướng kích thích nên biểu hiện tương đối chậm. Sự sinh trưởng không đồng đều do sự phân bố của các hoocmon thực vật do kết quả tiếp nhận kích thích.

Câu 13: Khác với ứng động sinh trưởng, hướng động 

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Biểu hiện không có tính chu kì.

Giải thích: ứng động sinh trưởng thường liên quan tới tính chu kì của cây, còn hướng động phản ứng theo các kích thích nhất thời từ một phía giúp cây thích ứng với sự thay đổi đa dạng của môi trường.

Câu 14: Chọn đáp án đúng

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

SGK 11 nâng cao trang 92: Vận động hướng đất theo chiều lực hút của trọng lực trái đất chủ yếu là do sự phấn bố auxin không đều ở hai mặt rễ. Mặt dưới tập trung quá nhiều auxin kìm hãm sự sinh trưởng (do auxin chuyển từ ngọn xuống rễ). Mặt trên có lượng auxin thích hợp cần cho sự phân chia lớn lên và kéo dài tế bào làm rễ cong xuống đất => rễ có tính hướng đất dương.

Câu 15: Các dây leo cuốn quanh cây gỗ là nhờ kiểu hướng động nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hướng tiếp xúc.

Do: Đối với những loại cây leo cần có giá thể (vật tiếp xúc) để vươn lên . Sự tiếp xúc đã kích thích sự sinh trưởng kéo dài của các tế bào tại phía ngược lại( phía không tiếp xúc) của tua làm cho nó quấn quanh giá thể.

Câu 16: Hướng động ở cây có liên quan tới:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

SGK 11 nâng cao trang 94: Khái niệm hướng động là hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước một tác nhân kích thích theo hướng xác định. Có các kiểu hướng động là: hướng đất, hướng sáng, hướng hóa, hướng nước v..v…

=> Đây là các nhân tố của môi trường có ảnh hưởng tới hướng động

Câu 17: Để nghiên cứu tính hướng của thực vật thì điều kiện cần nhất là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Kích thích chỉ tác động từ một phía.

Giải thích: vì hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với các tác nhân kích thích định hướng. Vì vậy cần phải cho kích thích chỉ tác động từ một hướng để quan sát được tính hướng của cây.

Câu 18: Vận động quấn vòng của dây leo chịu sự chi phối của:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
 SGK 11 nâng cao trang 96. Giberelin có tác dụng kích thích vận động quấn vòng cả ngày và đêm.

Câu 19: Nhận xét nào sau đây về hướng động ở thực vật là không đúng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Luôn hướng tới nguồn kích thích.

Giải thích: còn tùy thuộc vào loại nguồn kích thích mà chúng có thể gây ra sự uốn cong hướng đến hướng kích thích (dương) hay quay đi khỏi hướng kích thích (âm).

Câu 20: Mô tả nào dưới đây là đúng:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Rễ cây luôn luôn hướng nước dương.

Giải thích: thân cây luôn vươn về phía ánh sáng tạo điều kiện cho sự quang hợp của cây diễn ra hiệu quả nhất nên thân cây luôn luôn hướng sáng dương và hướng đất âm. Còn rễ cây luôn đâm sâu xuống đất tìm nguồn nước và dinh dưỡng khoáng cung cấp cho cây đồng thời tránh xa các hóa chất độc hại nên hướng nước dương và có thể hướng hóa âm hoặc dương.

Câu 21: Loại nhân tố nào sau đây chi phối tính hướng sáng dương của cây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

SGK 11 nâng cao trang 92: Ngọn cây luôn quay về hướng ánh sáng (hướng sáng dương) là do sự phân bố auxin mà cụ thể là AIA không đều nhau. Auxin vận chuyển chủ động về phía ít ánh sáng, nên phía này tế bào sẽ phân chia, dài ra, còn phía có ánh sáng tế bào sinh trường chậm hơn => cây cong về phía có ánh sáng

Câu 22: Các kiểu hướng động dương có thể có của rễ là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hướng đất, hướng nước, hướng hóa là những kiểu hướng động dương của rễ:

Giải thích: vì rễ cây có hướng sáng âm.

Câu 23: Hướng động thường xảy ra khi có sự sinh trưởng không đều tại hai phía của:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các cơ quan có cấu tạo tròn (thân, cuống hoa, cuống lá).

SGK Sinh học 11 tr.97

Câu 24: Tính hướng đất âm của thân và hướng đất dương của rễ được sự chi phối chủ yếu của nhân tố nào dưới đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

SGK 11 nâng cao trang 92: Vận động hướng đất theo chiều lực hút của trọng lực trái đất chủ yếu là do sự phấn bố auxin không đều ở hai mặt rễ. Mặt dưới tập trung quá nhiều auxin kìm hãm sự sinh trưởng (do auxin chuyển từ ngọn xuống rễ). Mặt trên có lượng auxin thích hợp cần cho sự phân chia lớn lên và kéo dài tế bào làm rễ cong xuống đất => rễ có tính hướng đất dương.

Ở chồi ngọn thì ngược lại, mặt dưới đủ nhiều auxin thúc đẩy sự kéo dài tế bào, mặt trên rất ít auxin nên sinh trưởng chậm hơn => chồi quay lên: hướng đất âm.

Câu 25: Giải thích vì sao có hiện tượng rễ cây có hình lượn sóng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

(SGK nâng cao trang 93) Rễ cây có tính hướng đất dương (luôn quay xuống) và hướng nước dương (luôn tìm về phía có nước). Kết quả là rễ cây có hình lượng sóng

Câu 26: Hiện tượng thuộc về tính hướng động là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Rễ cây mọc tránh nơi tập trung nhiều chất độc.

Giải thích: đây là hiện tượng hướng động âm của rễ đối với chất độc.

Câu 27: Rễ cây lan tới vùng đất ẩm thuộc kiểu hướng động nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Vùng đất ẩm (đề cập đến đất + nước) – là hình thức hướng động theo nguồn nước của rễ cây. (SGK cơ bản trang 100) – Hướng nước là sự sinh trưởng của rễ cây hướng tới nguồn nước.

Câu 28: Hiện tượng nào sau đây không phải hướng động?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Chạm vào cây trinh nữ, lá lập tức xếp lại.

Giải thích: hiện tượng này là ứng động không sinh trưởng do áp suất trương nước chứ không phải hướng động.

Câu 29: Thân và rễ của cây có kiểu hướng động như thế nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương.

Do: Thân cây cần ánh sáng nên có xu hướng hướng về phía ánh sáng để sinh trưởng vươn lên ngược chiều trọng lực. Rễ có xu hướng sợ ánh sáng nên hướng sáng âm và đâm sâu vào đất nên hướng trọng lực dương

Câu 30: Bộ phận nào trong cây có nhiều kiểu hướng động?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Rễ có nhiều kiểu hướng động nhất do rễ chịu tác động của nhiều tác nhân kích thích nhất: hướng sáng, hướng trọng lực, hướng hóa, hướng nước.

Câu 31: Kiểu hướng động nào được phát hiện ở rễ, ống phấn, lông tuyến ở cây gọng vó ăn côn trùng (Drosera rotundifolia):

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
(SGK cơ bản trang 99) Vận động hướng hóa được phát hiện ở rễ, ống phấn, lông tuyến ở cây gọng vó ăn côn trùng (Drosera rotundifolia) và những cây khác.

Câu 32: Các kiểu hướng động dương ở rễ là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

(SGK nâng cao trang 93) Rễ cây có tính hướng đất dương (luôn quay xuống đất) và hướng nước dương (luôn tìm về phía có nước)

Các ý còn lại sai vì rễ cây có tính hướng đất dương và hướng sáng âm (SGK cơ bản trang 98) => sai ở hướng sáng

Câu 33: Cơ sở của sự uốn cong trong hướng tiếp xúc là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

(SGK cơ bản trang 100): Hướng tiếp xúc là phản ứng sinh trưởng đối với sự

tiếp xúc. Phần lớn các loài cây dây leo như cây nho, cây bầu, bí … có tua quấn.

Tua quấn thực chất là một lá bị biến dạng vươn thẳng đến khi tiếp xúc với giá thể.

Sự tiếp xúc đã kích thích sự sinh trưởng kéo dài của các tế bào tại phía ngược lại

(phía không tiếp xúc) của tua làm cho nó quấn quanh giá thể

Câu 34: Có các kiểu hướng hoá nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

(SGK cơ bản trang 100) Hướng hóa dương là khi cơ quan của cây sinh trưởng hướng tới nguồn hóa chất. Hướng hóa âm khi phản ứng sinh trưởng của cây tránh xa hóa chất.

Câu 35: Tính chất hướng sáng dương của ngọn cây được chi phối chủ yếu bởi hoocmon nào:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

SGK 11 nâng cao trang 92: Ngọn cây luôn quay về hướng ánh sáng (hướng sáng dương) là do sự phân bố auxin mà cụ thể là AIA không đều nhau. Auxin vận chuyển chủ động về phía ít ánh sáng nên phía này tế bào sẽ phân chia, dài ra, còn phía có ánh sáng tế bào sinh trường chậm hơn => cây cong về phía có ánh sáng

Câu 36: Các tua cuốn ở các cây mướp, bầu, bí là kiểu hướng động nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

(SGK cơ bản trang 100): Hướng tiếp xúc là phản ứng sinh trưởng đối với sự

tiếp xúc. Phần lớn các loài cây dây leo như cây nho, cây bầu, bí … có tua quấn.

Tua quấn thực chất là một lá bị biến dạng vươn thẳng đến khi tiếp xúc với giá thể.

Sự tiếp xúc đã kích thích sự sinh trưởng kéo dài của các tế bào tại phía ngược lại

(phía không tiếp xúc) của tua làm cho nó quấn quanh giá thể

Câu 37: Thế nào là hướng tiếp xúc?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
(SGK cơ bản trang 100) Hướng tiếp xúc là phản ứng sinh trưởng đối với sự tiếp xúc. Sự tiếp xúc đã kích thích sự sinh trưởng kéo dài của các tế bào tại phía ngược lại (phía không tiếp xúc) của tua làm cho nó quấn quanh giá thể. Các loài cây này dùng tua quấn để quấn lấy các vật cứng khi nó tiếp xúc

Câu 38: Hướng động là gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

(SGK sinh học cơ bản trang 98) Hướng động (vận động định hướng) là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ một hướng. Hướng của phản ứng được xác định bởi hướng của tác nhân kích thích.

=> ý “cử động sinh trưởng của cây về phía có ánh sáng” và “vận động của rễ hướng về lòng đất” sai vì không bao quát được khái niệm (hướng sáng, hướng trọng lực, hướng hóa v..v… là 1 phần của hướng động). “hướng mà cây sẽ cử động và vươn đến” sai vì không nói đến bản chất, vì sao cây lại cử động và vươn đến theo 1 hướng.