Thoát hơi nước qua lá

Thoát hơi nước qua lá

4.7/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Thoát hơi nước qua lá

Lý thuyết về Thoát hơi nước qua lá

VAI TRÒ CỦA QUÁ TRÌNH THOÁT HƠI NƯỚC:

- Thoát hơi nước là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ có vai trò giúp vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ lên lá và đến các bộ phận khác ở trên mặt đất của cây.

- Thoát hơi nước có tác dụng hạ nhiệt độ của lá

- Thoát hơi nước giúp cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá cần cho quang hợp.

THOÁT HƠI NƯỚC QUA LÁ:

 1. Lá là cơ quan thoát hơi nước :

- Cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước. Các tế bào biểu bì của lá tiết ra lớp phủ bề mặt gọi là lớp cutin, lớp cutin phủ toàn bộ bề mặt của lá trừ khí khổng.

 2. Hai con đường thoát hơi nước:

Qua lớp cutin và qua khí khổng.

- Thoát hơi nước qua khí khổng: là chủ yếu, do đó sự điều tiết độ mở của khí khổng là quan trọng nhất. Độ mở của khí khổng phụ thuộc vào hàm lượng nước trong các tế bào khí khổng gọi là tế bào hạt đậu.

  + Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo làm cho khí khổng mở.

  + Khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng làm khí khổng đóng lại. Khí khổng không bao giờ đóng hoàn toàn.

- Thoát hơi nước qua cutin trên biểu bì lá: lớp cutin càng dày thoát hơi nước càng giảm và ngược lại.

CÁC TÁC NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH THOÁT HƠI NƯỚC:

- Nước, ánh sáng, nhiệt độ, gió và các ion khoáng ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước.

  Nước: điều kiện cung cấp nước và độ ẩm không khí ảnh hưởng nhiều đến sự thoát hơi nước thông qua việc điều tiết độ mở của khí khổng.

  Ánh sáng: khí khổng mở khi cây được chiếu sáng. Độ mở của khí khổng tăng từ sáng đến trưa và nhỏ nhất lúc chiều tối . ban đêm khí khổng vẫn hé mở.

  Nhiệt độ, gió, một số ion khoáng,…: cũng ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước do ảnh hưởng đến tốc độ thoát hơi của các phân tử nước.

CÂN BẰNG NƯỚC VÀ TƯỚI TIÊU HỢP LÍ CHO CÂY TRỒNG:

Cân bằng nước được tính bằng sự so sánh lượng nước do rễ hút vào (A) và lượng nước thoát ra (B)

- Khi A = B : mô của cây đủ nước $ \to $ cây phát triển bình thường.

- Khi A > B : mô của cây thừa nước $ \to $ cây phát triển bình thường.

- Khi A < B : mất cân bằng nước, lá héo, lâu ngày cây sẽ bị hư hại và cây chết

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Quá trình thoát hơi nước có thể được điều chỉnh nhờ sự đóng hay mở khí khổng. Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến hoạt động của khí khổng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Không có yếu tố nào ở trên.

Giải thích: Tất cả các yếu tố ánh sáng, độ ẩm đất và không khí, nồng độ CO2 trong không khí đều ảnh hưởng đến sự điều chỉnh quá trình thoát hơi nước.

Câu 2: Sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa gì đối với cây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

(SGK 11 cơ bản trang 15-16). Vai trò của sự thoát hơi nước với cây:

+  Gíup vận chuyển nước, ion khoáng, các chất tan khác từ rễ đến mọi cơ quan của cây, tạo môi trường liên kết các bộ phận của cây, tạo độ cứng cho cây thân thảo. 

+ Nhờ thoát hơi nước => khí khổng mở => CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quang hợp. 

+ Làm giảm nhiệt độ của lá cây vào những ngày trời nắng nóng đảm bảo quá trình sinh lý diễn ra bình thường. 

Câu 3: Khi tế bào khí khổng mất nước thì

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

SGK 11 cơ bản trang 18.

Câu 4: Hệ số thoát hơi nước là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Số gam nước thoát hơi, khi tạo được một gam chất khô.

Giải thích: Hệ số thoát hơi nước là số gam nước thoát hơi, khi tạo được một gam chất khô.

Câu 5: Các trường hợp nào sau đây làm lá cây héo?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

(SGK 11 cơ bản trang 19). Cây thoát hơi nước nhiều nhưng lượng nước hấp thụ không bù đủ gây mất cân bằng nước, lá héo.

Câu 6: Quá trình thoát hơi nước qua lá cây theo những con đường nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

(SGK 11 cơ bản trang 17). Có 2 con đường thoát hơi nước: qua khí khổng và qua cutin.

Câu 7: Câu nào sau đây miêu tả đúng về thành của tế bào hạt đậu (cấu tạo nên khí khổng)?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

(SGK 11 cơ bản trang 18). Tế bào hạt đậu có thành mỏng nằm phía ngoài, thành dày nằm phía trong.

Câu 8: Quá trình thoát hơi nước qua khí khổng còn thải ra ngoài môi trường những chất khí gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

CO2 là sản phẩm của quá trình hô hấp, O2 là sản phẩm của quá trình quang hợp đều được thải ra ngoài qua khí khổng thông qua sự thoát hơi nước.

Câu 9: Hình thức thoát hơi nước qua bề mặt lá (qua cutin) không xảy ra ở đối tượng thực vật nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cây hạn sinh.

Giải thích: Vì các cây hạn sinh thường có lá bị tiêu biến (xương rồng) hoặc bề mặt lá có lớp cutin rất dày để chống mất nước, tiết kiệm nước, nên hầu như không có thoát hơi nước qua bề mặt lá.

Câu 10: Khi tế bào khí khổng mất nước thì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vách (mép) mỏng hết căng làm cho vách dày duỗi thẳng nên khí khổng đóng lại.

Giải thích: Khí khổng được cấu tạo bởi 2 tế bào hạt đậu úp vào nhau. Mỗi tế bào có mép trong dày hơn mép ngoài. Khi tế bào khí khổng mất nước thì vách (mép) mỏng hết căng làm cho vách dày duỗi thẳng nên khí khổng đóng lại.

Câu 11: Số lượng khí khổng trên bề mặt lá ảnh hưởng như thế nào đến quá trình thoát hơi nước?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

(SGK 11 cơ bản trang 16, tham khảo bảng 3), khíkhổng càng mở nhiều thì nước thoát ra càng nhanh, thoát hơi nước mặt dưới củalá mạnh hơn măt trên của lá do khí khổng phân bố chủ yếu ở mặt dưới của lá.

Câu 12: Vì sao trên mặt lá cây đoạn không có khí khổng vẫn có sự thoát hơi nước?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hơi nước được thoát ra ngoài qua khí khổng và cutin trên lá, cutin bao phủ lên toàn bề mặt lá trừ khí khổng, do đó trên những vùng không có khí khổng hơi nước vẫn có thể thoát ra ngoài.

Câu 13: Khi tế bào khí khổng trương nước thì

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

SGK 11 cơ bản trang 18.

Câu 14: Thế nào là cân bằng nước trong cây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

(SGK 11 cơ bản trang 19), Khi lượng nước do rễ hút vào  (A) = lượng nước thoát ra (B) thì là trạng thái cân bằng, mô của cây đủ nước, cây phát triển bình thường.

+ Khi A > B : Dư nước, cây phát triển bình thường.
+ Khi A < B : Mất cân bằng nước, lá héo.

Câu 15: Cân bằng nước là ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tương quan về tỷ lệ hút nước và thoát hơi nước dẫn đến bão hòa nước trong cây.

Giải thích: SGK Sinh 11 – trang 19.

Câu 16: Các con đường thoát hơi nước chủ yếu gồm:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Qua khí khổng và qua lớp cutin.

Giải thích: SGK Sinh 11 – trang 17.

Câu 17: Khí khổng đóng hoàn toàn vào ban ngày, chỉ mở ra khi mặt trời lặn. Hoạt động xảy ra ở:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cây hạn sinh.

Giải thích: Cây hạn sinh (xương rồng) thường sống ở những nơi nhiệt độ cao, ánh sáng mạnh, lượng nước ít nên phải đóng khí khổng hoàn toàn vào ban ngày, chỉ mở ra khi mặt trời lặn để tiết kiệm nước.

Câu 18: Phát biểu nào sau đây đúng về sự thoát hơi nước qua tầng cutin?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

(SGK 11 cơ bản trang 18).

Câu 19: Thoát hơi nước qua lá trưởng thành chủ yếu bằng con đường

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Thoát hơi nước diễn ra theo hai con đường

- Thoát hơi nước chủ yếu bắng sự đóng mở của khí khổng. Sự đóng mở của khí khổng phụ thuộc chủ yếu vào hàm lượng nước trong các tế bào khí khổng còn gọi là tế bào hạt đậu. Khi no nước, khí khổng mở ra. Khi mất nước, khí khổng đóng lại.

- Thoát hơi nước qua tầng cutin: Thường gặp ở các loài cây mà ở biểu bì của nó không có khí khổng, lá non thoát hơi nước nhiều qua cutin.

Câu 20: Ngoài chức năng thoát hơi nước, khí khổng còn có chức năng nào sau đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

(SGK 11 cơ bản trang 15). Nhờ có thóat hơi nước,khí khổng mở ra cho khí CO2 khuếch tán vào cung cấp cho quá trình quang hợp.

Câu 21: Khi ta ngắt một cành cây vẫn còn tươi nhưng chỉ sau một thời gian lá trên cành bị héo hãy giải thích hiện tượng đó?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

(SGK 11 cơ bản trang 19); khi lượng nước thoát ra => lượng nước do rễ hút vào (ở đây nước do rễ hút vào = 0) gây mất cân bằng nước => lá héo. 

Câu 22: Đặc điểm cấu tạo nào của khí khổng thuận lợi cho quá trình đóng mở?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
(SGK 11 cơ bản trang 18). Khi no nước, thành mỏng căng ra làm cho thành dày cong theo thành mỏng và làm khí khổng mở

Câu 23: Ý nào dưới đây không đúng với sự đóng mở khí khổng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ánh sáng là nguyên nhân duy nhất gây nên việc mở khí khổng.

Giải thích: Vì ánh sáng chỉ là một trong số các nguyên nhân gây mở khí khổng.

Câu 24: Hơi nước thoát chủ yếu qua con đường nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hơi nước thoát chủ yếu qua khí khổng (SGK 11 cơ bản trang 17).

Câu 25: Những tác nhân và vai trò đúng của chúng trong quá trình thoát hơi nước?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ánh sáng- độ mở của khí khổng tăng từ sáng đến trưa và nhỏ nhất lúc chiều tối

  (SGK 11 cơ bản trang 18). 

Câu 26: Ý nào sau đây không đúng với vai trò của sự thoát hơi nước ở lá?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ý sai: làm cho khí khổng mở và khí ôxi sẽ thoát ra ngoài không khí.

Giải thích: SGK Sinh 11 – trang 15,16.

Câu 27: Vai trò nào sau đây không thuộc quá trình thoát hơi nước?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tạo ra trạng thái hơi thiếu nước của mô, tạo điều kiện cho các quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ.

Giải thích: SGK Sinh 11 – trang 15,16.

Câu 28: Bộ phận nào sau đây của cây là cơ quan thoát hơi nước chủ yếu?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

(SGK 11 cơ bản trang 16). Lá là cơ quan thoát hơi nước.

Câu 29: % lượng nước trung bình mà cây mất đi trong quá trình thoát hơi nước?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

SGK 11 cơ bản trang 15.

Câu 30: Phương án nào sau đây không phải vai trò của quá trình thoát hơi nước?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vận chuyển các chất hữu cơ đi trong mạch rây (từ lá xuống các cơ quan) là nhờ sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa không liên quan gì đến vai trò thoát hơi nước của lá, nước do rễ hấp thụ được vận chuyển qua mạch gỗ và thoát qua lá, chứ không phải mạch rây.

Câu 31: Khí khổng mở khi tế bào hạt đậu?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

(SGK 11 cơ bản trang 18).