Vận chuyển chủ động

Vận chuyển chủ động

4.9/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 11 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Vận chuyển chủ động

Lý thuyết về Vận chuyển chủ động

II. VẬN CHUYỂN CHỦ ĐỘNG (VẬN CHUYỂN TÍCH CỰC)

- Là phương thức vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao (ngược chiều građien nồng độ) và tiêu tốn năng lượng.

- Trên màng tế bào có các bơm ứng với các chất cần vận chuyển, năng lượng được sử dụng là ATP.

VD: Hoạt động của bơm natri-kali: 1 nhóm phôt phat của ATP được gắn vào bơm làm biến đổi cấu hình của prôtêin à làm cho phân tử prôtêin liên kết và đẩy 3 Na+ ra ngoài và đưa 2 K+ vào trong tế bào.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Vận chuyển chủ động là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vận chuyển chủ động là phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất từ nơi chất tan có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao và cần tiêu tốn năng lượng.

Câu 2: Bơm natri-kali có thể vận chuyển cùng lúc mấy ion kali?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Bơm natri-kali có thể vận chuyển cùng lúc 3 ion natri từ tế bào ra ngoài, sau đó vận chuyển 2 ion kali từ bên ngoài vào bên trong tế bào.

Câu 3: Khi bơm natri-kali hoạt động, cần gắn bao nhiêu nhóm phosphate vào máy bơm?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Bơm natri-kali khi được gắn một nhóm phosphate vào protein vận chuyển (máy bơm) làm biến đổi cấu hình protein khiến nó liên kết được với 3 Na+ trong tế bào chất và đẩy chúng ra ngoài.

Câu 4: Cơ chế tác dụng của ATP đối với các bơm trong vận chuyển chủ động là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

ATP tham gia vận chuyển chủ động bằng cách cung cấp nhóm phosphate gắn vào protein vận chuyển, làm thay đổi cấu hiình protein vận chuyển, từ đó mới vận chuyển được các chất vào hoặc ra.

Câu 5: Có bao nhiêu yếu tố không cần thiết trong vận chuyển chủ động trong các yếu tố sau.

(1) Năng lượng.

(2) Máy bơm protein.

(3) Các chất phải đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vận chuyển chủ động cần có sự tham gia của (1), (2).

Ý (3) sai vì vận chuyển chủ động là sự vận chuyển các chất ngược dốc nồng độ.

Câu 6: Một chu kì vận chuyển của bơm natri-kali vận chuyển được mấy ion?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Một chu kì vận chuyển của bơm natri-kali vận chuyển được 5 ion: trong đó có 3 ion natri, 2 ion kali.

Câu 7: Hình ảnh dưới đây mô tả sự vận chuyển chất qua màng tế bào bằng cách nào?  

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

- Nhìn hình ta thấy sự vận chuyển này cần năng lượng ATP, vận chuyển nhờ protein trên màng tế bào $\Rightarrow$ đây là vận chuyển chủ động.

Câu 8: Vận chuyển chất qua màng từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao là cơ chế

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vận chuyển chủ động là là phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất từ nơi chất tan có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao (ngược dốc nồng độ), cần tiêu tốn năng lượng.

Câu 9: Một chu kì hoạt động của bơm natri-kali cần tiêu tốn mấy phân tử ATP?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Một chu kì của bơm natri-kali cần tiêu tốn 1 ATP, bằng cách sử dụng 1 nhóm phosphate của ATP này để biến đổi cấu hình protein.

Câu 10: Điều nào sau đây không đúng về hoạt động của bơm natri-kali?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Bơm natri-kali tham gia vận chuyển 2 loại ion đó là Na+ và K+.

Câu 11: Bơm natri-kali tham gia vận chuyển mấy loại ion?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Bơm natri-kali tham gia vận chuyển 2 loại ion đó là Na+ và K+.

Câu 12: Nhận xét nào sau đây KHÔNG đúng về sự vận chuyển chủ động qua màng tế bào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các chất có thể khuếch tán trực tiếp qua lớp phospholipid thì đây là vận chuyển thụ động.

Câu 13: Bơm natri-kali có thể vận chuyển cùng lúc mấy ion natri?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

ATP làm bơm natri-kali thay đổi cấu hình khiến nó liên kết được với 3 Na+ vận chuyển từ bên trong ra bên ngoài tế bào.

Câu 14: Tế bào có thể lấy được các chất cần thiết ở ngoài môi trường khi nồng độ chất này thấp hơn so với bên trong tế bào nhờ:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khi nồng độ chất ở bên ngoài nhiều hơn bên trong tế bào mà tế bào vẫn lấy được là nhờ sự vận chuyển chủ động, hình thức này cần tiêu tốn năng lượng.

Câu 15: Bơm natri-kali vận chuyển ion natri từ:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Bơm natri-kali vận chuyển ion natri từ bên trong tế bào ra bên ngoài tế bào, vận chuyển ion kali từ bên ngoài tế bào vào bên trong tế bào.

Câu 16: Nguồn năng lượng nào sau đây trực tiếp cung cấp cho quá trình vận chuyển chất chủ động trong cơ thể sống?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vận chuyển tích cực hay vận chuyển chủ động là là phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất từ nơi chất tan có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao và cần tiêu tốn năng lượng dưới dạng ATP.

Câu 17: Bơm natri-kali có thể biến đổi cấu hình nhờ:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Bơm natri-kali khi được gắn một nhóm phosphate tách ra từ phân tử ATP vào protein vận chuyển (máy bơm) làm biến đổi cấu hình protein khiến nó liên kết được với 3 Na+ trong tế bào chất và đẩy chúng ra ngoài.

Câu 18: Đặc điểm của vận chuyển tích cực là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vận chuyển tích cực hay vận chuyển chủ động là là phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất từ nơi chất tan có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao (ngược dốc nồng độ) và cần tiêu tốn năng lượng dưới dạng ATP.

Câu 19: Bơm natri-kali vận chuyển ion kali từ:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Bơm natri-kali vận chuyển ion natri từ bên trong tế bào ra bên ngoài tế bào, vận chuyển ion kali từ bên ngoài tế bào vào bên trong tế bào.

Câu 20: Bơm natri-kali có thể được sử dụng trong trường hợp

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vận chuyển chủ động thường có các máy bơm đặc chủng cho từng loại chất được vận chuyển.

ATP được sử dụng trong các bơm, ví dụ bơm natri-kali giúp vận chuyển Na+ từ bên trong tế bào chất đẩy ra ngoài tế bào, và K+ từ ngoài tế bào vào bên trong.