1. Nguyên lý II nhiệt động lực học
- Nhiệt không tự nó truyền từ một vật sang vật nóng hơn.
- Không thể thực hiện được động cơ vĩnh cửu loại hai (nói cách khác, động cơ nhiệt không thể biến đổi toàn bộ nhiệt lượng nhận được thành ra công)
2. Động cơ nhiệt
a. Định nghĩa
Động cơ nhiệt là thiết bị biến đổi nhiệt lượng sang công.
b. Cấu tạo động cơ nhiệt:
Mỗi động cơ nhiệt đều có 3 bộ phận cơ bản
Nguồn nóng : cung cấp nhiệt lượng (Q1).
Tác nhân và các thiết bị phát động nhận nhiệt, sinh công và tỏa nhiệt.
Nguồn lạnh : thu nhiệt do tác nhân tỏa ra (Q2)
c. Nguyên tắc hoạt động của động cơ nhiệt
Tác nhân nhận nhiệt lượng Q1 từ nguồn nóng biến một phần thành công A và tỏa phần nhiệt lượng còn lại Q2 cho nguồn lạnh.
d. Hiệu suất của động cơ nhiệt
Hiệu suất của động cơ nhiệt được xác định bằng tỉ số giữa công A sinh ra với nhiệt lượng Q1 nhận từ nguồn nóng.
\[\text{H }=\text{ }\dfrac{\text{A}}{{{\text{Q}}_{\text{1}}}}\text{ }=\text{ }\dfrac{{{\text{Q}}_{\text{1}}}-\text{ }{{\text{Q}}_{\text{2}}}}{{{\text{Q}}_{1}}}\]
3. Hiệu suất cực đại của máy nhiệt
a. Hiệu suất cực đại của động cơ nhiệt
\[\mathrm{ }{{\mathrm{H}}_{\mathrm{max}}}\mathrm{ = }\dfrac{{{\mathrm{T}}_{\mathrm{1}}}\mathrm{-}{{\mathrm{T}}_{\mathrm{2}}}}{{{\mathrm{T}}_{\mathrm{1}}}}\mathrm{ }\]
T1 : nhiệt độ nguồn nóng
T2 : nhiệt độ nguồn lạnh
Để nâng cao hiệu suất của động cơ nhiệt, người ta nâng cao nhiệt độ của nguồn nóng hay hạ thấp nhiệt độ nguồn lạnh hoặc thực hiện cả hai.
b Hiệu năng cực đại của máy lạnh
\[\text{ }{{\mathrm{ }\!\!\varepsilon\!\!\text{ }}_{\mathrm{max}}}\mathrm{ = }\dfrac{{{\mathrm{T}}_{\mathrm{2}}}}{{{\mathrm{T}}_{\mathrm{1}}}\mathrm{-}{{\mathrm{T}}_{\mathrm{2}}}}\mathrm{ }\]
Nhiệt lượng không thể truyền từ một vật sang vật nóng hơn.
Hiệu suất của động cơ: $ H=\dfrac{{{Q}_{1}}-Q_{2}^{{}}}{{{Q}_{1}}} $.
Trong quá trình đẳng áp, nhiệt lượng mà chất khí nhận được dùng làm tăng nội năng và thực hiện công.