Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời

Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời

4.9/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời

Lý thuyết về Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời

I. Bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam (1926 – 1927) (Giảm tải)

II. Tân Việt Cách mạng đảng (7/1928) và Việt Nam Quốc dân đảng (1927 – 1930)

III. Ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời trong năm 1929

- Hoàn cảnh lịch sử:

  • Những năm 1928 – 1929, phong trào dân tộc dân chủ phát triển mạnh mẽ.
  • Tháng 3/1929, một số hội viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Bắc Kì thành lập chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên.
  • Tại Đại hội lần thứ nhất Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, đoàn đại biểu Bắc Kì kiến nghị thành lập Đảng Cộng sản nhưng không được chấp thuận.

- Sự ra đời các tổ chức cộng sản:

  • Ngày 17/6/1929, đại biểu các tổ chức cộng sản miền Bắc thành lập Đông Dương Cộng sản đảng, thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ, ra báo Búa liềm làm cơ quan ngôn luận.
  • Tháng 8/1929, hội viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Trung Quốc và Nam Kì thành lập An Nam Cộng sản đảng.
  • Tháng 9/1929, các đảng viên tiên tiến của Đảng Tân Việt tách ra thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

   - Ý nghĩa:

  • Đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân và sự phát triển của khuynh hướng cách mạng vô sản ở Việt Nam.
  • Là bước chuẩn bị cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Tình hình phát triển của phong trào dân tộc và dân chủ cuối năm 1928 đầu năm 1929 đặt ra yêu cầu gì cho cách mạng Việt Nam ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK Lịch sử 9 trang 67, từ cuối năm 1928 đến đầu năm 1929, phong trào dân tộc và dân chủ ở nước ta, đặc biệt là phong trào công nông theo con đường cách mạng vô sản, đã phát triển mạnh mẽ. Trước tình hình đó, cần phải thành lập một đảng cộng sản để tổ chức và lãnh đạo giai cấp công nhân, giai cấp nông dân cùng các lực lượng yêu nước và cách mạng khác đấu tranh chống đế quốc và phong kiến tay sai, giành độc lập và tự do.

Câu 2: Năm 1929, nội bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã có sự phân hóa thành các tổ chức cộng sản nào ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sau Đại hội lần thứ nhất của "Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên" (5-1929), trong nội bộ của hội đã có sự phân hóa thành các tổ chức cộng sản là:

- Đông Dương Cộng sản đảng (6-1929).

- An Nam Cộng sản đảng (8-1929).

Câu 3: Số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội) là nơi diễn ra sự kiện lịch sử gì dưới đây ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cuối tháng 3/1929 một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Bắc Kì đã họp tại số nhà 5D phố Hàm Long Hà Nội, lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam.

Lưu ý :

Việc thành lập "Chi bộ cộng sản" đầu tiên thể hiện sự nhạy bén về chính trị của các hội viên Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân. Sau khi thành lập, "Chi bộ cộng sản" mở cuộc vận động để thành lập một đảng cộng sản nhằm thay thế cho Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.

Câu 4: Thành phần chính của Tân Việt Cách mạng Đảng là giai cấp nào ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK Lịch sử 9 trang 65, Đảng Tân Việt tập hợp những trí thức trẻ và thanh niên tiểu tư sản yêu nước, hoạt động chủ yếu ở Trung Kì.

Câu 5: Địa bàn hoạt động chủ yếu của Tân Việt cách mạng Đảng là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK Lịch sử 9 trang 65, Đảng Tân Việt tập hợp những tri thức trẻ và thanh niên tiểu tư sản yêu nước, hoạt động chủ yếu ở Trung Kì.

Câu 6: Cơ quan ngôn luận của Đông Dương Cộng sản Đảng là báo

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ngày 17 – 6 – 1929, đại biểu các tổ chức cơ sở cộng sản ở Bắc Kỳ họp Đại hội tại nhà số 312, phố Khâm Thiên (Hà Nội), quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản đảng, ra báo Búa liềm làm cơ quan ngôn luận.

Câu 7: Nhân tố nào đã tác động đến sự phân hóa của nội bộ Tân Việt cách mạng Đảng ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ra đời và hoạt động trong điều kiện Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phát triển mạnh, lý luận và tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê nin có ảnh hưởng lớn, lôi cuốn nhiều đảng viên trẻ đi theo. Từ đó nội bộ "Tân Việt cách mạng đảng" đã diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai xu hướng tư tưởng: tư sản và vô sản.

Câu 8: Sau một thời gian hoạt động, nội bộ Tân Việt Cách mạng đảng đã có sự đấu tranh giữa hai xu hướng tư tưởng đó là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK Lịch sử 9 trang 65, Tân Việt Cách mạng Đảng ra đời và hoạt động trong điều kiện Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phát triển mạnh, lí luận và tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lê-nin có ảnh hưởng lớn, cuốn hút nhiều đảng viên trẻ , tiên tiến đi theo, nội bộ Tân Việt đã diễn ra một cuộc đấu tranh giữa hai xu hướng tư tưởng : tư sản và vô sản.

Câu 9: Mục tiêu đấu tranh của Việt Nam Quốc dân đảng (1927 - 1930) là gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Việt Nam Quốc dân đảng là một chính đảng của giai cấp tư sản được thành lập năm 1927. Mục tiêu của tổ chức này là đánh đuổi giặc Pháp, thiết lập dân quyền.

Câu 10: Tổ chức tiền thân của Đông Dương Cộng sản liên đoàn là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Do chịu ảnh hưởng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, tháng 9/1929 một số hội viên tiên tiến của Tân Việt Cách mạng đảng đã đứng ra thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

= > Tiền thân của Đông Dương Cộng sản liên đoàn là Tân Việt Cách mạng đảng.

Câu 11: Tổ chức nào được coi là đại diện tiêu biểu nhất của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản ở Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tổ chức đại diện tiêu biểu nhất cho khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản ở Việt Nam những năm 20 của thế kỉ XX là Việt Nam quốc dân đảng.

Câu 12: Tổ chức tiền thân của Tân Việt Cách mạng đảng là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK Lịch sử 9 trang 65, trong phong trào yêu nước dân chủ mạnh mẽ đầu những năm 20 của thế kỉ XX, một số sinh viên trường Cao đảng Sư phạm Đông Dương và nhóm tù chính trị cũ ở Trung Kì đã thành lập Hội Phục Việt. Hội Phục Việt đã đổi tên nhiều lần và cuối cùng lấy tên là Tân Việt Cách mạng Đảng (7 – 1928).