I. ĐA DẠNG SINH HỌC ĐỘNG VẬT Ở MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH
- Điều kiện khí hậu: khắc nghiệt, chủ yếu là mùa đông, thời gian mùa hè ngắn, băng tuyết phủ gần như quanh năm.
- Đặc điểm sinh vật:
+ Thực vật thưa thớt, thấp lùn, chỉ có 1 số loài.
+ Động vật: chỉ có 1 số ít loài tồn tại, có đặc điểm thích nghi với khí hậu lạnh giá (gấu trắng, hải cầu, cá voi, chim cánh cụt …).
- Kết luận: Đặc điểm của động vật thích nghi với môi trường đới lạnh.
* Cấu tạo:
+ Bộ lông dày: giữ nhiệt cho cơ thể
+ Mỡ dưới da dày: giữ nhiệt, dự trữ năng lượng chống rét
+ Lông màu trắng (mùa đông): dễ lẫn vào tuyết, che mắt kẻ thù
* Tập tính:
+ Ngủ đông để tiết kiệm năng lượng hoặc di cư tránh rét, tìm nơi ấm áp
+ Hoạt động ban ngày (thời tiết ấm hơn, tận dụng được nguồn nhiệt): chồn, cáo, cú trắng...
II. ĐA DẠNG SINH HỌC ĐỘNG VẬT Ở MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC ĐỚI NÓNG
- Điều kiện khí hậu: rất nóng và khô, vực nước rất hiểm và phân bố rải rác xa nhau.
- Đặc điểm sinh vật:
+ Thực vật nhỏ, xơ xác.
+ Động vật: ít loài và có những đặc trưng đối với khí hậu khô và nóng.
- Đặc điểm của động vật thích nghi với khí hậu khô nóng (hoang mạc)
* Cấu tạo:
+ Chân dài: hạn chế ảnh hưởng của cát nóng.
+ Chân cao, móng rộng, đệm thịt dày: không bị lún, đệm thịt chống nóng.
+ Bướu mỡ lạc đà: dự trữ mỡ (nước trao đổi chất).
+ Màu lông nhạt, giống màu: giống màu môi trường.
* Tập tính:
+ Mỗi bước nhảy cao và xa, di chuyển bằng cách quăng thân: hạn chế tiếp xúc với cát nóng.
+ Hoạt động vào ban đêm: tránh nóng ban ngày.
+ Khả năng đi xa tốt, nhịn khát: tìm nguồn nước.
Các loài động vật sống ở môi trường hoang mạc có cơ chế chịu nóng, chịu khát và dự trữ nước, hoạt động vào ban đêm lúc nhiệt độ xuống thấp. Chúng thường có bộ lông màu nhạt để không bắt nắng và dễ lẩn trốn.
Để thích nghi với môi trường đới lạnh, các loài động vật có một số đặc điểm như: lớp mỡ dưới da dày, bộ lông rậm rạp, tập tính ngủ đông,… hình thức thay đổi loại thức ăn là không đúng.