Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê

Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê

4.4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê

Lý thuyết về Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê

I. Tình hình chính trị, quân sự

1. Nhà Đinh xây dựng đất nước

- Năm 968, đất nước được thống nhất, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư (Ninh Bình).

- Đối nội:

  • Xây dựng bộ máy chính quyền, phong chức tước cho người có công.
  • Xây dựng cung điện, đúc tiền để tiêu dùng trong nước.
  • Xử phạt nghiêm khắc với những kẻ phạm tội.

- Đối ngoại: Sai sứ sang giao hảo với nhà Tống.

2. Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê

- Sự thành lập nhà Lê:

  • + Cuối năm 979, Đinh Bộ Lĩnh bị ám hại, nội bộ triều đình rối loạn. Lê Hoàn được cử làm phụ chính.
  • Nhân lúc triều đình rơi vào lục đục, nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Cồ Việt.
  • Trước nguy cơ xâm lược, Lê hoàn được suy tôn lên làm vua để chỉ huy cuộc kháng chiến, lập nên nhà Lê (Tiền Lê).

- Tổ chức bộ máy nhà nước:

  • Trung ương:
  • Địa phương:

- Quân đội: Xây dựng quân đội mạnh gồm 10 đạo, chia thành hai bộ phận: cấm quân và quân địa phương.

3. Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn

- Hoàn cảnh: Lợi dụng tình hình nhà Đinh rối loạn, quân Tống âm mưu xâm lược.

- Diễn biến:

  • Đầu năm 981, quân Tống tiến đánh nước ta theo hai đường Lạng Sơn và sông Bạch Đằng.
  • Lê Hoàn cho quân đóng cọc ở sông Bạch Đằng để ngăn chặn thuyền địch. => Thủy quân địch bị đánh lui.
  • Trên bộ, quân ta chặn đánh quyết liệt, buộc quân Tống phải rút lui về nước.
    • Quân Tống đại bại, nhiều tướng giặt bị giết và bắt sống.

- Kết quả, ý nghĩa:

  • Cuộc kháng chiến chống Tông thắng lợi, nền độc lập dân tộc được giữ vững.
  • Biểu thị ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân ta.
  • Chứng tỏ khả năng bảo vệ độc lập dân tộc.

- Nguyên nhân thắng lợi:

  • Tinh thần đoàn kết, anh dũng chiến đấu của nhân dân ta.
  • Tài chỉ huy, thao lược của Lê Hoàn.

II. Sự phát triển kinh tế và văn hóa

1. Bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ

a) Nông nghiệp

- Ruộng đất thuộc sử hữu của làng xã, nông dân được chia ruộng đất cày cấy và phải nộp thuế cho nhà nước.

- Nhà nước chú trọng và khuyến khích phát triển nông nghiệp:

  • Mở rộng khai khẩn đất hoang.
  • Chú trọng thủy lợi.
  • Nghề trồng dâu nuôi tằm cũng được khuyến khích.

=> Nông nghiệp ổn định và bước đầu phát triển.

b) Thủ công nghiệ

- Thủ công nghiệp nhà nước:

  • Xây dựng một số xưởng thủ công chuyên chế tạo các sản phẩm phục vụ nhu cầu của vua quan.
  • Tập trung được nhiều thợ giỏi trong nước.

- Thủ công nghiệp dân gian: Các nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển như nghề dệt lụa, kéo tơ, làm gốm,...

c) Thương nghiệp

- Cho đúc tiền đồng để lưu thông trong nước.

- Mở rộng buôn bán với nước ngoài.

- Hình thành nhiều trung tâm buôn bán và chợ làng quê.

2. Đời sống xã hội và văn hóa

a) Xã hội 

- Xã hội phân chia thành 3 tầng lớp:

   + Vua, quan.

   + Nông dân, thợ thủ công, thương nhân và một số địa chủ.

   + Nô lệ.

- Cuộc sống nhân dân còn đơn giản, bình dị.

b) Văn hóa

- Giáo dục: chưa phát triển, Nho học đã xâm nhập nhưng chưa tạo được ảnh hưởng.

- Tôn giáo : đạo phật được truyền bá rộng rãi, nhiều nhà sư có tầm ảnh hưởng lớn trong triều đình.

- Kiến trúc: nhiều chùa chiền được xây dựng: chùa Tháp, chùa Nhất Trụ,..

- Nhiều loại hình văn hóa dân gian tồn tại như ca hát, nhảy múa, đua thuyền, đấu vật,...

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Để đối phó với thủy quân Tống, Lê Hoàn đã sử dụng kế sách nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Để đối phó với thủy quân Tống, Lê Hoàn đã cho quân đóng cọc ở sông Bạch Đằng để chặn chiến thuyền địch. Sau nhiều trận chiến đấu ác liệt, cuối cùng thủy quân địch bị đánh lui.

Câu 2: Ai là người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống năm 981?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Lê Hoàn là người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống năm 981.
Năm 979, Đinh Tiên Hoàng và con trai cả Đinh Liễn bị ám hại. Vua mới còn nhỏ nên Lê Hoàn được cử làm phụ chính. Một số tướng nhà Đinh không phục đã dấy binh chống lại nhưng bị dẹp lui. Nhân cơ hội đó, nhà Tống lăm le xâm lược Đại Cồ Việt. Trước tình thế hiểm nghèo, các tướng lĩnh và quân đội đã đồng lòng suy tôn Lê Hoàn lên làm vua để chỉ huy cuộc kháng chiến.

Câu 3: Quân đội thời Tiền Lê bao gồm hai bộ phận, đó là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Quân đội thời Tiền Lê bao gồm hai bộ phận, đó là cấm quân (quân của triều đình) và quân địa phương. Cấm quân có nhiệm vụ bảo vệ vua và kinh thành. Quân địa phương đóng tại các lộ, luân phiên nhau vừa tập luyện vừa sản xuất, có nhiệm vụ bảo vệ các địa phương, tham gia chiến đấu khi có chiến tranh.

Câu 4: Cấm quân thời Tiền Lê có nhiệm vụ gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Quân đội thời Tiền Lê bao gồm hai bộ phận, đó là cấm quân (quân của triều đình) và quân địa phương. Cấm quân có nhiệm vụ bảo vệ vua và kinh thành.

Câu 5: Trong thời gian trị vì, Đinh Tiên Hoàng đã sai sứ sang giao hảo với triều đại phong kiến Trung Quốc nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Mùa xuân năm 970, Đinh Tiên Hoàng sai sứ sang giao hảo với nhà Tống để đảm bảo quan hệ bang giao giữa Đại Cồ Việt với nhà Tống, bảo vệ đất nước.

Câu 6: Sau khi dẹp "Loạn 12 sứ quân", Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sau khi dẹp "Loạn 12 sứ quân", năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình). Nhà Đinh được thành lập.

Câu 7: Tướng chỉ huy quân Tống vào xâm lược nước ta trong năm 981 là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tướng chỉ huy quân Tống vào xâm lược nước ta trong năm 981 là Hầu Nhân Bảo.

Câu 8: Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Năm 979, Đinh Tiên Hoàng mất, vua kế vị còn nhỏ, Lê Hoàn được cử làm phụ chính. Một số tướng nhà Đinh không phục đã dấy binh chống lại nhưng bị dẹp lui. Nhân cơ hội đó, nhà Tống lăm le xâm lược Đại Cồ Việt. Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống, các tướng lĩnh và quân đội nhà Đinh đã đồng lòng suy tôn Lê Hoàn lên làm vua để chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống.

Câu 9: Tên gọi của nước ta dưới thời Đinh – Tiền Lê là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, đóng đô ở Hoa Lư và đặt tên nước là Đại Cồ Việt. Tên gọi này được duy trì tận đến năm 1053, trước khi nhà Lý đổi tên nước thành Đại Việt.
Như vậy, tên gọi của nước ta dưới thời Đinh – Tiền Lê là Đại Cồ Việt.

Câu 10: Người sáng lập ra nhà Đinh là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sau khi dẹp "Loạn 12 sứ quân", năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình). Nhà Đinh được thành lập.
Người sáng lập ra nhà Đinh là Đinh Bộ Lĩnh.

Câu 11: Thái Bình là niên hiệu của vị vua nào dưới đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Thái Bình là niên hiệu của Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh) từ năm 970 đến năm 979, khi Đinh Tiên Hoàng bị ám hại.

Câu 12: Theo tiến trình lịch sử nước ta, ngay sau nhà Đinh là thời kì trị vì của triều đại nhà

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK Lịch sử 7 trang 29, cuối năm 979, nội bộ triều Đinh xảy ra một số biến cố. Đinh Tiên Hoàng và con trai Đinh Liễn bị ám hại. Vua mới còn nhỏ, Lê Hoàn được cử làm phụ chính. Một số tướng dấy binh chống lại đã bị Lê Hoàn đánh bại. Nhân cơ hội đó, nhà Tống lăm le xâm phạm bờ cõi Đại Cồ Việt. Trước tình thế hiểm nghèo, các tướng lĩnh và quân đội đồng lòng suy tôn Lê Hoàn lên làm vua để chỉ huy kháng chiến. Như vậy, sau nhà Đinh là thời kì trị vì của nhà Tiền Lê.

Câu 13: Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế và đặt tên nước là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK Lịch sử 7 trang 28, năm 968, công cuộc thống nhất đất nước hoàn thành, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.

Câu 14: Sau khi Đinh Tiên Hoàng và con trai là Đinh Liễn bị ám hại, đất nước rối ren, nạn ngoại xâm cận kề, nhân vật nào đã được suy tôn lên ngôi vua?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK Lịch sử 7 trang 29, cuối năm 979, nội bộ triều Đinh xảy ra một số biến cố. Đinh Tiên Hoàng và con trai Đinh Liễn bị ám hại. Vua mới còn nhỏ, Lê Hoàn được cử làm phụ chính. Một số tướng dấy binh chống lại đã bị Lê Hoàn đánh bại. Nhân cơ hội đó, nhà Tống lăm le xâm phạm bờ cõi Đại Cồ Việt. Trước tình thế hiểm nghèo, các tướng lĩnh và quân đội đồng lòng suy tôn Lê Hoàn lên làm vua để chỉ huy kháng chiến.

Câu 15: Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế và đóng đô ở

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK Lịch sử 7 trang 28, năm 968, công cuộc thống nhất đất nước hoàn thành, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.

Câu 16: Dưới thời Tiền Lê, cả nước được chia làm bao nhiêu lộ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Dưới thời Tiền Lê, về đơn vị hành chính, cả nước được chia làm 10 lộ, dưới lộ có phủ và châu. Các quan địa phương chưa được sắp xếp đầy đủ.

Câu 17: Sau khi cuộc kháng chiến chống Tống kết thúc thắng lợi (981), Lê Hoàn có động thái như thế nào trong quan hệ với nhà Tống?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sau khi cuộc kháng chiến chống Tống kết thúc thắng lợi (981), Lê Hoàn đã sai sứ sang nhà Tống trao trả một số tù binh và đặt lại quan hệ bình thường. Mối quan hệ hòa hảo giữa Đại Cồ Việt với nhà Tống được giữ vững.

Câu 18: Nhằm thống nhất thị trường và thúc đẩy buôn bán trong nước, nhà Đinh – Tiền Lê đã

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nhằm thống nhất thị trường và thúc đẩy buôn bán trong nước, nhà Đinh – Tiền Lê đều cho đúc tiền đồng để lưu thông trong nước. Việc cho một loại tiền thống nhất trong nước khiến việc giao lưu buôn bán trong nước trở nên dễ dàng hơn.

Câu 19: Nhằm khuyến khích nhân dân sản xuất nông nghiệp, vào mùa xuân hằng năm, các vua nhà Tiền Lê thường làm gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vào mùa xuân hằng năm, các vua nhà Tiền Lê thường tổ chức lễ cày tịch điền và tự mình cày mấy đường để khuyến khích nhân dân sản xuất nông nghiệp.

Câu 20: Lễ cày tịch điền được diễn ra đầu tiên dưới thời nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Lễ cày tịch điền là một nghi lễ truyền thống có từ thời Tiền Lê. Năm 987, vua Lê Đại Hành lần đầu tiên cùng văn võ bá quan cày ruộng ở chân núi Đọi và bắt được một chum vàng. Từ đó, qua nhiều triều đại, lễ cày tịch điền được tổ chức trong ba ngày từ mồng 5 đến mồng 7 Tết và trở thành truyền thống tốt đẹp nhằm khuyến khích mở mang, phát triển nghề nông.

Câu 21: Dưới thời Đinh – Tiền Lê, khi nhận ruộng đất để cày cấy, nông dân phải thực hiện những nghĩa vụ nào với nhà vua?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Dưới thời Đinh – Tiền Lê, ruộng đất trong nước nói chung thuộc sở hữu của làng xã. Nhân dân trong làng, theo tập tục, chia ruộng đều cho nhau để cày cấy và nộp thuế, đi lính và làm lao dịch cho nhà vua.

Câu 22: Dưới thời Đinh – Tiền Lê, ruộng đất trong nước nói chung thuộc sở hữu của

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Dưới thời Đinh – Tiền Lê, ruộng đất trong nước nói chung thuộc sở hữu của làng xã. Nhân dân trong làng, theo tập tục, chia ruộng đều cho nhau để cày cấy và nộp thuế, đi lính và làm lao dịch cho nhà vua.