Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX

Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX

4.1/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX

Lý thuyết về Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX

I. Cách mạng khoa học – công nghệ

1. Nguồn gốc

- Đòi hỏi của cuộc sống và sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.

- Sự bùng nổ dân số, tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường,… => đặt ra những yêu cầu mới đối với khoa học - kĩ thuật.

2. Đặc điểm

- Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

- Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. 

- Khoa học là nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ.

3. Các giai đoạn phát triển

- Giai đoạn 1: Đầu những năm 40 - đầu những năm 70.

- Giai đoạn 2: sau khủng hoảng năng lượng 1973 đến nay, được gọi là cách mạng khoa học - công nghệ.

4. Tác động

- Tích cực: Tăng năng suất lao động, nâng cao mức sống của con người; dẫn đến thay đổi lớn về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực; đòi hỏi phải đổi mới giáo dục và đào tạo nghề.

- Tiêu cực: ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông, dịch bệnh, vũ khí hủy diệt,…

II. Xu thế toàn cầu hóa

1. Thời gian xuất hiện

Từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh.

2. Bản chất

Là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.

3. Biểu hiện

- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.

- Sự sát nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn.

- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.

4. Tác động

- Tích cực

+ Thúc đẩy rất mạnh, rất nhanh sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng sản xuất.

+ Đưa lại sự tăng trưởng cao.

+ Góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi phải tiến hành cải cách sâu rộng để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.

- Tiêu cực

+ Làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào sâu hố ngăn cách giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước.

+ Làm mọi mặt hoạt động và đời sống con người kém an toàn.

+ Nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc, xâm phạm nền độc lập tự chủ của các quốc gia,…

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Tổ chức kinh tế - chính trị khu vực lớn nhất hành tinh được thành lập từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sau hai cuộc chiến tranh thế giới tàn khốc, sự ra đời và phát triển của Liên minh châu Âu (EU) đã thể hiện khát khao hòa bình, hợp tác và thịnh vượng của các nước Châu Âu. Sau hơn 60 năm hình thành và phát triển, EU hiện là  tổ chức kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới.

Câu 2: Khác với cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII, trong cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại, mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khác với cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII, trong cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại, mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.

Câu 3: Một hệ quả quan trọng của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ (từ năm 1973 đến nay) là sự xuất hiện của

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Một hệ quả quan trọng của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ (từ năm 1973 đến nay) là trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.

Câu 4: Giai đoạn hai của cuộc cách mạng Khoa học - kĩ thuật hiện đại chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Theo SGK Lịch sử 12, Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật ngày nay đã phát triển qua hai giai đoạn. Trong giai đoạn sau, cuộc cách mạng chủ yếu diễn ra về công nghệ.

Câu 5: Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Câu 6: Giai đoạn hai của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại còn được gọi là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật ngày nay đã phát triển qua hai giai đoạn: giai đoạn thứ nhất những năm 40 đến nửa đầu những năm 70 ; giai đoạn hai sau cuộc khủng hoảng năm lượng 1973 đến nay. Cuộc cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học - kĩ thuật nên giai đoạn thứ hại đã được gọi là cách mạng khoa học - công nghệ.

Câu 7: Sự xuất hiện của Ngân hàng Thế giới (WB), Liên minh châu Âu (EU), Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) là biểu hiện của xu thế nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Một trong những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa xuất hiện từ những năm 80 của thế kỉ XX là sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.
Như vậy, sự xuất hiện của Ngân hàng Thế giới (WB), Liên minh châu Âu (EU), Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM) là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa.

Câu 8: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng mặt tích cực của xu thế toàn cầu hóa?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Mặt tích cực của xu thế toàn cầu hóa: sự thúc đẩy rất mạnh, rất nhanh của việc phát triển và xã hội hóa lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao, góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi tiến hành cải cách sâu rộng để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.

Câu 9: Giai đoạn thứ hai của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại được gọi là cách mạng khoa học - công nghệ vì

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Giai đoạn thứ hai của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần hai được gọi là Cách mạng khoa học công nghệ là do công nghệ trở thành cốt lõi. Cuộc cách mạng chủ yếu diễn ra về công nghệ với sự ra đời của thế hệ máy tính, điện tử, vật liệu mới, về những dạng năng lượng mới và công nghệ sinh học, phát triển tin học...

Câu 10: Tổ chức nào sau đây là tổ chức liên kết khu vực?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức liên kết kinh tế - chính trị khu vực. Các tổ chức còn lại đều là tổ chức quân sự.

Câu 11: Nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ nửa sau thế kỉ XX là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong cuộc cách mạng - khoa học kĩ thuật hiện đại, mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Vì vậy, khoa học trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ nửa sau thế kỉ XX.

Câu 12: Nội dung nào sau đây là nguồn gốc của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại diễn ra do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người, nhất là trong tình hình bùng nổ dân số thế giới và sự vơi cạn nghiêm trọng các nguồn tài nguyên thiên nhiên…

Câu 13: Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối thập kỉ 90, giá trị trao đổi thương mại trên phạm vi quốc tế tăng, điều này có nghĩa là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối thập kỉ 90, giá trị trao đổi thương mại trên phạm vi quốc tế tăng cao (12 lần). Điều này có nghĩa là nền kinh tế các nước trên thế giới có quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau, tính quốc tế hóa của nền kinh tế thế giới tăng.

Câu 14: "Quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới" là bản chất của xu thế

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

"Quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới" là bản chất của xu thế toàn cầu hóa.

Câu 15: Nội dung nào sau đây là một trong những đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Những đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại:
- Đặc điểm lớn nhất của cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
- Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật, kĩ thuật đi trước mở đường cho sản xuất.
- Khoa học tham gia trực tiếp vào sản xuất, trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ.

Câu 16: Trong giai đoạn thứ hai, cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong giai đoạn thứ hai, cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại diễn ra chủ yếu về công nghệ với sự ra đời của thế hệ máy tính điện tử (thế hệ thứ ba), về vật liệu mới, năng lượng mới, phát triển tin học. Cuộc cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học - kĩ thuật nên giai đoạn thứ hai chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực công nghệ.

Câu 17: Vấn đề bùng nổ dân số, sự vơi cạn nghiêm trọng của các nguồn tài nguyên thiên nhiên đã đặt ra cho cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật nhiệm vụ gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vấn đề bùng nổ dân số, sự vơi cạn nghiêm trọng của các nguồn tài nguyên thiên nhiên đã đặt ra cho cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật phải giải quyết trước hết là chế tạo và tìm kiếm những công cụ sản xuất mới có kĩ thuật và năng suất cao, tạo ra những vật liệu mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.

Câu 18: Một trong những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa (từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX) là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa:
- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.
- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn.
- Sự ra đời của các tổ chức liên kết, kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Liên minh châu Âu (EU), Hiệp ước Thương mại tự do Bắc Mĩ (NAFTA), Khu vực Thương mại tự do ASEAN (AFTA), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM),...

Câu 19: Thách thức nghiêm trọng về mặt chính trị mà xu thế toàn cầu hóa tạo ra cho các nước là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Bên cạnh những tác động về mặt kinh tế - xã hội, xu thế toàn cầu hóa còn đặt ra thách thức to lớn về mặt chính trị đối với các quốc gia đó là vấn đề chủ quyền quốc gia.
Điều này được lý giải bằng sự tác động của kinh tế đối với chính trị. Sự hội nhập về kinh tế tăng lên sẽ kéo theo sự hội nhập về chính trị. Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, người ta thường nói về sự phụ thuộc lẫn nhau của các quốc gia dân tộc hơn là đề cập đến sự độc lập hoàn toàn của các quốc gia đó. Có thể nói, không có và không thể có một quốc gia đứng độc lập hoàn toàn tách biệt khỏi với thế giới trong bối cảnh toàn cầu hoá.

Câu 20: Một trong những mặt tiêu cực của xu thế toàn cầu hóa là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Mặt tiêu cực của xu thế toàn cầu hóa: làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào hố sâu ngăn cách giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước; làm cho mọi mặt hoạt động và đời sống của con người kém an toàn hơn, hoặc tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc và xâm phạm độc lập tự chủ của các quốc gia.

Câu 21: Nguyên nhân cơ bản làm bùng nổ cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai của nhân loại là gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Cũng như cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII - XIX, cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật ngày nay diễn ra là do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người, nhất là trong tình hình bùng nổ dân số thế giới và sự vơi cạn nghiêm trọng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 22: Nhận xét nào sau đây là đúng về xu thế toàn cầu hóa (từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX)?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược, bởi nó là hệ quả của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ. Toàn cầu hóa đem lại nhiều mặt tích cực và tiêu cực đối với các quốc gia, dân tộc trên thế giới.

Câu 23: Trong các tổ chức sau đây, tổ chức nào là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Quá trình toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới. NATO và SEV là những tổ chức kinh tế, quân sự trong phạm vi khu vực. Liên hợp quốc không phải biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa mà là một tổ chức nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Như vậy, đáp án đúng là Tổ chức thương mại Thế giới (WTO).

Câu 24:
Quốc gia khởi đầu cuộc cách mạng Khoa học - kỹ thuật lần thứ hai là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Những phát minh về kĩ thuật cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là tiền đề để ra đời cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần hai. Cuộc cách mạng này được bắt đầu từ giữa những năm 40 của thế kỉ XX và nhất là sau khi đại chiến thế giới thứ hai kết thúc. Lúc này, nhu cầu của con người cũng nâng lên một bước, đòi hỏi phải được hiện đại hóa và nhất là trong thời điểm của cuộc chiến tranh lạnh và xu thế chạy đua vũ trang, phát triển khoa học quân sự giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ được đẩy lên đỉnh điểm thì việc phát minh ra những vũ khí lợi hai, sức công phá lớn thậm chí là vũ khí hủy diệt càng được đẩy mạnh. Hoa Kì (Mĩ) là nước phát động chiến tranh lạnh tiêu diệt Liên Xô, nơi có nạn "chảy máu chất xám" sau chiến tranh thế giới hai và đây cũng chính là quốc gia khởi đầu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai của nhân loại.

Câu 25: Tổ chức nào dưới đây là tổ chức liên kết mang tính khu vực?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) là tổ chức liên kết của các nước vành đai Thái Bình Dương, là tổ chức liên kết mang tính khu vực. Những tổ chức còn lại đều là liên kết mang tính quốc tế.

Câu 26: Nội dung nào dưới đây là biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa ngày nay là:

- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.

- Sự sáp nhập các công ti thành những tập đoàn lớn.

- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.