Giáo án hoạt động trải nghiệm lớp 6 cánh diều rất hay

Giáo án hoạt động trải nghiệm lớp 6 cánh diều rất hay

4.9/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án hoạt động trải nghiệm lớp 6 cánh diều rất hay

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHỦ ĐỀ 1: TRƯỜNG HỌC CỦA EM – THÁNG 9

MỤC TIÊU – YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Bày tỏ được những cảm xúc của mình khi trở thành HS lớp 6

- Giới thiệu được những nét nổi bật của nhà trường và chủ động, tự giác tham gia xây dựng truyền thống nhà trường.

- Biết chăm sóc bản thân và điều chỉnh bản thân để phù hợp với môi trường học tập mới, phù hợp với hoàn cảnh gia tiếp.

- Thiết lập được mối quan hệ với bạn bè

- Tham gia các hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

TRƯỜNG HỌC MỚI CỦA EM

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức: Tìm hiểu những thông tin cơ bản về ngôi trường mới mà em theo học.

2. Về năng lực:

+ Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động; kiên trì thực hiện mục tiêu học tập

+ Giao tiếp với hợp tác: Hình thành kĩ năng kết bạn với những người bạn mới; hợp tác với các bạn trong lớp và các hoạt động; cùng bạn bè tham gia giải quyết nhiệm vụ học tập.

+ Giải quyết vấn đề sáng tạo: Tự xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp

+ Thích ứng với cuộc sống: Tự tin và thích ứng với môi trường học tập mới.

+ Tổ chức và thiết kế hoạt động: Lập kế hoạch hoạt động.

3. Về phẩm chất:

+ Yêu nước: Yêu quý và tự hào về trường, tự hào là HS của trường; yêu quý, trân trọng và có ý thức giữ gìn công trình, cảnh quan sư phạm của nhà trường.

+ Trách nhiệm: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ học tập, lao động.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV:

- Hướng dẫn HS tìm hiểu những thông tin về trường trung học cơ sở mà các em theo học.

- Chuẩn bị giấy A4, A0, giấy nhớ, giấy màu, giấy bìa, bìa cứng, bút dạ, bút bi, bút chì, bút màu, ghim, hồ dán…

- Những lá thăm ghi tên các hoạt động trong nhà trường.

2. Đối với HS: sgk, dụng cụ học tập, đọc trước bài học theo hướng dẫn của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TUẦN 1 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CƠ

Văn nghệ: Chào lớp 6

a. Mục tiêu:

- Nhận thức được ý nghĩa của ngày khai giảng và cảm thấy tự hào, hạnh phúc khi được thầy cô, các anh chị chào đón.

- Tự tin tham gia lễ khai giảng và có ấn tượng tốt đẹp về ngày khai giảng.

b. Nội dung: GV cùng BGH tổ chức lễ khai giảng, HS trật tự, chú ý lắng nghe, quan sát.

c. Sản phẩm: Trình tự diễn ra buổi lễ khai giảng.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV cùng BCH tổ chức trình tự lần lượt các nghi lễ của buổi lễ khai giảng:

1. Đón tiếp đại biểu

2. Lễ điều hành: Rước cờ, ảnh Bác, các đội danh dự, đại diện các khối lớp.

3. Lễ đón HS lớp 6: HS lớp 6 được tập trung ở địa didemr thuận lợi cho việc di chuyển, tay cầm cờ, hoa. Theo lời giới thiệu của người dẫn chương trình, GVCN và đại diện HS lớp 8 hoặc 9 dắt tay, hướng dẫn các em HS lớp 6 đi vào trên nền nhạc đến vị trí ngồi quy định. HS lớp 6 tự tin, vui tươi đi theo hàng, vẫy cờ chào thầy cô và các anh chị trong trường khi đi qua khán đài.

4. Lễ chào cờ

5. Đại diện GV phát biểu thể hiện sự hưởng ứng và cam kết thi đua trong năm học mới.

6. Đại điện HS cam kết thi đua học tập và rèn luyện tốt; đại diện HS lớp 6 phát biểu cảm tưởng được đón chào và học ở ngôi trường THCS.

7. Đại biểu chúc mừng GV và HS.

8. Tặng quà cho HS có hoàn cảnh khó khăn trong trường (nếu có).

Hoạt động 2: Văn nghệ chào mừng ngày khai giảng

a. Mục tiêu: Thể hiện được cảm xúc vui vẻ, hảo hứng đón chào năm học mới.

b. Nội dung: Chương trình văn nghệ có thể linh hoạt đầu, sau tiếng trống khai trường hoặc cuối chương trình.

c. Sản phẩm: Thưởng thức các tiết mục văn nghệ.

d. Tổ chức thực hiện:

- Đội văn nghệ của trường và các tiết mục văn nghệ đặc sắc của các lớp lần lượt biểu diễn.

- Đại biểu, thầy cô và học sinh cùng hưởng ứng nhiệt tình tạo nên không khí vui tươi của ngày khai giảng năm học mới.

TUẦN 1 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

- Cảm xúc khi trở thành học sinh lớp 6.

- Giới thiệu về trường học mới của em

Hoạt động 1: Cảm xúc khi trở thành học sinh lớp 6

a. Mục tiêu: HS nói lên được những cảm xúc của mình trước khi trở thành HS lớp 6.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận, trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chia sẻ cặp đôi về nội dung sau:

+ Em cảm thấy như thế nào khi trở thành HS lớp 6?

+ Những cảm xúc của bản thân trong ngày đầu đến học ở một môi trường mới? (ví dụ: hồi hộp, hào hứng, lo lắng…)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút.

- GV quan sát HS thảo luận.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS chia sẻ trước lớp những cảm xúc ấy của mình.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận: Những cảm xúc khi trở thành HS lớp 6 thật đáng trân trọng. Bên cạnh niềm tự hào, háo hức thì cũng xen lẫn những hồi hộp, băn khoăn… Tất cả những cảm xúc ấy cùng là những kỉ niệm đẹp của ngày đầu đến trường sẽ là những kí ức không thể nào quên.

1. Cảm xúc khi trở thành học sinh lớp 6

- Vào lớp 6 em cảm thấy vừa vui mừng nhưng cũng rất lo lắng, hồi hộp…

- Cảm xúc của bản thân trong ngày đầu đến môi trường mới: hồi hộp, hào hứng, lo lắng…

Hoạt động 2: Giới thiệu về trường học mới của em

a. Mục tiêu: HS giới thiệu về ngôi trường trung học cơ sở mà em đang theo học.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận, trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS chia sẻ trường học mới.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia nhóm, mỗi nhóm 4 người

- GV cho các nhóm thảo luận và sử dụng sơ đồ tư duy để giới thiệu về ngôi trường trung học cơ sở mà các em đang học.

- GV hướng dẫn, gợi ý các nhóm HS thảo luận theo các nội dung sau:

+ Một vài nét cơ bản về lịch sử của trường

+ Một tả cảnh quan, khuôn viên của nhà trường

+ Điều gì ở trường làm em ấn tượng nhất?

+ Những cảm nghĩ, mong muốn về ngôi trường mới?...

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 - 7 phút.

- GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Kết thúc thời gian thảo luận, GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình trước lớp.

- GV và các bạn HS trong lớp đặt câu hỏi cho nhóm vừa trình bày.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận: Mỗi môi trường đều có truyền thống xây dựng và phát triển cùng với những đặc điểm của riêng mình. Tham gia với hoạt động tìm hiểu nhà trường sẽ giúp các em thêm yêu quý ngôi trường mà mình theo học. Mỗi HS có quyền tự hào về ngôi trường mà các em theo học. Chúng ta cần có những hành động thiết thực góp phần giữ gìn và xây dựng nhà trường.

2. Giới thiệu về trường học mới của em

- Lịch sử hình thành của trường.

- Mô tả về trường: địa chỉ trường, các tòa nhà, lớp học, khung cảnh xung quanh trường…

- Những ấn tượng, cảm xúc về ngôi trường mới.

TUẦN 1 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

Cảm nhận về tuần học đầu tiên

a. Mục tiêu: HS chia sẻ về những suy nghĩ , cảm xúc của mình trong tuần học đầu tiên ở trường trung học cơ sở.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS suy nghĩ, chia sẻ cảm xúc

c. Sản phẩm: HS chia sẻ cảm xúc của mình

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV ổn định lớp, tổ chức cho HS chia sẻ theo cặp đôi về những cảm nhận của mình sau tuần học đầu tiên tại ngôi trường mới theo những gợi ý sau:

+ Hãy chia sẻ những cảm xúc của em sau tuần học đầu tiên tại ngôi trường mới?

+ Vì sao lại có những cảm xúc ấy?

+ Điều gì khiến em ấn tượng nhất/ hài lòng nhất trong tuần học vừa qua? Vì sao?

+ Những cảm nhận của em sau tuần học đầu tiên ở trường trung học cơ sở khác gì so với hồi em học ở trường tiểu học?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ trong vòng 5 – 7 phút

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số cặp HS lên chia sẻ trước lớp

- GV cùng xây dựng nội quy lớp học.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận: Những trải nghiệm đầu tiên ở trường trung học cơ sở luôn là những kí ức không thể nào phai. Những trải nghiệm ấy có thể bao gồm cả những điều tốt hoặc chưa tốt, những điều khiến em hài lòng hoặc chưa hài lòng nhưng chúng sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc đời HS của các em. Hãy trân trọng những cảm xúc ấy.

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TUẦN 2 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CƠ

Tìm hiểu về truyền thống nhà trường

Hoạt động 1: Chào cờ

a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển.

b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét.

c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT.

d. Tổ chức thực hiện:

- HS điều khiển lễ chào cờ.

- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.

- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.

Hoạt động 2: Chơi trò chơi “ Ai biết nhiều hơn?”

a. Mục tiêu: Thể hiện được những hiểu biết của bản thân về truyền thống nhà trường.

b. Nội dung: chơi trò chơi “Ai biết nhiều hơn?”.

c. Sản phẩm: HS tham gia trò chơi.

d. Tổ chức thực hiện:

- TPT mời ba HS lên sân khấu chơi trò chơi “Ai biết nhiều hơn?”.

- TPT viết lên ở chính giữa ba tấm bảng đen cụm từ “Truyền thống trường em” và khoanh tròn lại. Sau đó ba em HS ghi các từ, cụm từ nói về truyền thống nhà trường xung quanh cụm từ “Truyền thống trường em” trong vòng 2 phút.

- Em nào viết được nhiều từ và đúng hơn sẽ được nhận phần thưởng.

- Cả trường chú ý theo dõi, cổ vũ, động viên.

Hoạt động 3: tìm hiểu về truyền thống nhà trường

a. Mục tiêu:

- Nêu được các truyền thống tốt đẹp của nhà trường và ý nghĩa của những truyền

thống đó;

- Xác định được trách nhiệm của bản thân trong việc phát huy truyền thống nhà trường.

b. Nội dung: ti tìm hiểu truyền thống nhà trường.

c. Sản phẩm: HS tham gia cuộc thi.

d. Tổ chức thực hiện:

- Người điều khiến giới thiệu BGK cuộc thi.

- Các đội thi vào vị trí để chuẩn bị thi. BGK nêu thể lệ thi, cách chấm điểm, quy định thời gian chuẩn bị để trả lời, thang điểm cho từng loại câu hỏi để các đội thi cùng biết.

- Người dẫ chương trình lần lượt nêu yêu cầu và từng câu hỏi thi. Các đội thi cùng nhau suy nghĩ, thảo luận trong 1 phút để đưa ra câu trả lời cho mỗi câu hỏi. Đội nào có tín hiệu trước (bằng cách cắm cờ hoặc lắc chuông) thì sẽ được quyền trả lời. Nếu trả lời chưa đúng thì đội khác có quyển thay thế. Nếu không có đội nào trả lời đúng thì mời khán giả trả lời. Nếu không có kết quả đúng thì BGK nêu đáp án.

* Bộ câu hỏi:

- Trường mình được thành lập vào ngày, tháng, năm nào? Y nghĩa tên của trường?

- Hãy nêu tên 5 truyền thống của trường.

- Hãy kể những danh hiệu chính mà trường đã đạt được kể từ khi thành lập.

- Hãy kể tên các thầy, cô giáo là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng của trường hiện nay.

- Trong những truyền thống của trường mình, theo bạn truyền thống nào là tiêu biểu nhất? Vì sao?

- Theo bạn, làm thế nào để phát huy truyền thống nhà trường?

- Lớp bạn đã làm được những gì để góp phần phát huy truyền thống nhà trường?

- Bài hát nào có từ nói về mái trường?

Đáp án: Bài “Trường em xinh, làng em đẹp” (sáng tác: Phan Trần Bảng)...

- Bài hát nào có từ “cô giáo em”?

Đáp án: Bài “Đi học” (nhạc: Bùi Đình Thảo - lời thơ: Hoàng Minh Chính)...

- Bài hát nào có từ “lớp”?

Đáp án: Bài “Lớp chúng ta đoàn kết” (sáng tác: Mộng Lân)....

Hoạt động 4: Văn nghệ

a. Mục tiêu: Thể hiện được thái độ tự hào về truyền thống nhà trường.

b. Nội dung: HS các lớp biểu diễn văn nghệ

c. Sản phẩm: các tiết mục văn nghệ

d. Tổ chức thực hiện:

- Các lớp được phân công chuẩn bị tiết mục văn nghệ lần lượt lên biểu diễn.

- Toàn trường cổ vũ, động viên.

TUẦN 2 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

- Trò chơi Đoán ý đồng đội

- Khám phá các hoạt động của nhà trường.

- Kế hoạch hoạt động của lớp em

Hoạt động 1: Trò chơi đoán ý đồng đội

a. Mục tiêu:

+ HS nhanh nhạy, linh hoạt trong việc thể hiện sự hiểu biết của mình về các hoạt động trong nhà trường.

+ Giúp HS thấy thoải mái, thư giãn, vui vẻ, nâng cao tinh thần đoàn kết, sự thấu hiểu nhau hơn giữa các thành viên trong lớp.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS chơi trò chơi

c. Sản phẩm: Thái độ tham gia trò chơi của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm

- GV trình bày luật chơi:

+ Một bạn trong nhóm bốc thăm tên một hoạt động ở trường và mô tả hoạt động đó bằng hành động, không sử dụng lời nói.

+ Hết 1 phút mà nhóm chơi không có câu trả lời, thành viên của các nhóm còn lại có thể đưa ra câu trả lời. Nếu câu trả lời đúng thì đội đó giành được điểm.

- GV lần lượt mời từng nhóm lên chơi trò chơi.

- Sau khi chơi xong, GV yêu cầu các nhóm trả lời câu hỏi: Từ trò chơi trên, em rút ra được điều gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe thể lệ và tham gia chơi trò chơi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV kết thúc lượt chơi, GV tổng kết điểm, khen thưởng nhóm có nhiều câu trả lời đúng nhất.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá quá trình HS tham gia trò chơi, chuyển sang nội dung mới.

1. Trò chơi đoán ý đồng đội

- HS tham gia các chơi trò chơi

- Kết luận:

+ Tham gia các hoạt động cùng bạn sẽ giúp chúng ta hiểu nhau hơn.

+ Chúng ta hãy tích cực tham gia vào các hoạt động cùng bạn bè để xây dựng tình bạn gắn bó.

Hoạt động 2: Khám phá các hoạt động của nhà trường

a. Mục tiêu: HS trình bày sự hiểu biết của mình về các hoạt động trong nhà trường.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận, chia sẻ về hoạt động của nhà trường

c. Sản phẩm: Những điều HS chia sẻ.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm, sử dụng kĩ thuật “khăn trải bàn” để tổ chức cho các nhóm thảo luận.

- GV giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm: Chia sẻ sự hiểu biết của em về các hoạt động của nhà trường và trình bày kết quả thảo luận theo gợi ý:

Tên hoạt động

Thời gian

Địa điểm

Tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ đọc sách

Thứ năm

Thư viện trường

- Các nhóm thảo luận theo gợi ý:

+ Lần lượt từng thành viên nêu ý kiến về thông tin các hoạt động của nhà trường mà mình tìm hiểu được.

+ Nhóm trưởng tổng hợp ý kiến của các thành viên trong nhóm.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận

- GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- GV và HS của các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận: Tìm hiểu các hoạt động của nhà trường sẽ giúp các em có sự lựa chọn các hoạt động phù hợp với khả năng, sở thích và thời gian của bản thân. Trên cơ sở đó, các em sẽ xây dựng kế hoạch để tham gia một cách hiệu quả.

2. Khám phá các hoạt động của nhà trường

- Ví dụ bảng mẫu:

Tên hoạt động

Thời gian

Địa điểm

Tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ đọc sách

Thứ năm

Thư viện trường

Sinh hoạt câu lạc bộ ghi ta

Thứ bảy

Khuôn viên trường

Sinh hoạt câu lạc bộ Tiếng anh

Thứ tư

Phòng đoàn đội

Hoạt động 3: Kế hoạch hoạt động của lớp em

a. Mục tiêu: HS xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp liên quan đến các lĩnh vực: học tập, vui chơi, giải trí, văn hóa – văn nghệ, thể dục – thể thao, góp phần xây dựng truyền thống gia đình.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận, chia sẻ hoạt động của lớp.

c. Sản phẩm: Những chia sẻ của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm

- GV cho mỗi nhóm cùng thảo luận để xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp liên quan đến 4 lĩnh vực: học tập, vui chơi, giải trí, văn hóa – văn nghệ, thể dục – thể thao theo gợi ý: (sgk)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Mỗi nhóm đề xuất 4 bạn trong nhóm mình tham gia điều phối bốn lĩnh vực hoạt động chung của lớp.

- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện mỗi nhóm lên trình bày kế hoạch của nhóm mình.

- GV và HS của các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho lớp bình chọn kế hoạch khả thi bằng hình thức giơ tay.

- GV đánh giá, kết luận: Mỗi nhà trường đều có rất nhiều hoạt động. Tham gia đầy đủ các hoạt động trong nhà trường là quyền lợi, trách nhiệm của HS.

3. Kế hoạch hoạt động của lớp em

- Kế hoạch hoạt động của lớp (bảng dưới)

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỦA LỚP 6A

Lĩnh vực hoạt động

Mục tiêu

Cách thức hoạt động

Thời gian

Người phụ trách

Học tập

Vui chơi

Văn hóa - văn nghê

Thể dục – thể thao

TUẦN 2 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

Trải nghiệm khi tham gia các hoạt động của trường

a. Mục tiêu: HS chia sẻ về những trải nghiệm của bản thân khi tham gia các hoạt động ở trường.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận, chia sẻ trải nghiệm

c. Sản phẩm: Những chia sẻ của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS chia sẻ cặp đôi về những trải nghiệm của các em khi tham gia các hoạt động ở trường theo những nội dung gợi ý sau:

+ Tên hoạt động đã tham gia

+ Cảm xúc của em khi tham gia các hoạt động

+ Cảm xúc của em khi tham gia các hoạt động ở trường

+ Lợi ích của việc tham gia các hoạt động ở trường.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS bắt cặp với bạn bên cạnh, thực hiện chia sẻ.

- GV quan sát quá trình thực hiện của HS

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS lên chia sẻ trước lớp

- GV đưa ra ý kiến tư vấn cho HS để các em đạt hiệu quả cao hơn khi tham gia các hoạt động ở trường.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận:

+ Tham gia các hoạt động ở trường sẽ giúp các em hiểu hơn về ngôi trường mà mình đang theo học.

+ Tích cực tham gia các hoạt động ở trường cũng sẽ giúp các em khám phá những tiềm năng của bản thân.

+ Chia sẻ những trải nghiệm của bản thân khi tham gia các hoạt động ở trường và lắng nghe các bạn khác chia sẻ sẽ giúp các em rút ra những bài học cho riêng mình, từ đó có kế hoạch hoạt động hiệu quả hơn.

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

THÍCH NGHI VỚI MÔI TRƯỜNG MỚI

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- HS nhận biết được những khó khăn gặp phải khi học ở môi trường học tập mới.

- HS nêu được những việc cần làm để chăm sóc bản thân phù hợp với môi trường học tập mới.

2. Về năng lực: HS được phát triển các năng lực:

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động; kiên trì thực hiện mục tiêu học tập. – Giao tiếp và hợp tác: Tìm hiểu, làm quen và thể hiện cảm xúc với những người bạn mới; hợp tác với các bạn trong lớp trong các hoạt động; cùng bạn bè tham gia giải quyết nhiệm vụ học tập.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tìm ra cách khắc phục những khó khăn ở trường học mới.

- Thích ứng với cuộc sống: Khắc phục khó khăn ở trường học mới; chăm sóc và điều chỉnh bản thân để thích ứng với môi trường học tập mới.

- Tổ chức và thiết kế hoạt động: Làm thiếp và tổ chức hoạt động tặng thiếp, nói lời khen, lời yêu thương với bạn bè.

3. Về phẩm chất:

- Trách nhiệm: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ học tập, lao động.

- Chăm chỉ: Cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt, thực hiện việc chăm sóc và điều chỉnh bản thân.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV:

- Giấy A0, A4, giấy màu các loại, giấy nhớ.

- Bút dạ, bút chì màu, kéo, hồ dán, băng dính.

2. Đối với HS: sgk, vở ghi, dụng cụ học tập, đọc trước bài GV giao

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TUẦN 3 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CƠ

Văn nghệ: Hát về mái trường

Hoạt động 1: Chào cờ

a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển.

b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét.

c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT.

d. Tổ chức thực hiện:

- HS điều khiển lễ chào cờ.

- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.

- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.

Hoạt động 2: Văn nghệ

a. Mục tiêu: HS vui vẻ, hứng thú tham gia hoạt động văn nghệ do nhà trường tổ chức

b. Nội dung: biểu diễn văn nghệ

c. Sản phẩm: tiết mục văn nghệ của lớp.

d. Tổ chức thực hiện:

- Các lớp được phân công chuẩn bị các tiết mục văn nghệ với chủ đề “Mái trường em yêu”.

- GV chuẩn bị kế hoạch:

+ Bầu ban tổ chức. Ban tổ chức chịu trách nhiệm thiết kế kế hoạch hội thi: thời gian, địa điểm, chương trình.

+ Bầu ban giám khảo để chấm các tiết mục, sản phẩm nghệ thuật. Ban giảm khảo bao gồm: thầy/cô chủ nhiệm, thầy cô bộ môn (nếu có thể mời), phụ huynh (nếu có thể mời), các bạn có năng khiếu trong các lĩnh vực khác nhau.

+ Phân chia các lớp theo nguyện vọng và năng khiếu của HS.

+ Mỗi nhóm lựa chọn và chuẩn bị các tiết mục sản phẩm để tham gia hội diễn nghệ thuật với chủ đề “Mái trường em yêu”.

+ Các tiết mục có thể là: hát, múa, nhảy, đọc thơ, biểu diễn nhạc cụ, đóng kịch, vẽ tranh.....

+ Mỗi tiết mục trình bày từ 5 đến 7 phút.

- GV tổng kết và công bố kết quả biểu diễn văn nghệ.

TUẦN 3 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

- Khắc phục khó khăn ở trường học mới.

- Chăm sóc và điều chỉnh bản thân

Hoạt động 1: Khắc phục khó khăn ở trường học mới

a. Mục tiêu:

- HS chia sẻ được những khó khăn mình gặp phải khi vào học tại trường học cơ sở.

- Nêu được những cách khắc phục các khó khăn đó.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận, tìm ra phương án khắc phục khó khăn ở trường học mới.

c. Sản phẩm: Những phương án HS đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chia sẻ theo cặp đôi về những nội dung sau: Trình bày những khó khăn mà các em gặp phải khi vào học tại trường trung học cơ ở các lĩnh vực:

+ Trong hoạt động học tập

+ Trong giao tiếp với thầy cô, bạn bè

+ Trong việc thực hiện các nội quy của nhà trường

+ Cách khắc phục những khó khăn đó

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS bắt cặp với bạn bên cạnh, thực hiện chia sẻ.

- GV quan sát quá trình thực hiện của HS

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số cặp đôi HS lên chia sẻ trước lớp.

- GV đưa ra ý kiến tư vấn cho HS để các em đạt hiệu quả cao hơn trong quá trình học tập ở ngôi trường mới.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận.

1. Khắc phục khó khăn ở trường học mới

- Các em sẽ thấy có những sự khác biệt ở trường trung học cơ sở sở với trường tiểu học như: xuất hiện một số môn học mới; kiến thức khó hơn và nhiều hơn; cô và bạn bè mới; nhà trường cũng đưa ra những nội quy, những yêu cầu cao hơn; điều này có thể khiến các em gặp những khó khăn hoặc bỡ ngỡ.

- Việc nhận biết được những khó khăn này sẽ giúp các em có kế hoạch phục và dần dần chúng ta sẽ thích nghi được với môi trường mới.

Hoạt động 2: Chăm sóc và điều chỉnh bản thân

a. Mục tiêu:

- HS biết được những việc cần làm để chăm sóc bản thân phù hợp với môi trường học tập mới.

- HS biết cách điều chỉnh bản thân để phù hợp với môi trường học tập mới.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận, tìm ra cách chăm sóc và điều chỉnh bản thân ở trường học mới.

c. Sản phẩm: HS đưa ra cách chăm sóc và cách điều chỉnh bản thân.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và trình bày kết quả thảo luận trên giấy A0 bằng sơ đồ khối:

+ Chia sẻ những việc em cần làm để chăm sóc bản thân phù hợp với môi trường học tập mới theo gợi ý: chế độ dinh dưỡng, vệ sinh cá nhân, thể dục – thể thao, các hoạt động vui chơi giải trí…

+ Theo em những việc cần làm để điều chỉnh bản thân phù hợp với môi trường học tập mới theo gợi ý: Thói quen sinh hoạt, phương pháp học tập…

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát quá trình thực hiện của HS

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lên bảng thuyết trình bằng sơ đồ tư duy của nhóm mình.

- GV gọi HS các nhóm khác nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận.

2. Chăm sóc và điều chỉnh bản thân

- Biết cách tự chăm sóc bản thân khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần thể hiện tính tự lực, tự lập, có ý thức, trách nhiệm với chính mình.

- Xây dựng kế hoạch rèn luyện và tự điều chỉnh bản thân sẽ giúp em dần dần hoàn thiện và trưởng thành hơn.

TUẦN 3 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

Kinh nghiệm thích nghi với môi trường mới

a. Mục tiêu: HS chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân trong việc thích nghi với môi trường mới.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm để thích ghi với ngôi trường mới.

c. Sản phẩm: HS chia sẻ kinh nghiệm của mình.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV phát cho HS giấy nhớ hoặc những mẩu giấy nhỏ và yêu cầu các em viết lên đó những kinh nghiệm cá nhân trong việc thích nghi với môi trường mới (GV có thể gợi ý cho HS nhớ lại những kinh nghiệm của bản thân có được trong những tuần đầu học tại trường trung học cơ sở hoặc những kinh nghiệm các em được nghe từ cha mẹ, anh chị trong gia đình,...).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nhận giấy, viết những chia sẻ của mình lên giấy

- HS viết xong dán tờ giấy đó lên bảng.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS lên đọc những kinh nghiệm được viết trong mẫu giấy.

- HS phát biểu suy nghĩ sau khi nghe những kinh nghiệm đã được chia sẻ.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận: Lắng nghe và học hỏi lẫn nhau những kinh nghiệm thích nghi với môi trường mới sẽ giúp các em đạt kết quả tốt trong quá trình học tập và rèn luyện ở trường trung học cơ sở.

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TUẦN 4 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CƠ

Cuộc thi: Nếu em là hiệu trưởng

Hoạt động 1: Chào cờ

a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển.

b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét.

c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT.

d. Tổ chức thực hiện:

- HS điều khiển lễ chào cờ.

- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.

- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.

Hoạt động 2: Cuộc thi: Nếu em là hiệu trưởng

a. Mục tiêu: HS vui vẻ, hứng thú tham gia cuộc thi.

b. Nội dung: HS lên tham gia cuộc thi

c. Sản phẩm: kết quả cuộc thi.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV chuẩn bị kế hoạch:

+ Bầu ban tổ chức. Ban tổ chức chịu trách nhiệm thiết kế kế hoạch hội thi: thời gian, địa điểm, chương trình.

+ Bầu ban giám khảo để chấm cuộc thi. Ban giảm khảo bao gồm:BGH, thầy/cô chủ nhiệm, thầy cô bộ môn, các bạn có năng khiếu trong các lĩnh vực khác nhau.

+ GV phổ biến hình thức thi (các lớp đã được dặn dò chuẩn bị bài thuyết trình từ tuần trước).

+ Phân chia các lớp lên tham gia cuộc thi.

+ BTC chuẩn bị bộ câu hỏi, quà tặng cho cuộc thi.

+ Sau khi các lớp tham gia cuộc thi, người dẫn chương trình đặt câu hỏi cho HS bên dưới để cùng tham gia vào cuộc thi.

- GV tổng kết và công bố kết quả cuộc thi.

TUẦN 4 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

Giới thiệu về người bạn mới

a. Mục tiêu: HS giới thiệu được về người bạn mới của mình ở trường trung học cơ sở.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS chia sẻ về bạn mới của mình.

c. Sản phẩm: HS mạnh dạn chia sẻ người bạn mới.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS chuẩn bị phần giới thiệu về người bạn mới của mình ở trường trung học cơ sở theo các gợi ý sau:

+ Tên của bạn;

+ Sở thích của bạn;

+ Điều em ấn tượng nhất về bạn.

Lưu ý: Mỗi HS có thể lựa chọn hình thức giới thiệu về người bạn mới của mình như phác hoạ chân dung, làm thơ, viết đoạn văn mô tả, kể chuyện, sáng tác thơ về bạn...

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lựa chọn một người bạn trong lớp yêu thích, viết những điều chia sẻ về bạn ấy.

- GV quan sát quá trình thực hiện của HS

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS lên chia sẻ.

- GV mời một số HS chia sẻ cảm nghĩ khi được bạn giới thiệu người bạn mới đó là mình.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận: Khi lên học ở trường trung học cơ sở, các em sẽ có nhiều người bạn mới. Án tượng về người bạn mới, về lần đầu làm quen, kết bạn luôn là những kỉ niệm khó quên.

TUẦN 4 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

- Làm thiếp tặng bạn

a. Mục tiêu:

- HS làm thiếp tặng một người bạn trong lớp.

- HS thể hiện được tình cảm với các bạn trong lớp.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thực hiện làm thiếp tặng bạn.

c. Sản phẩm: Thiếp của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho mỗi HS làm thiếp, trên thiếp mô tả về người bạn của mình (về đặc điểm ngoại hình, tính cách,...).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời một số HS mô tả về người bạn đó trước lớp để các bạn khác đoán đó là ai.

- HS lựa chọn một người bạn trong lớp để làm thiệp tặng bạn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trao tặng tấm thiếp đó cho người bạn được mình mô tả.

- Người được tặng thiếp bày tỏ cảm xúc khi nhận được tấm thiếp từ người bạn của mình.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét sự tích cực, tinh thần, thái độ của HS trong hoạt động vừa rồi.

- GV kết luận: Mỗi chúng ta đều có những người bạn mà chúng ta yêu quý. Các em hãy biết trân trọng và giữ gìn những tình cảm đó.

ĐÁNH GIÁ CUỐI CHỦ ĐỀ 1

I. MỤC TIÊU

- HS chia sẻ về những cảm xúc của các em khi tham gia các hoạt động của chu đề Trường học của em.

- HS rèn khả năng tự nhận xét, tự đánh giá bản thân.

- HS đánh giá tinh thần, thái độ tham gia hoạt động của các bạn trong nhóm trong lớp.

II. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN

1. Đánh giá mức độ tham gia của em trong các hoạt động

Hãy đánh dấu nhân (x) trước phương án phù hợp:

(…) Rất tích cực (…) Tích cực (…) Chưa tích cực.

2. Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ của chủ đề

Hãy đánh dấu nhân (x) vào ô tương ứng:

STT

Các nhiệm vụ

Kết quả thực hiện

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Cần cố gắng

1

Em bày tỏ được cảm xúc của mình khi trở thành HS lớp 6.

2

Em biết chăm sóc bản thân khi học ở môi trường mới.

3

Em biết điều chỉnh bản thân để phù hợp với yêu cầu của môi trường mới.

4

Em giới thiệu được những nét nổi bật về ngôi trường mà em đang theo học cho mọi người xung quanh.

5

Em tự giác tham gia xây dựng truyền thống nhà trường.

6

Em làm quen và kết bạn với những người bạn mới, thiết lập được mối quan hệ với bạn bè.

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHỦ ĐỀ 2: EM ĐANG TRƯỞNG THÀNH – THÁNG 10

MỤC TIÊU – YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nhận ra sự thay đổi tích cực và những giá trị của bản thân, giới thiệu được đức tính đặc trưng và thể hiện sự tự tin về bản thân.

- Gìn giữ tình bạn và xử lú được một số vấn đề nảy sinh trong quan hệ bạn bè.

- Thể hiện được tình cảm yêu thương và ứng xử phù hợ với các thành viên trong gia đình.

- Sắp xếp được góc học tập, nơi sinh hoạt cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.

TRỞ THÀNH NGƯỜI LỚN

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

- Trình bày được các biến đổi về đặc điểm bề ngoài của bản thân.

- Nhận biết và trình bày được với thầy cô, các bạn về những đặc điểm tính cách, năng lực của bản thân.

- Nhận biết được ý nghĩa của tình bạn.

2. Về năng lực: HS được phát triển các năng lực:

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động; kiên trì thực hiện mục tiêu học tập

- Giao tiếp và hợp tác: Biết cách xây dựng mối quan hệ bạn bè tốt đẹp; hợp tác với các bạn trong lớp trong các hoạt động; cùng bạn bè tham gia giải quyết nhiệm vụ học tập.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tìm ra cách khắc phục những điểm yếu, phá huy điểm mạnh của bản thân; hình dung ra bản thân trong tương lai để có phương hướng phấn đấu, rèn luyện; xử lí tình huống mâu thuẫn với bạn bè.

- Thích ứng với cuộc sống: Khắc phục nhược điểm, lập kế hoạch rèn luyện bản thân để đạt được mục tiêu.

- Tổ chức và thiết kế hoạt động: Xây dựng kế hoạch rèn luyện bản thân.

- Định hướng nghề nghiệp: Nhận thức được sở thích, khả năng của bản thân.

3. Về phẩm chất

- Trách nhiệm: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ học tập, lao động.

- Chăm chỉ: Cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.

- Trung thực: Nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, bày tỏ cảm c tích cực với bản thân

- Nhân ái: Nhận ra điểm tốt, đáng yêu của bạn bè và trân trọng những điều đó.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV:

- Đọc tài liệu về tuổi dậy thì: đặc điểm thể chất, đặc điểm tâm lí của HS.

- Đọc kĩ hướng dẫn tiến hành hoạt động, nắm vững các bước của hoạt động.

- Chuẩn bị 2 lá thăm:

+ Lá thăm 1: Hãy nói về những thay đổi ngoại hình của em.

+ Lá thăm 2: Hãy nói về những đặc điểm mà em thấy hài lòng ở bản thân.

- Giấy A4, bút và thẻ màu.

2. Đối với HS: Sgk, vở ghi, đồ dùng học tập, đọc trước bài GV yêu cầu.

TUẦN 5 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CƠ

Phỏng vấn học sinh lớp 6: Em là học sinh lớp 6

Hoạt động 1: Chào cờ

a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển.

b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét.

c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT.

d. Tổ chức thực hiện:

- HS điều khiển lễ chào cờ.

- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.

- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.

Hoạt động 2: Phỏng vấn học sinh lớp 6: Em là học sinh lớp 6

a. Mục tiêu:

- Hiểu được cảm xúc, suy nghĩ của HS lớp 6

b. Nội dung: GV cùng BGH tổ chức phỏng vấn HS lớp 6.

c. Sản phẩm: cuộc phỏng vấn

d. Tổ chức thực hiện:

- TPT tổ chức phỏng vấn HS lớp 6: Chia sẻ cảm xúc của em khi trở thành học sinh lớp 6 theo gợi ý sau:

+ Em cảm thấy như thế nào khi trở thành học sinh lớp 6?

+ Những cảm xúc của bản thân trong ngày đầu đến học ở một ngôi trường mới (hồi hộp, hào hứng...)

+ Giới thiệu về trường học mới của em theo các gợi ý sau:

  • Một vài nét cơ bản về lịch sử của trường
  • Mô tả cảnh quan, khuôn viên trường em
  • Điều gì ở trường làm em ấn tượng nhất?
  • Chia sẻ những cảm nghĩ, mong muốn về ngôi trường mới

+ Chia sẻ những cảm nhận của em về tuần học đầu tiên tại ngôi trường mới

- HS khối 6 tham gia tích cực chia sẻ. Các anh/chị khối 7,8,9 chia sẻ, hỗ trợ cho các em lớp 6 để nhanh chóng hòa đồng, làm quen được với trường học mới.

- GV tổng kết và nhờ GVCN hướng dẫn thêm cho HS lớp 6.

TUẦN 5 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

- Những thay đổi của bản thân.

- Phát huy điểm tốt của bản thân

- Chân dung của em trong tương lai

Hoạt động 1: Những thay đổi của bản thân

Nhiệm vụ 1: Chia sẻ với bạn về những thay đổi của bản thân

a. Mục tiêu:

- HS nhận biết và nêu được các thay đổi của bản thân.

- Có thái độ tôn trọng đối với sự khác biệt của bạn bè.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận đưa ra những thay đổi của bản thân

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV tổ chức làm việc cả lớp.

- HS bốc thăm một trong các lá thăm GV đã chuẩn bị và có thể trình bày, mô tả một cách tự do về những nội dung có liên quan theo yêu cầu ghi trong lá thăm.

- Mỗi lá thăm có 1 yêu cầu. Yêu cầu có thể về:

+ Những thay đổi cơ thể (ngoại hình) của bản thân mà HS nhận thấy hiện nay so với lúc còn là HS tiểu học: chiều cao, vóc dáng, khuôn mặt, giọng nói của bản thân, sở thích,...

+ Những đặc điểm mà em thấy hài lòng về bản thân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe GV hướng dẫn và thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV yêu cầu HS chia sẻ, GV nhận xét và tổng kết.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá quá trình HS tham gia hoạt động, chuyển sang nội dung mới.

1. Những thay đổi của bản thân

a. Chia sẻ với bạn về những thay đổi của bản thân

- HS lớp 6 bước vào tuổi dậy thì nên có những thay đổi so với khi còn học ở tiểu học. Những thay đổi đó có thể diễn ra sớm hơn hay muộn hơn ở mỗi bạn. Nhưng những thay đổi đó đều là điều bình thường.

- Trong quá trình lớn lên, mỗi HS sẽ có nhiều điểm riêng. Chúng ta cần tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân.

Nhiệm vụ 2: Mô tả bản thân thông qua ô cửa về bản thân

a. Mục tiêu:

- HS nhận biết và mô tả được các đặc điểm của bản thân.

- HS biết đặt mình vào vị trí của người khác để nhận biết được một số đặc điểm về bản thân.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận đưa ra những đặc điểm của bản thân

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu, dẫn dắt HS thực hiện hoạt động như sau: “Mỗi chúng ta có thể biết một số điều về bản thân: tính cách, năng lực, các mối quan hệ,... nhưng cũng có những điều bản thân chúng ta không biết. Tương tự như vậy, người khác có thể biết một số điều về bản thân chúng ta nhưng cũng có những điều họ không biết. Hãy thử nghĩ xem những điều đó là gì?”.

- Yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ vẽ ô cửa về bản thân: Hãy hình dung và mô tả bản thân em thông qua việc vẽ “Ô cửa về bản thân” theo cách dưới đây:

+ Vē 3 ô cửa.

+ Trang trí ô cửa bằng những từ hoặc hình ảnh nói về đặc điểm của bản thân: đặc điểm ngoại hình, sở thích, tính cách, thói quen, ước mơ theo yêu cầu:

  • Ô cửa số 1: Những đặc điểm mà em biết về bản thân và những người khác
  • Ô cửa số 2: Những điểm em biết về bản thân nhưng những người khác không biết.
  • Ô cửa số 3: Những điều em mơ ước về bản thân.

- Chia sẻ trước lớp về các ô cửa mình đã vẽ và chỉ ra các đức tính tốt của bản thân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV hướng dẫn cách mô tả bản thân qua các ô cửa.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV yêu cầu HS mô tả bản thân

- HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá quá trình HS tham gia hoạt động, chuyển sang nội dung mới.

b. Mô tả bản thân thông qua ô cửa về bản thân

- Mỗi chúng ta là một thế giới riêng, có màu sắc, giá trị riêng.

- Nhận biết về bản thân rất quan trọng. Cần rèn luyện khả năng nhận biết chính xác bản thân mình.

Hoạt động 2: Phát huy điểm tốt của bản thân

- Giúp HS nhận ra điểm mạnh của bản thân.

- Hình thành sự tự tin và khuyến khích HS phát huy điểm mạnh của mình.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận đưa ra những điểm tốt của bản thân

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS vẽ hình bàn tay lên một tờ giấy và điền vào mỗi ngón tay một nội dung sau:

+ Ngón cái: Một đặc điểm của bản thân mà em thấy hài lòng;

+ Ngón trỏ: Một mục tiêu mà em đặt ra trong năm học này;

+ Ngón giữa: Một điều em mong ước về bản thân;

+ Ngón áp út: Một điều quan trọng với em;

+ Ngón út: Một đặc điểm của bản thân mà em thấy chưa hài lòng.

- GV yêu cầu HS Chia sẻ trước lớp về những điểm tốt của mình.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Lần lượt mỗi HS chia sẻ với các bạn trong nhóm. Tập trung vào việc chia sẻ những điểm tốt và cách khắc phục điểm chưa hài lòng để đạt được mục tiêu của bản thân.

- GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- GV và HS của các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận.

2. Phát huy điểm tốt của bản thân

- Mỗi cá nhân đều có điểm mạnh, điểm yếu khác nhau.

- Cần hiểu rõ, phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu để bản thân ngày càng hoàn thiện hơn.

Hoạt động 3: Chân dung của em trong tương lai

a. Mục tiêu:

- Giúp HS dần kết nối những khả năng, xu hướng của bản thân và các dự định trong tương lai.

- HS trao đổi, thảo luận về dự định của bản thân, từ đó tạo ra không khí chia sẻ, động viên lẫn nhau trong lớp.

b. Nội dung: GV đặt câu hỏi và hướng dẫn HS mô tả chân dung theo gợi ý.

c. Sản phẩm: Những chia sẻ của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi: Hãy hình dung khi trở thành người lớn em muốn là người thế nào?

- GV gợi ý cho HS mô tả chân dung đó theo các mặt sau:

+Ngoại hình;

+Tính cách;

+Nghề nghiệp;

+ Khả năng.

- GV đề nghị một số em giới thiệu chân dung đó, đồng thời trả lời các câu hỏi:

+ Em có những điểm tốt nào để thực hiện mong muốn đó?

+ Em có những điểm nào cần điều chỉnh?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vẽ hoặc viết về chân dung của mình trong tương lai.

- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện một số HS lên trình bày kết quả.

- GV và HS khác có thể đặt câu hỏi cho HS trình bày.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho lớp bình chọn chân dung sáng tạo và đẹp nhất.

- GV đánh giá, kết luận.

3. Chân dung của em trong tương lai

- Hình dung của mỗi chúng ta về bản thân trong tương lai giúp chúng ta có định hướng để rèn luyện.

TUẦN 5 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

Xây dựng kế hoạch rèn luyện bản thân

a. Mục tiêu: HS lập được kế hoạch để phát huy điểm mạnh của bản thân.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS lập kế hoạc rèn luyện bản thân, phát huy những điểm mạnh của bản thân để trở thành người mà em mong muốn.

c. Sản phẩm: Bản kế hoạch rèn luyện của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS lập kế hoạc rèn luyện bản thân, phát huy những điểm mạnh của bản thân để trở thành người mà em mong muốn, theo mẫu sau:

Những điểm mạnh cần phát huy

Cách phát huy

Kế hoạch thực hiện

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS cách lập kế hoạch

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS chia sẻ trước lớp về kế hoạch rèn luyện của bản thân.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét sự tích cực, tinh thần, thái độ của HS trong hoạt động vừa rồi.

- GV kết luận: Việc lập kế hoạch cụ thể giúp em vừa xác định mục tiêu rõ ràng, vừa có thể rèn luyện thường xuyên để phát huy những điểm mạnh của mình.

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TUẦN 6 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CƠ

Biểu diễn các tiểu phẩm: Những người bạn tốt

Hoạt động 1: Chào cờ

a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển.

b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét.

c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT.

d. Tổ chức thực hiện:

- HS điều khiển lễ chào cờ.

- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.

- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.

Hoạt động 2: Kể chuyện (sân khấu hóa)

a. Mục tiêu:

- Biết được ý nghĩa của tình bạn và đoàn kết, yêu thương, chia sẻ, cảm thông và tôn trọng bạn bè;

- Tự tin tham gia các hoạt động trong diễn đàn về tình bạn.

b. Nội dung: HS báo cáo diễn đàn, biểu diễn văn nghệ.

c. Sản phẩm: các tiết mục của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- Lớp trực tuần báo cáo để dẫn cho diễn đàn.

- Biểu diễn tiết mục văn nghệ về tình bạn.

- Người dẫn chương trình nêu vấn đề để toàn trường chia sẻ ý kiến theo các gợi ý sau:

+ Theo bạn, thế nào là một tình bạn đẹp?

+ Trong trường học, tình bạn đẹp được thể hiện như thế nào?

+ Bạn A và bạn B rất thân nhau. Một hôm, bạn B mở tài liệu trong giờ kiểm tra, bạn A biết và trách mắng bạn B. Vậy bạn A có phải là người bạn tốt không?

+ Bạn Hùng ở lớp bạn hoàn cảnh khó khăn, nhưng học giỏi. Tuy nhiên, hằng ngày Hùng hay trêu chọc bạn. Lớp phát động phong trào giúp đỡ bạn Hùng, vậy bạn có tham gia không?

- Kể chuyện về tình bạn đẹp, HS toàn trường lắng nghe, theo dõi.

- Trò chơi xé dán:

+ Người dẫn chương trình mời hai nhóm chơi, mỗi nhóm ba bạn lên sân khấu, mỗi

nhóm có một bức tranh trái tim, một tờ bìa. Phổ biến luật chơi: trong thời gian quy

định, mỗi nhóm tự xé trái tìm thành nhiều mảnh, sau đó dán vào tờ bìa. Viết lời bình

cho bức tranh mới dán.

+ Mời hai đội đưa ra lời bình hợp lí.

+ HS toàn trường chia sẻ ý kiến về bức tranh trái tim mới dán theo gợi ý:

  • Qua trò chơi, bạn rút ra bài học gì?
  • Vì sao không nên làm bạn tổn thương?

+ Người dẫn chương trình mời các bạn chia sẻ các danh ngôn, ca dao, tục ngữ, bài thơ hay về tình bạn.

+ Người dẫn chương trình kết luận: Khi 4 có bạn, niễm vui sẽ nhân đôi, nỗi buôn sẽ sẻ nửa. Biết yêu thương và chia sẻ với bạn bè là phẩm chất quý giá giúp chúng ta trở thành người nhân ái.

- Mời một số HS chia sẻ ý kiến sau khi tham gia hoạt động theo gợi ý sau:

+ Em có yêu thích hoạt động giáo dục hôm nay không? Vì sao?

+ Bản thân em đã có khi nào thể hiện hành vi giúp đỡ bạn hay những người có hoàn

cảnh khó khăn chưa? Nêu ví dụ.

- Tổng kết hoạt động.

- Biểu diễn bài hát Bẩu bí thương nhau (sáng tác: Phạm Tuyên).

TUẦN 6 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

- Những người bạn tốt.

- Xử lí tình huống mâu thuẫn trong quan hệ bạn bè

Hoạt động 1: Những người bạn tốt

a. Mục tiêu:

- Hiểu đúng thế nào là người bạn tốt và nêu được những dấu hiệu của người bạn tốt.

- Thực hiện những hành động tốt đối với bạn.

b. Nội dung: Quan sát tranh và thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:

+ Nội dung trong 2 bức tranh thể hiện điều gì?

+ Người bạn tốt thường có tính cách gì?

+ Bạn tốt sẽ quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ nhau như thế nào?

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Quan sát tranh và thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:

+ Nội dung trong 2 bức tranh thể hiện điều gì?

+ Người bạn tốt thường có tính cách gì?

+ Bạn tốt sẽ quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ nhau như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát quá trình thực hiện của HS

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lên bảng thuyết trình kết quả của nhóm mình:

+ Hai bức tranh thể hiện những việc làm tốt, giúp đỡ bạn bè

+ Người bạn tốt thường có tính cách: giúp đỡ bạn trong học tập và cuộc sống, biết quan tâm chia sẻ,…

- GV gọi HS các nhóm khác nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận.

1. Những người bạn tốt

- Để trở thành những người bạn tốt, mỗi cá nhân cần biết quan tâm đến bạn của mình, sẻ chia những vui buồn cùng nhau, giúp đỡ nhau trong học tập và cuộc sống.

Hoạt động 2: Xử lí tình huống mâu thuẫn trong quan hệ bạn bè

a. Mục tiêu:

- HS nhận biết, phân tích được các tình huống mâu thuẫn nảy sinh trong tình bạn.

- Biết cách xử lí mâu thuẫn một cách hài hoà, giữ gìn được tình bạn.

b. Nội dung: HS quan sát tranh, thảo luận cách xử lí tình huống và chia sẻ trước lớp.

c. Sản phẩm: Cách xử lí tình huống.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Quan sát bức tranh và đưa ra tình huống có vấn đề nảy sinh trong quan hệ bạn bè.

- Yêu cầu các nhóm thảo luận cách xử lí phù hợp và hia sẻ cách giải quyết những tình huống đó.

- GV đặt câu hỏi: Người bạn tốt sẽ giải quyết như thế nào? Tại sao?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát quá trình thực hiện của HS

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lên bảng thuyết trình kết quả của nhóm mình.

- GV gọi HS các nhóm khác nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận.

2. Xử lí tình huống mâu thuẫn trong quan hệ bạn bè

- Để có được tình bạn tốt, mỗi cá nhân cần biết khéo léo ứng xử để giải quyết các vấn đề có thể nảy sinh.

TUẦN 6 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

Những điểm đáng yêu ở bạn của em

a. Mục tiêu:

- Củng cố kiến thức và thái độ đã có ở hoạt động theo chủ đề.

- Thúc đẩy mối quan hệ tích cực ở HS.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận tìm ra những điểm đáng yêu ở bạn của em.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS:

+ Tìm hiểu những điểm đáng yêu ở người bạn của em.

+ Viết hoặc vẽ lên một thẻ giấy những điểm đáng yêu mà em nhận thấy ở người bạn cùng lớp hay cùng bản của mình.

+ Chia sẻ với bạn về điểm đáng yêu đó và trao thẻ cho bạn mình.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS viết hoặc vẽ lên một thẻ giấy những điểm đáng yêu mà em nhận thấy ở người bạn cùng lớp hay cùng bàn của mình.

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS chia sẻ trước lớp về sản phẩm của mình.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét sự tích cực, tinh thần, thái độ của HS trong hoạt động vừa rồi.

- GV kết luận:

+ Ai cũng có những ưu điểm, những điểm đáng yêu. Nhận ra và trân trọng những điểm tốt của bạn, viết lời khen tặng bạn cũng là cách giúp tình bạn gắn bó hơn.

+ Trong quá trình trưởng thành, có nhiều thay đổi ở bản thân em, từ vẻ ngoài đến cảm xúc, suy nghĩ.

+ Cần xử lí những tình huống mâu thuẫn một cách tích cực để gìn giữ tình bạn và giúp chúng ta ngày càng trưởng thành hơn.

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

SINH HOẠT TRONG GIA ĐÌNH

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức

- Hiểu được sự cần thiết của việc quan tâm đến nhau trong gia đình.

- Hiểu về quan hệ trong gia đình.

- HS nhận biết các yêu cầu đối với góc học tập, chỉ ra được điểm hạn chế cần điều chỉnh trong góc học tập của bản thân.

2. Về năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động; kiên trì thực hiện mục tiêu học tập; tự đánh giá bản thân trong mối quan hệ với gia đình; biết bảy tỏ sự quan tâm, yêu thương với các thành viên trong gia đình.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hợp tác với các bạn trong lớp trong các hoạt động; cùng bạn bè tham gia giải quyết nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tập trung suy nghĩ để tìm ra cách sắp xếp góc học tập phù hợp và đẹp mắt, tự thiết kế góc học tập hợp lí của cá nhân ở nhà; phát huy sự sáng tạo và chủ động trong việc sắp xếp hoạt động học tập của bản thân tại gia đình.

- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Bày tỏ được các cảm nhận, sự quan tâm, yêu thương đến các thành viên trong gia đình, từ đó hiểu, gắn bó với gia đình.

- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Biết phân công nhiệm vụ phù hợp cho các thành viên trong nhóm.

3. Về phẩm chất

- Trách nhiệm: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ học tập, lao động.

- Chăm chỉ: Cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV

- Đọc trước những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ, danh ngôn, châm ngôn, câu huyện về gia đình và ứng xử trong gia đình.

- Tranh, ảnh gia đình.

2. Đối với HS: sgk, vở ghi, dụng cụ học tập, đọc trước bài GV giao

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TUẦN 7 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CƠ

Kể chuyện về gia đình

Hoạt động 1: Chào cờ

a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển.

b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét.

c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT.

d. Tổ chức thực hiện:

- HS điều khiển lễ chào cờ.

- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.

- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.

Hoạt động 2: Kể chuyện về gia đình.

a. Mục tiêu: Biết được một số vấn đề thường nảy sinh trong gia đình và biết cách giải quyết vấn đề khéo léo, hợp lí.

b. Nội dung: tiểu phẩm về giải quyết vấn để nảy sinh trong gia đình và tìm cách giải quyết

c. Sản phẩm: HS biểu diễn tiểu phẩm

d. Tổ chức thực hiện:

- Biểu diễn tiết mục văn nghệ về tình cảm gia đình.

- Lớp trực tuần báo cáo đề dẫn về các vấn để thường gặp hằng ngày trong gia đình và ý nghĩa của cách giải quyết tích cực.

- Xem tiểu phẩm về giải quyết vấn để nảy sinh trong gia đình, sau đó tìm hiểu tiểu phẩm theo các gợi ý:

+ Bạn đã gặp tình huống nào khi ở nhà?

+ Em có nhận xét gì về cách giải quyết các tình huống của bạn?

+ Nếu ở trong hoàn cảnh đó, em sẽ giải quyết thế nào?

- Liên hệ chia sẻ và kể chuyện về những câu chuyện ở gia đình mình.

- GV kết luận: Trong gia đình chúng ta thường gặp nhiêu vấn đề nảy sinh như: mất điện, mất nước, người thân bị ốm, khó khăn về kinh tế, bị bố mẹ mắng oan, bà khó tính, bố mẹ mâu thuẫn nhau,... HS cần được trang bị các kĩ năng phù hợp để giải quyết khéo léo các vấn đề xảy ra.

TUẦN 7 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

- Gia đình em

- Quan tâm chăm sóc người thân

Hoạt động 1: Gia đình em

a. Mục tiêu:

- HS mô tả được những đặc điểm của các thành viên trong gia đình.

- Bày tỏ được cảm nhận về các thành viên trong gia đình.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS giới thiệu về gia đình em.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV giao nhiệm vụ cho HS: Hãy giới thiệu về gia đình em theo các gợi ý sau:

+ Gia đình em có bao nhiêu người?

+ Nghề nghiệp, thói quen, tính cách đặc biệt của mỗi thành viên trong gia đình?

+ Cảm nhận của em về gia đình mình?

- GV gợi ý cho HS sử dụng hình thức thuyết trình trước cả lớp để giới thiệu về gia đình, bằng cách sử dụng các tranh, ảnh về gia đình để minh hoạ với nội dung giới thiệu:

+ Những thông tin cơ bản về các thành viên trong gia đình,

+ Mô tả được những điểm nổi bật của mỗi thành viên và nêu được tình cảm của mình với gia đình.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, suy nghĩ trong vòng 5 phút theo gợi ý của GV.

- GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện một số HS thuyết trình kết quả của mình.

- GV và HS khác có thể đặt câu hỏi cho HS trình bày

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận.

1. Gia đình em

- Mỗi thành viên trong gia đình đều có những đặc điểm, cá tính riêng. Cần tôn trọng và yêu thương mọi người trong gia đình.

Hoạt động 2: Quan tâm, chăm sóc người thân

a. Mục tiêu:

- Hiểu được sự cần thiết của việc quan tâm đến nhau trong gia đình.

- Biết cách bày tỏ sự quan tâm đến các thành viên trong gia đình.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS nêu những cahcs thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS: Kể về cách thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình ở các bức tranh?

- GV gợi ý nội dung kể cho HS:

+ Các hành động quan tâm, chăm sóc người thân diễn ra khi nào, ở đâu?

+ Các thành viên trong gia đình quan tâm, chăm sóc nhau như thế nào?

- Yêu cầu HS chia sẻ về những hành động của mình thể hiện tình cảm yêu thương với các thành viên trong gia đình.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút.

- GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các HS chia sẻ về những hành động của mình thể hiện tình cảm yêu thương với các thành viên trong gia đình.

+ Bức tranh 1: Mẹ chăm sóc con gái khi bị ốm.

+ Bức tranh 2: Anh hướng dẫn em học bài

- GV và HS khác có thể đặt câu hỏi cho HS trình bày

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận

2. Quan tâm, chăm sóc người thân

- Quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình vừa thể hiện trách nhiệm của mỗi cá nhân, vừa góp phần làm gia đình thêm gắn bó, yêu thương.

TUẦN 7 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

Kỉ niệm về gia đình

a. Mục tiêu:

- Giúp HS hồi tưởng lại các cảm xúc tích cực về gia đình.

- Tự đánh giá bản thân trong mối quan hệ với gia đình.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS chia sẻ những kỉ niệm đáng nhớ của gia đình

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS chia sẻ những kỉ niệm đáng nhớ của gia đình:

+ Những chuyến đi du lịch cùng nhau;

+ Những sự kiện đặc biệt;

+ Sự quan tâm, chăm sóc của người thân khiến em xúc động...

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS chia sẻ những kỉ niệm đáng nhớ của gia đình

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS chia sẻ trước lớp về những kỉ niệm đáng nhớ của gia đình

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét sự tích cực, tinh thần, thái độ của HS trong hoạt động vừa rồi.

- GV kết luận: Mỗi gia đình đều trải qua những giai đoạn phát triển riêng, được thể hiện sinh động ở các kỉ niệm đáng nhớ. Nhớ lại các kỉ niệm là cách tốt đẹp để vun đắp tỉnh yêu thương trong gia đình.

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TUẦN 8 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CƠ

Thuyết trình: ý nghĩa của sống ngăn nắp gọn gàng

Hoạt động 1: Chào cờ

a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển.

b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét.

c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT.

d. Tổ chức thực hiện:

- HS điều khiển lễ chào cờ.

- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.

- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.

Hoạt động 2: Thuyết trình: ý nghĩa của sống ngăn nắp gọn gàng

a. Mục tiêu:

- Nêu được những việc đã làm ở gia đình để nơi sinh hoạt cá nhân gọn gàng, ngăn nắp;

- Tự tin, hứng thú tham gia sinh hoạt văn nghệ với các bạn trong lớp, trường.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chia sẻ về những việc làm sắp xếp nơi ở của em gọn gàng, ngăn nắp.

c. Sản phẩm: HS thực hiện quy tắc.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS thuyết trình về ý nghĩa của sống ngăn nắp gọn gàng theo gợi ý:

+ Những việc em đã làm được để nơi ở của em gọn gàng, ngăn nắp.

+ Những thói quen chưa tốt đã thay đổi để nơi sinh hoạt cá nhân luôn ngăn nắp, gọn gàng.

+ Những việc em đã làm và cảm nhận của em khi sắp xếp góc học tập gọn gàng, ngăn nắp.

- GV tổ chức cho HS bình chọn những bạn HS thuyết trình ý nghĩa của sống ngăn nắp gọn gàng.

- GV tổ chức cho các nhóm HS đăng kí tham gia sinh hoạt văn nghệ.

TUẦN 8 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

- Gia đình – kết nối để yêu thương

- Sắp xếp góc học tập

Hoạt động 1: Gia đình – kết nối để yêu thương

a. Mục tiêu:

- Hiểu về quan hệ trong gia đình, bày tỏ được các cảm xúc của bản thân về gia đình mình.

- Biết cách thể hiện sự yêu thương đối với các thành viên trong gia đình.

b. Nội dung: HS thuyết trình về gia đình với các gợi ý của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ thuyết trình về gia đình với các gợi ý:

+ Vai trò của gia đình đối với mỗi cá nhân;

+ Biểu hiện của tình yêu thương trong gia đình;

+ Những điều mỗi cá nhân nên làm để xây dựng mối quan hệ gia đình tốt đẹp.

- Yêu cầu HS nêu cảm xúc của bản thân về chủ đề thuyết trình.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút.

- GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS thuyết trình và nêu cảm xúc của bản thân về chủ đề thuyết trình.

- GV và HS khác có thể đặt câu hỏi cho HS trình bày

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận

1. Gia đình – kết nối để yêu thương

- Gia đình là nơi chúng ta gắn bó mật thiết. Mỗi cá nhân cần thể hiện tình yêu thương với mọi người trong gia đình để sự kết nối giữa các thành viên được bền chặt hơn.

Hoạt động 2: Sắp xếp góc học tập

a. Mục tiêu:

- HS nhận biết các yêu cầu đối với góc học tập, chỉ ra được điểm hạn chế cần điều chỉnh trong góc học tập của bản thân.

- HS biết cách sắp xếp góc học tập cho phù hợp.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận đưa ra những vật dụng và mô tả điểm cần chú ý.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS:

+ Liệt kê những vật dụng mà em cần trong học tập;

+ Mô tả những điểm cần chú ý khi sử dụng, bảo quản mỗi loại vật dụng.

– Mô tả góc học tập hiện nay của em:

+ Các vật dụng hiện có của em;

+ Cách em đang sắp xếp góc học tập của mình;

+ Những điểm hợp lí và chưa hợp lí trong góc học tập của em.

- Trao đổi với bạn về cách sắp xếp góc học tập hợp lí và liệt kê những yêu cầu đối với góc học tập.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, suy nghĩ trong vòng 3 phút.

- GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện một số HS trình bày, mô tả góc học tập của mình.

- GV và HS khác có thể đặt câu hỏi cho HS trình bày

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận.

2. Sắp xếp góc học tập

- Điều quan trọng nhất đối với góc học tập là tạo được không gian thoải mái cho em học tập.

- Góc học tập được sắp xếp hợp lí là các vật dụng được bố trí thuận tiện, ngăn nắp, gọn gàng giúp em có thể tập trung học tập được tốt nhất.

TUẦN 8 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

Thiết kế góc học tập hợp lí

a. Mục tiêu:

- HS biết tập trung suy nghĩ để tìm ra cách sắp xếp góc học tập phù hợp và đẹp mắt.

- Tạo hứng thú với hoạt động học tập.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thiết kế góc học tập.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV phân chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm:

+ Mỗi nhóm thiết kế một góc học tập mẫu và giới thiệu cho các nhóm khác.

+ Giải thích tại sao nên sắp xếp như vậy.

+ Mỗi cá nhân lập kế hoạch sắp xếp lại góc học tập của mình ở nhà theo gợi ý của các mẫu đã được chia sẻ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS chia nhóm và thiết kế góc học tập.

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS báo cáo và chia sẻ góc học tập của mình đã thiết kế.

- GV mời các HS khác nhận xét và bính chọn góc học tập đẹp và gọn gàng nhất.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét sự tích cực, tinh thần, thái độ của HS trong hoạt động vừa rồi.

- GV kết luận: Biết cách và chủ động sắp xếp góc học tập phù hợp với điều kiện của bản thân tại nhà giúp em có hứng thú học tập và học tập hiệu quả hơn.

ĐÁNH GIÁ CUỐI CHỦ ĐỀ 2

I. MỤC TIÊU

- HS biết được những nội dung đã học đươc.

- HS biết đưua ra mức độ tích cực của các thành viên trong hoạt động.

- HS biết đưa ra kết luận về kết quả làm việc của các thành viên trong hoạt động.

II. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN

1. Đánh giá mức độ tham gia của em trong các hoạt động

Hãy đánh dấu nhân (x) trước phương án phù hợp:

(…) Rất tích cực (…) Tích cực (…) Chưa tích cực.

2. Đánh giá sự tham gia của các thành viên:

Hãy đánh giá về mức độ tích cực tham gia và kết quả làm việc của các thành viên trong nhóm theo mẫu:

STT

Họ và tên thành viên

Tích cực tham gia

Kết quả làm việc

1

2

3

1

2

3

1

2

3

4

3. Tự đánh giá bản thân

PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ

Họ tên:……………………………………………..Lớp:………………

Chủ đề: Em đang trưởng thành

Câu hỏi:

1) Em đã biết gì về sở thích, khả năng, tính cách của bản thân mình? Những sở thích, năng lực nào của bản thân mà em thấy hài lòng? (điền vào cột K).

2) Em mong muốn được tìm hiểu những nội dung gì liên quan đến chủ đề này? (điền vào cột W).

3) Em đã có thêm được những hiểu biết gì về bản thân sau khi tham gia chủ

để này? (điền vào cột L).

4) Em có thể vận dụng vào thực tiễn những điều nào và vận dụng như thế nào? (điền vào cột H).

K

W

L

H

4. Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ của chủ đề

Hãy đánh dấu X vào ô tương ứng:

STT

Các nhiệm vụ

Kết quả thực hiện

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Cần cố gắng

1

Em nhận ra được sự thay đổi tích cực và những giá trị bản thân

2

Em giới thiệu được đức tính đặc trưng và thể hiện sự tự tin về bản thân

3

Em biết cách giữ gìn tình bạn và xử lí được một số vấn đề nảy sinh trong quan hệ bạn bè

4

Em thể hiện được tình cảm yêu thương và ứng xử phù hợp với các thành viên trong gia đình

5

Em sắp xếp được góc học tập, nơi sinh hoạt cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHỦ ĐỀ 3: THẦY CÔ – NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH – THÁNG 11

MỤC TIÊU – YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

Thiết lập được mối quan hệ với thầy cô

Thể hiện được tình cảm đối với thầy cô và biết cách giữ gìn tình thầy trò

Tham gia các hoạt động chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 của lớp và nhà trường.

THẦY CÔ VỚI CHÚNG EM

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Hiểu được sự đa dạng trong tính cách, phong cách của thầy cô.

- Trình bày được những mong muốn khi giao tiếp với thầy cô.

- Nhận diện được tình huống khó khăn trong giao tiếp với thầy cô.

2. Về năng lực HS được phát triển các năng lực:

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động; kiên trì thực hiện mục tiêu học tập. – Giao tiếp và hợp tác: Biết cách thiết lập mối quan hệ với thầy cô và xây dựng được mối quan hệ với thầy cô tốt hơn; biết cách thể hiện những mong muốn của mình đối với thầy cô; hợp tác với các bạn trong lớp trong các hoạt động cùng bạn bè tham gia giải quyết nhiệm vụ học tập.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được các tình huống học tập, đưa ra giải pháp xử lí các tình huống khó khăn trong giao tiếp với thầy cô. Thích ứng với cuộc sống: Vận dụng kiến thức, hiểu biết để giải quyết tình huống; kiên trì vượt qua khó khăn để hoàn thành công việc.

- Tổ chức và thiết kế hoạt động: Xây dựng kế hoạch.

3. Về phẩm chất

- Trách nhiệm: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ học tập, lao động.

- Chăm chỉ: Cổ gắng vươn lên đạt kết quả tốt.

- Trung thực: Tôn trọng lẽ phải, khách quan, công bằng trong ứng xử, bày tỏ đúng suy nghĩ, mong muốn của mình khi giao tiếp với GV.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV

- Sưu tầm những tình huống, câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ, danh ngôn, châm ngôn, chuyện kể về mối quan hệ thầy trò trong nhà trường.

- Tìm hiểu những tình huống HS gặp khó khăn khi giao tiếp với thầy cô.

2. Đối với HS: sgk, vở ghi, đồ dùng học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TUẦN 9 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CƠ

Phát động chào mừng ngày 20-11, làm sản phẩm, tiết mục nói về thầy, cô

Hoạt động 1: Chào cờ

a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển.

b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét.

c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT.

d. Tổ chức thực hiện:

- HS điều khiển lễ chào cờ.

- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.

- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.

Hoạt động 2: Phát động chào mừng ngày 20-11, làm sản phẩm, tiết mục nói về thầy, cô

a. Mục tiêu: HS thể hiện lòng biết ơn tới thầy cô.

b. Nội dung: HS các lớp biểu diễn các tiết mục văn nghệ về chủ đề ngày 20-11, làm sản phẩm, tiết mục nói về thầy, cô

c. Sản phẩm: các tiết mục văn nghệ.

d. Tổ chức thực hiện:

- Tham gia văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, GV kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm HS tham gia biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11.

- GV nhắc HS thể hiện sự nghiêm túc, văn minh khi tham gia hoạt động văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, lắng nghe và động viên, cổ vũ cho các tiết mục văn nghệ bằng cách vỗ tay tán thưởng.

- Gv tổng kết hoạt động.

TUẦN 9 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

- Tìm hiểu về thầy cô

- Điều em muốn chia sẻ cùng thầy cô

Hoạt động 1: Tìm hiểu về thầy cô

a. Mục tiêu:

- HS hiểu được sự đa dạng trong tính cách, phong cách của thầy cô.

- Giúp HS có được cảm nhận gần gũi về thầy cô.

b. Nội dung: GV chia nhóm, hướng dẫn và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Thiết kế bộ sưu tập tranh, ảnh về thầy cô theo các gợi ý.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia nhóm, hướng dẫn và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Thiết kế bộ sưu tập tranh, ảnh về thầy cô theo các gợi ý dưới đây:

+ Viết đầy đủ họ tên của tất cả thầy cô dạy các môn học ở lớp em;

+ Dán tranh, ảnh về thầy cô bên cạnh;

+ Mô tả những điểm thú vị, đáng yêu của các thầy cô:

  • Những đặc điểm ngoại hình, dáng vẻ;
  • Tính cách

+ Kể về những điểm đáng nhớ của các thầy cô.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút.

- GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận thiết kế bộ sưu tập tranh, ảnh về thầy cô

- GV và HS của các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận.

1. Tìm hiểu về thầy cô

- GV cũng như HS, đều có những điểm riêng. Dù có tính cách, phong cách riêng, nhưng các thầy cô luôn mong muốn và làm những điều tốt nhất cho HS.

Hoạt động 2: Điều em muốn chia sẻ cùng thầy cô

a. Mục tiêu:

- HS trình bày được những mong muốn khi giao tiếp với thầy cô.

- Biết cách bày tỏ được nguyện vọng của bản thân.

b. Nội dung: GV cho HS viết ra thẻ giấy 2 điều các em mong muốn từ phía thầy cô.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn lớp làm việc theo cặp đôi, 2 HS ngồi cạnh nhau sẽ là một cặp. GV cho HS viết ra thẻ giấy 2 điều các em mong muốn từ phía thầy cô. Các suy ghĩ có thể được viết ra dưới dạng:

+ Nếu là thầy cô thì em sẽ... với HS;

+ Nếu có một điều ước về thầy cô thì điều ước đó là….

- Chia sẻ với các bạn khác những điều đã viết.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút.

- GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- GV và HS của các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận.

2. Điều em muốn chia sẻ cùng thầy cô

- Mỗi chúng ta đều mong muốn được thầy cô giáo quan tâm.

- Bày tỏ được mong muốn của mình sẽ giúp thầy cô hiểu HS hơn, từ đó giúp mối quan hệ thầy trò thêm gần gũi. Đây cũng là cơ hội để HS được thể hiện bản thân, được bày tỏ suy nghĩ của mình một cách tự tin.

TUẦN 9 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

- Thầy cô trong kí ức

a. Mục tiêu:

- Củng cố các cảm xúc tích cực về thầy cô.

- Tự đánh giá bản thân và mối quan hệ của bản thân với thầy cô.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS chia sẻ với các bạn về cảm xúc tích cực về thầy cô.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn cả lớp: Hãy chia sẻ với các bạn:

+ Những ấn tượng tốt của em về các thầy cô đã dạy em ở tiểu học;

+ Những điều em thấy nuối tiếc khi chưa bày tỏ với thầy cô mình được học trước đây.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS chia sẻ với bạn những về cảm xúc, kí ức với thầy cô giáo.

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS chia sẻ với bạn những về cảm xúc, kí ức với thầy cô giáo.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét sự tích cực, tinh thần, thái độ của HS trong hoạt động vừa rồi.

- GV kết luận: Trong những năm tháng học trò sẽ có nhiều thầy cô để lại ấn tượng sâu sắc với chúng ta. Những kỉ niệm, kí ức ấy giúp chúng ta thêm yêu quý, trân trọng, biết ơn các thầy cô của mình.

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TUẦN 10 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CƠ

Phỏng vấn giáo viên: Ấn tượng thầy trò

Hoạt động 1: Chào cờ

a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển.

b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét.

c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT.

d. Tổ chức thực hiện:

- HS điều khiển lễ chào cờ.

- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.

- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.

Hoạt động 2: Phỏng vấn giáo viên: Ấn tượng thầy trò

a. Mục tiêu:

- Hiểu được cảm xúc, suy nghĩ của giáo viên.

b. Nội dung: GV cùng BGH tổ chức phỏng vấn giáo viên.

c. Sản phẩm: cuộc thi ấn tượng thầy trò

d. Tổ chức thực hiện:

- Mở đầu chương trình là các tiết mục văn nghệ do học sinh biểu diễn.

- TPT tổ chức cuộc thi “Ấn tượng thầy trò”. HS các lớp cử đại diện để tham gia cuộc thi.

- Gồm 4 phần:

  • phần thi giới thiệu;
  • phần thi hiểu biết;
  • phần thi tài năng;
  • phần thi hùng biện

- Cùng những tiết mục được chuẩn bị chu đáo và đầu tư kỹ lưỡng, các đội thi đã đem đến cho khán giả những trải nhgiệm thú vị và đầy cảm hứng.

- Kết thúc cuộc thi, ban giám khảo đã công bố kết quả chung cuộc của cuộc thi.

- GV trong trường chia sẻ cảm xúc, nói những tâm sự của nhà giáo để HS hiểu hơn.

- HS bên dưới trật tự, lắng nghe thầy cô chia sẻ về nghề giáo. HS có thể đặt câu hỏi để thầy cô giải đáp thắc mắc cho HS hiểu hơn về thầy cô của mình.

- GV tổng kết hoạt động.

TUẦN 10 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

Đóng vai chuyên gia tâm lí hỗ trợ học sinh.

a. Mục tiêu:

- HS nhận diện được tình huống khó khăn trong giao tiếp với thầy cô.

- Biết các cách thức vượt qua khó khăn đó.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS đóng vai theo tình huống và tìm cách xử lí.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV phân chia các nhóm. Thực hiện đóng vai theo tình huống. Một nhóm đóng vai chuyên gia tâm lí. Các nhóm khác là HS có khó khăn trong giao tiếp với thầy cô.

- Nhóm 1,2,3 đưa ra tình huống giao tiếp với thầy cô mà em gặp khó khăn để xin ý kiến trợ giúp.

- Nhóm chuyên gia tâm lí (4,5,6) gợi ý các phương án giải quyết cho tinh huống mà các bạn đã đưa ra.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút.

- GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- GV và HS của các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận.

Đóng vai chuyên gia tâm lí hỗ trợ học sinh.

- Trong bất kì mối quan hệ nào cũng có thể nảy sinh các khó khăn giao tiếp do không hiểu nhau, do không dám bảy tỏ.

- Để giao tiếp với thầy cô hiệu quả, các em nên mạnh dạn chia sẻ với thấy có các suy nghĩ, cảm xúc của mình.

TUẦN 10 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

Thu hoạch của cá nhân

a. Mục tiêu:

- Giúp HS củng cố các cảm nhận, suy nghĩ và định hướng hành động của bản thân trong giao tiếp, ứng xử với GV.

b. Nội dung: HS chia sẻ cảm nhận của bản thân sau khi lắng nghe chuyên gia gợi ý cách xử lí các tình huống khó khăn trong giao tiếp, ứng xử với thầy cô

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS chia sẻ cảm nhận của bản thân sau khi lắng nghe chuyên gia gợi ý cách xử lí các tình huống khó khăn trong giao tiếp, ứng xử với thầy cô theo cách sau: HS sử dụng sơ đồ 3 H để viết về các nội dung thu hoạch được: Trí óc (Head) - Trái tim (Heart) – Bàn tay (Hand).

+ Thẻ “Trí óc”; Điều em thấy cần lưu ý về cách ứng xử, trò chuyện với thầy cô.

+ Thẻ “Trái tim”; Điều em cảm nhận sau khi được nghe chia sẻ của nhóm chuyên gia,

+ Thẻ “Bàn tay”. Những việc em sẽ thực hiện để có thể tự tin trò chuyện với các thầy cô.

- GV chia các cột trên bảng. Mỗi cột ứng với 1 biểu tượng như ví dụ trong SGK. HS dán các thẻ giấy lên bảng theo các cột.

- Yêu cầu 3 HS giới thiệu, phân tích những nội dung của mỗi cột.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chia sẻ cảm nhận của bản thân sau khi lắng nghe chuyên gia gợi ý cách xử lí các tình huống khó khăn trong giao tiếp, ứng xử với thầy cô theo sơ đồ 3 H.

- GV quan sát và hỗ trợ HS khi đưa ra và cách giải quyết tình huống.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS chia sẻ cảm nhận của bản thân

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét sự tích cực, tinh thần, thái độ của HS trong hoạt động vừa rồi.

- GV kết luận:

+ Thầy cô đều mong muốn các em học tập tốt, trưởng thành và luôn sẵn sàng hỗ trợ các em.

+ Hãy mạnh dạn trao đổi, chia sẻ mong muốn của mình để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô.Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TRI ÂN THẦY CÔ

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Hiểu được giá trị của truyền thống tôn sư trọng đạo.

2. Về năng lực HS được phát triển các năng lực:

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động; kiên trì thực hiện mục tiêu học tập.

- Giao tiếp và hợp tác: Biết cách thiết lập mối quan hệ với thầy cô và xây dựng được mối quan hệ với thầy cô tốt hơn; biết cách thể hiện sự biết ơn của mình đối với thầy cô; hợp tác với các bạn trong lớp trong các hoạt động; cùng bạn bè tham gia giải quyết nhiệm vụ học tập.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thiết kế nội dung và thuyết trình, hùng biện về ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.

- Thích ứng với cuộc sống: Vận dụng kiến thức, hiểu biết để giải quyết tình huống phát sinh trong quá trình làm việc nhóm; kiên trì vượt qua khó khăn để hoàn thành công việc theo kế hoạch.

- Tổ chức và thiết kế hoạt động: Lập kế hoạch tổ chức hoạt động trí ăn thấy cô; thể hiện khả năng của bản thân qua các tiết mục được chuẩn bị, tập luyện và thể hiện trước lớp.

3. Về phẩm chất

- Trách nhiệm: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ học tập, lao động.

- Chăm chỉ: Cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV

- Tìm đọc, sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ, danh ngôn, châm ngôn, câu chuyện, bài hát, ki niệm về tinh nghĩa thầy trò và hỗ trợ HS sưu tầm (giới thiệu nguồn sưu tầm, gợi ý, hỗ trợ HS làm bộ sưu tập....)

- Tìm thông tin, hình ảnh, các hoạt động trong nhà trường về ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11

- Giấy A4, A0, bút dạ, bút màu, giấy màu.

2. Đối với HS

- SGK, vở ghi, đồ dùng học tập chuẩn bị theo hướng dẫn của GV.

III. TIẾN HÀNH DẠY HỌC

TUẦN 11 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CƠ

Thầy trò qua các thế hệ: Mời các cựu giáo chức và học sinh toạ đàm

Hoạt động 1: Chào cờ

a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển.

b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét.

c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT.

d. Tổ chức thực hiện:

- HS điều khiển lễ chào cờ.

- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.

- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.

Hoạt động 2: Thầy trò qua các thế hệ: Mời các cựu giáo chức và học sinh toạ đàm

a. Mục tiêu:

- Thể hiện lòng biết ơn với thầy cô cựu giáo chức

b. Nội dung: GV cùng BGH tổ chức buổi tọa đàm

c. Sản phẩm: kết quả buổi tọa đàm.

d. Tổ chức thực hiện:

- Được sự đồng ý của Cấp ủy, BGH nhà trường đã tổ chức buổi tọa đàm, gặp gỡ giao lưu với cựu giáo chức, cán bộ và học sinh nhà trường qua các thời kì chào mừng kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam.

- Tới dự buổi tọa đàm, có các thầy cô cựu giáo chức, Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh, BGH, thầy cô giáo và học sinh toàn trường.

- Đại diện thầy cô cựu giáo chức phát biểu cảm ơn các cô giáo, thầy giáo, cán bộ nhân viên nhà trường qua các thời kì, đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của nhà trường; đã và đang dõi theo sự phát triển của Trường .

- Thầy cô cựu giáo chức chia sẻ về nghề giáo.

- BGH tặng hoa thầy cô cựu giáo chức và nói lười cảm ơn.

- HS các lớp được phân công chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.

- TPT tổng kết buổi tọa đàm.

TUẦN 11 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

- Lập kế hoạch tổ chức hoạt động tri ân thầy cô

- Bộ sưu tập về tình nghĩa thầy trò

Hoạt động 1: Lập kế hoạch tổ chức hoạt động tri ân thầy cô

a. Mục tiêu:

- HS biết cách lập kế hoạch cho hoạt động tri ân thầy cô: văn nghệ, thi báo tưởng, thi các video truyền thông.

- HS biết cách làm việc nhóm.

- Thể hiện thái độ tri ân thầy cô.

b. Nội dung: tổ chức Hội diễn nghệ thuật Tri ân thầy cô.

c. Sản phẩm: lập kế hoạch cho hoạt động tri ân thầy cô.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Chuẩn bị tổ chức Hội diễn nghệ thuật Tri ân thầy cô: GV hướng dẫn HS trong lớp thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Bầu ban tổ chức. Ban tổ chức gồm: lớp trưởng, lớp phó, các tổ trưởng. Ban tổ chức chịu trách nhiệm thiết kế kế hoạch hội thi: thời gian, địa điểm, chương trình.

+ Bầu ban giám khảo để chấm các tiết mục, sản phẩm nghệ thuật. Ban giảm khảo bao gồm: thầy/cô chủ nhiệm, thầy cô bộ môn (nếu có thể mời), phụ huynh (nếu có thể mời), các bạn có năng khiếu trong các lĩnh vực khác nhau.

+ Phân chia các nhóm theo nguyện vọng và năng khiếu của HS.

+ Mỗi nhóm lựa chọn và chuẩn bị các tiết mục sản phẩm để tham gia hội diễn nghệ thuật với chủ đề Tri ân thầy cô.

+ Các tiết mục có thể là: hát, múa, nhảy, đọc thơ, biểu diễn nhạc cụ, đóng kịch, vẽ tranh.....

+ Mỗi tiết mục trình bày từ 5 đến 7 phút.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút.

- GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- GV và HS của các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận.

1. Lập kế hoạch tổ chức hoạt động tri ân thầy cô

- Tháng 11 là thời điểm mà HS có nhiều cơ hội thể hiện sự tri ân thầy cô bằng nhiều hoạt động ý nghĩa. Cùng nhau lập kế hoạch tổ chức các hoạt động tri ân thầy cô sẽ giúp các em thực hiện được nhiều hoạt động có giá trị và biết cách làm việc nhóm, làm việc có tổ chức, có định hướng và đạt hiệu quả cao.

- Kế hoạch gồm:

+ Bầu ban tổ chức

+ Bầu ban giám khảo để chấm các tiết mục

+ Các nhóm phân công chuẩn bị và thực hiện các tiết mục (múa, hát, kể chuyện, đọc thơ, nhảy,…)

Hoạt động 2: Bộ sưu tập về tình nghĩa thầy trò

a. Mục tiêu:

- HS thể hiện được khả năng chủ động tạo ra sản phẩm có ý nghĩa.

- Thể hiện tình cảm của HS với thầy cô.

b. Nội dung: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ mỗi nhóm làm một bộ sưu tập về tình nghĩa thầy trò

c. Sản phẩm: bộ sưu tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV phân chia nhóm. Mỗi nhóm 5 HS. Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm làm một bộ sưu tập về tình nghĩa thầy trò. Có thể là sưu tập các bài thơ, tác phẩm hội hoạ, các bài hát,... và làm thành tập san, bảo tường hoặc hình thức trình bày khác.

- Các nhóm giới thiệu bộ sưu tập mà nhóm mình đã sưu tầm được với các bạn trong lớp.

Cùng bình chọn bộ sưu tập tiêu biểu của lớp theo các tiêu chí:

  • Ý nghĩa
  • Đa dạng
  • Trang trí đẹp

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút.

- GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm giới thiệu bộ sưu tập mà nhóm mình đã sưu tầm được với các bạn trong lớp.

- GV và HS của các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày.

- GV cho HS bình chọn bộ sưu tập tiêu biểu của lớp theo các tiêu chí:

  • Ý nghĩa
  • Đa dạng
  • Trang trí đẹp

- HS chia sẻ cảm xúc sau khi thoàn thành sản phẩm

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận.

2. Bộ sưu tập về tình nghĩa thầy trò

- Tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Dù xã hội có thay đổi thì tình nghĩa thầy trò vẫn luôn là giá trị mà mỗi chúng ta nên gìn giữ.

- HS trưng bày các bộ sưu tập

TUẦN 11 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

- Hùng biện về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Nhà giáo VN 20-11.

- Cảm nghĩ về nghề giáo viên

Hoạt động 1: Hùng biện về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Nhà giáo VN 20-11

a. Mục tiêu:

- Rèn luyện năng lực thiết kế nội dung và thuyết trình.

- Củng cố ý thức tôn sư trọng đạo.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS hùng biện về chủ đề: Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia các nhóm, mỗi nhóm 5 HS. Giao nhiệm vụ cho các nhóm xây dựng nội dung và cử người hùng biện về chủ đề: Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.

- Các nhóm xây dựng nội dung bài hùng biện trong vòng 10 phút.

- Các nhóm đánh giá kết quả hùng biện của mỗi nhóm bằng cách cho điểm chung của nhóm cho bài trình bày đó theo thang điểm 10 và giải thích lí do cho điểm đó.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS xây dựng nội dung và cử người hùng biện về chủ đề: Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày bài hùng biện trong tối đa 5 phút.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét sự tích cực, tinh thần, thái độ của HS trong hoạt động vừa rồi.

- GV kết luận: Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 là ngày tôn vinh nghề dạy học, nhưng cũng là ngày thể hiện sự hiếu học của người Việt Nam. Cả thầy và trò cần nỗ lực dạy và học để xứng đáng với sự quan tâm của xã hội.

Hoạt động 2: Cảm nghĩ về nghề giáo viên

a. Mục tiêu:

- Giúp HS chia sẻ các suy nghĩ của mình về nghề GV, từ đó có sự đồng cảm, thấu hiểu, chia sẻ với GV.

- Xây dựng được mối quan hệ thầy trò tốt đẹp.

b. Nội dung: Hãy viết các suy nghĩ của em về nghề GV lên các tấm thẻ màu:

+ Viết lên thẻ màu xanh những điều em thích về nghề GV.

+ Viết lên thẻ màu vàng những điều em thấy khó khăn đối với nghề GV.

+ Chia sẻ thẻ màu với các bạn và giải thích những điều em đã viết.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn cả lớp: Hãy viết các suy nghĩ của em về nghề GV lên các tấm thẻ màu:

+ Viết lên thẻ màu xanh những điều em thích về nghề GV.

+ Viết lên thẻ màu vàng những điều em thấy khó khăn đối với nghề GV.

+ Chia sẻ thẻ màu với các bạn và giải thích những điều em đã viết.

- GV có thể mời vài HS chia sẻ suy nghĩ của mình trước lớp.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS viết các suy nghĩ của em về nghề GV lên các tấm thẻ màu.

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS chia sẻ trước lớp về suy nghĩ của em về nghề GV.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét sự tích cực, tinh thần, thái độ của HS trong hoạt động vừa rồi.

- GV kết luận: Mỗi nghề đều có những thuận lợi, khó khăn riêng, nghề giáo viên cũng vậy. tiểu và chia sẻ những điều em yêu thích ở nghề giáo viên, nêu ra được những khó chăn mà GV gặp phải giúp các em thêm yêu quý, trân trọng các thầy cô.Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TUẦN 12 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CƠ

Tình nghĩa thầy trò:

Trình bày các tiết mục, sản phẩm( báo tường…) nhân ngày 20.11

Hoạt động 1: Chào cờ

a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển.

b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét.

c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT.

d. Tổ chức thực hiện:

- HS điều khiển lễ chào cờ.

- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.

- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.

Hoạt động 2: Trình bày các tiết mục, sản phẩm( báo tường…) nhân ngày 20.11

a. Mục tiêu:

- Thể hiện lòng biết ơn với thầy cô cựu giáo chức

b. Nội dung: HS trình bày các tiết mục sản phẩm nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.

c. Sản phẩm: tiết mục, sản phẩm của các lớp

d. Tổ chức thực hiện:

GV phổ biến cách thức tham gia:

1. Nội dung:

- Chủ đề: “Tôn sự trọng đạo”.

- Nội dung : Có thể viết về thầy cô, bạn bè, mái trường, …và các nội dung hướng về Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

- Thể loại: Xã luận, thơ, truyện ngắn, cảm nghĩ, truyện cười, ký, châm ngôn, vè , câu đố, bài hát,….; tiết mục văn nghệ.

2.Hình thức:

- Làm các sản phẩm: Trang trí đẹp, trang nhã, trình bày khoa học và có tính sáng tạo.

- Các tiết mục văn nghệ.

3. Thể lệ và tiêu chí chấm điểm:

- Ban giám khảo sẽ đánh giá cao các bài viết đầu tư công phu,phong phú, nhiều thể loại, nêu được những vấn đề tích cực trong nhà trường, tự sáng tác và có chất lượng tốt (không khuyến khích các bài viết sưu tầm) hoặc các tiết mục văn nghệ hay, ý nghĩa và ấn tượng.

- GV tổng kết hoạt động.

TUẦN 12 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

Hội diễn nghệ thuật tri ân thầy cô

a. Mục tiêu:

- HS được thể hiện các khả năng của mình.

- Giáo dục ý thức tôn sư trọng đạo.

b. Nội dung: Tổ chức Hội diễn nghệ thuật tri ân thầy cô.

c. Sản phẩm: các tiết mục của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu ban tổ chức.

+ Ban tổ chức sẽ điều hành hoạt động của hội diễn.

+ Các nhóm thể hiện tiết mục giới thiệu sản phẩm đã được chuẩn bị sẵn (tiểu phẩm, múa, hát, tác phẩm hội hoạ, văn, thơ, đoạn phim ngắn,...) về các nội dung sau:

  • Sự kính trọng, biết ơn, yêu mến thầy cô;
  • Ý nghĩa của nghề dạy học;
  • Cảm nhận về thầy cô của mình.

- Chia sẻ cảm xúc về hội diễn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, chuẩn bị cho hội diễn.

- GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Bình luận, trao đổi với các nhóm về các tiết mục, sản phẩm đã được trình bày.

- Đánh giá và trao giải cho các tiết mục.

- GV và HS của các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận: Hội diễn nghệ thuật vừa giúp HS thể hiện sự yêu quý, biết ơn với thầy cô giáo, vừa là cơ hội để các em được làm việc cùng nhau và thể hiện tài năng của mình.

Hội diễn nghệ thuật tri ân thầy cô

TUẦN 12 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

Đánh giá hoạt động tri ân thầy cô

a. Mục tiêu:

- HS học được cách đánh giá các hoạt động và giải thích được sự đánh giá đó.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS đánh giá các hoạt động tri ân thầy cô

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS đánh giá các hoạt động tri ân thầy cô theo mẫu sau:

Các hoạt động

thích

Không thích

Lí do

Thuyết trình

Văn nghệ

….

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS đánh giá các hoạt động tri ân thầy cô

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS chia sẻ đánh giá các hoạt động tri ân thầy cô

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét sự tích cực, tinh thần, thái độ của HS trong hoạt động vừa rồi.

- GV kết luận: Sau chuỗi hoạt động để tri ân thầy cô, việc đánh giá, nhìn nhận lại những hoa động đã tham gia, tình cảm em dành cho các hoạt động giúp các em khác sâu ý nghĩa của những hoạt động ấy và rút kinh nghiệm cho bản thân để có thể tham gia hiệu quả hơn vào những lần sau.

ĐÁNH GIÁ CUỐI CHỦ ĐỀ 3

I. MỤC TIÊU

- Phát triển khả năng tự đánh giá của HS.

II. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG

1. Đánh giá các nhóm và các bạn khác trong lớp

- Mỗi HS có 2 thẻ khen dành cho các nhóm và 5 thẻ khen dành cho các cá nhân

- Mỗi HS sẽ lựa chọn và trao thẻ khen cho nhóm mà các em thấy làm việc tích cực và có kết quả tốt.

- Mỗi HS lựa chọn và trảo thẻ khen cho các bạn khác mà em thấy làm việc tích cực và có hiệu quả.

- Tổng kết xem nhóm nào được nhiều thẻ khen nhất và cá nhân nào được nhiều hẻ khen nhất.

2. Đánh giá sự thay đổi của bản thân

Hãy nhận biết sự thay đổi của bản thân và ghi vào phiếu dưới đây:

Các cảm nhận

Sự thay đổi

Thay đổi nhiều

Thay đổi ít

Không thay đổi

1. Hiểu rõ hơn về thầy cô dạy lớp mình

2. Tự tin hơn khi trò chuyện với thầy cô

3. Biết cách tìm sự hỗ trợ từ các thầy cô

4.

3. Đánh giá mức độ tham gia của em trong các hoạt động

Hãy đánh dấu nhân (x) trước phương án phù hợp:

(…) Rất tích cực (…) Tích cực (…) Chưa tích cực.

4. Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ của chủ đề

Hãy đánh dầu x vào ô tương ứng:

Các nhiệm vụ

Kết quả thực hiện

HT tốt

HT

Cần cố gắng

Em thiết lập được mối quan hệ với thầy cô

Em thể hiện được tình cảm biết ơn, trân trọng đối với thầy cô và biết cách giữ gìn tình thầy trò.

Em tham gia các hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của lớp và nhà trường.

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHỦ ĐỀ 4: TIẾP NỐI TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG – THÁNG 12

MỤC TIÊU – YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Tìm hiểu được về những người có hoàn cảnh khó khăn xung quanh và thể hiện được sự sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với họ.

- Lập được và thực hiện được kế hoạch hoạt động thiện nguyện tại địa phương, biết vận động người thân và bạn bè tham gia các hoạt động thiện nguyện ở nơi cư trú.

- Giới thiệu được một số truyền thống của gia đình.

XÂY DỰNG DỰ ÁN NHÂN ÁI

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Nêu được biểu hiện của lòng nhân ái.

- Tìm hiểu được truyền thống nhân ái của con người Việt Nam.

2. Về năng lực HS được phát triển các năng lực:

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, noi gương những tấm lòng nhân ái, biết giúp đỡ những người gặp khó khăn.

- Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác với các bạn trong lớp trong các hoạt động; vận động được người thân và bạn bè tham gia các hoạt động thiện nguyện ở nơi cư trú; cùng bạn bè tham gia giải quyết nhiệm vụ học tập.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng các hình ảnh, biểu tượng để thể hiện ý tưởng về lòng nhân ái và thông qua đó, vận động mọi người cùng tham gia hoạt động thiện nguyện.

- Thích ứng với cuộc sống: Vận dụng kiến thức, hiểu biết để giải quyết tình huống phát sinh trong quá trình làm việc nhóm; kiên trì vượt qua khó khăn để hoàn thành kế hoạch hoạt động thiện nguyện.

- Tổ chức và thiết kế hoạt động: Lập và thực hiện được kế hoạch cho một hoạt động thiện nguyện tại địa phương.

3. Về phẩm chất

- Trách nhiệm: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao trong nhóm; có ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện các hoạt động tập thể, hoạt động thiện nguyện phục vụ cộng đồng.

- Chăm chỉ: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch hoạt động thiện nguyện của nhóm, của lớp.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV

- Hướng dẫn HS tìm hiểu về những hoàn cảnh khó khăn, cần sự giúp đỡ ở cộng đồng, địa phương nơi mình đang sống thông qua trò chuyện với cha mẹ, hàng xóm, hỏi các bác cán bộ tổ dân phố.

- Hướng dẫn HS sưu tầm một câu chuyện có thật (chuyện em được nghe kể lại, được đọc, xem hoặc đã trải qua) về lòng nhân ái, sự giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.

- Đề nghị HS tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống tương thân, tương ái của con người Việt Nam.

- Tìm những tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập, cuộc sống để minh hoạ cho bài học.

- Kết nối với một hoặc một vài nhóm tình nguyện viên trong hoặc ngoài nhà trường để chuẩn bị cho hoạt động giao lưu, trao đổi kinh nghiệm hoạt động thiện nguyện.

- Hướng dẫn HS cùng chuẩn bị một số nguyên vật liệu để làm tranh cổ động (poster), tranh xé dán như: giấy màu, bìa tạp chí cũ, giấy báo cũ, bìa cứng các màu, các loại bút sáp, bút màu, kéo, băng dính, hồ dán,...

- Bộ thẻ màu xanh và hồng cho hoạt động đánh giá cuối bài (đủ cho mỗi HS 2 thẻ).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TUẦN 13 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CƠ

Cùng nhau vượt khó

Hoạt động 1: Chào cờ

a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển.

b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét.

c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT.

d. Tổ chức thực hiện:

- HS điều khiển lễ chào cờ.

- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.

- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.

Hoạt động 2: Diễn đàn “ Cùng nhau vượt khó”

a. Mục tiêu:

- Biết được hành động quyên góp, ủng hộ những người gặp khó khăn là một truyền

thống tốt đẹp của dân tộc ta;

- Biết đồng cảm với những người có hoàn cảnh khó khăn;

- Tích cực hưởng ứng tham gia phong trào “Cùng nhau vượt khó”

b. Nội dung: HS phát biểu tham luận về chủ đề “Cùng nhau vượt khó”

c. Sản phẩm: bài phát biểu của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- HS được phân công lên phát biểu tham luận về chủ để “ Cùng nhau vượt khó”

- HS các khối lớp kể về những gì đã chuẩn bị cho lễ phát động hoặc cảm nghĩ của bản thân khi tham gia phong trào “ Cùng nhau vượt khó”.

Hoạt động 3: Quyên góp ủng hộ

a. Mục tiêu:

- Tích cực tham gia quyên góp ủng hộ những người có hoàn cảnh khó khăn;

- Thể hiện được tấm lòng nhân ái với bạn bè và những người có hoàn cảnh khó khăn.

b. Nội dung: HS các lớp quyên góp ủng hộ HS có hoàn cảnh khó khăn

c. Sản phẩm: HS quyên góp, ủng hộ

d. Tổ chức thực hiện:

- Đại diện từng lớp lên trao quà quyên góp ủng hộ các bạn HS có hoàn cảnh khó khăn cho BTC.

- Thay mặt BTC, TPT cảm ơn những tấm lòng nhân hậu của HS, BTC tiếp nhận những món quà này và chuyển đến cho các bạn HS có hoàn cảnh khó khăn.

TUẦN 13 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

Những câu chuyện về lòng nhân ái

Vẽ tranh theo chủ đề Những tấm lòng nhân ái

Hoạt động 1: Những câu chuyện về lòng nhân ái

a. Mục tiêu:

- HS nêu được biểu hiện của lòng nhân ái và rút ra bài học từ những câu chuyện về lòng nhân ái.

b. Nội dung: HS kể lại câu chuyện về lòng nhân ái mà em đã sưu tầm, chứng kiến

c. Sản phẩm: Câu chuyện của HS kể.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Mời một số HS kể lại câu chuyện về lòng nhân ái mà em đã sưu tầm, chứng kiến hoặc là người tham gia.

- Hướng dẫn thảo luận:

+ Theo em, các nhân vật trong câu chuyện đã gặp những khó khăn gì?

+ Lòng nhân ái được thể hiện như thế nào? (Nêu việc làm cụ thể của các nhân vật trong câu chuyện).

+ Em rút ra điều gì từ những câu chuyện đó?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút.

- GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- GV và HS của các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận.

1. Những câu chuyện về lòng nhân ái

- Mỗi người có thể sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khác nhau trong cuộc sống, học tập, công việc...

- Cảm thông, thấu hiểu với những hoàn cảnh khó khăn và có hành động cụ thể để chia sẻ, giúp đỡ họ là biểu hiện của lòng nhân ái.

Hoạt động 2: Vẽ tranh theo chủ đề Những tấm lòng nhân ái

a. Mục tiêu:

- HS biết sử dụng các hình ảnh, biểu tượng để thể hiện ý tưởng về lòng nhân ái và thông qua đó, vận động mọi người cùng tham gia các hoạt động thiện nguyện.

b. Nội dung: Các nhóm thảo luận ý tưởng và cùng nhau vẽ một bức tranh cổ động (poster) hoặc tranh xé dán khổ lớn theo chủ đề Những tấm lòng nhân ái.

c. Sản phẩm: tranh (poster) của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Tổ chức cho từng nhóm thảo luận ý tưởng và cùng nhau vẽ một bức tranh cổ động (poster) hoặc tranh xé dán khổ lớn theo chủ đề Những tấm lòng nhân ái. Giả định mỗi nhóm sẽ dùng tranh này để vận động, thuyết phục mọi người cùng tham gia các hoạt động thiện nguyện có ý nghĩa.

- Các nhóm nhận xét, bình chọn cho bức tranh đẹp và có ý nghĩa nhất.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút.

- GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm thuyết minh về bức tranh của nhóm mình.

- GV và HS của các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày .

- GV tổ chức cho HS bình chọn bức tranh (poster) ấn tượng và ý nghĩa nhất.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận.

2. Vẽ tranh theo chủ đề Những tấm lòng nhân ái

- Những bức tranh do các nhóm tạo ra thể hiện suy nghĩ, mong muốn và hành động của chúng ta về lòng nhân ái và các hoạt động thiện nguyện.

- Hoạt động thiện nguyện có sự tham gia của nhiều người sẽ giúp đỡ được nhiều trường hợp khó khăn hơn, vì vậy chúng ta cần chung tay lập kế hoạch và cùng

TUẦN 13 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

Gìn giữ truyền thống tương thân, tương ái

a. Mục tiêu:

- HS tìm hiểu và có ý thức giữ gìn truyền thống nhân ái của dân tộc Việt Nam

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS ý thức giữ gìn truyền thống nhân ái

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Yêu cầu HS chia sẻ theo từng cặp đôi (hoặc theo nhóm) về những câu ca dao, tục ngữ mình đã sưu tầm được.

- Yêu cầu một số em nêu cảm nhận của mình về các câu ca dao, tục ngữ đó và liên hệ với thực tiễn ngày nay.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS chia sẻ cảm nhận ý thức giữ gìn truyền thống nhân ái

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS chia sẻ ý thức giữ gìn truyền thống nhân ái trước lớp.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét sự tích cực, tinh thần, thái độ của HS trong hoạt động vừa rồi.

- GV kết luận:

+ Tương thân tương ái là một truyền thống quý báu của con người Việt Nam, được thể hiện một cách sâu sắc qua nhiều câu ca dao, tục ngữ mà các thế hệ trước đã để lại.

+ Thế hệ trẻ chúng ta cần có trách nhiệm giữ gìn, phát huy truyền thống đó.Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TUẦN 14 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CƠ

Giao lưu với nhóm tình nguyện viên

Hoạt động 1: Chào cờ

a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển.

b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét.

c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT.

d. Tổ chức thực hiện:

- HS điều khiển lễ chào cờ.

- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.

- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.

Hoạt động 2: Giao lưu nhóm tình nguyện viên

a. Mục tiêu:

- Nhận thức được trách nhiệm và các yêu cầu của đội viên và có ý thức tự rèn luyện bản thân để xây dựng nhóm tình nguyện viên.

- Tự tin, hào hứng tham gia giao lưu với các bạn.

b. Nội dung: tổ chức giao lưu nhóm tình nguyện viên

c. Sản phẩm: kết quả thực hiện của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HS dẫn chương trình:

- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.

- Giới thiệu nội dung giao lưu.

- Giới thiệu danh sách đội viên vào vòng chung kết, các đội viên được giới thiệu ra chào hỏi các bạn.

- Tiến hành các phần giao lưu. Giới thiệu lần lượt từng đội viên theo số báo danh.

HOẠT ĐỘNG 3: Tổng kết giao lưu

a. Mục tiêu:

- Tự hào về những thành quả đạt được khi tham gia giao lưu;

b. Nội dung: GV nhận xét và trao quà cho HS

c. Sản phẩm: kết quả buổi giao lưu

d. Tổ chức thực hiện:

- GV nhận xét chung về hoạt động giao lưu.

- Trao quà lưu niệm: trân trọng, vui vẻ, kịp thời để động viên.

+ Mời tất cả nhóm tình nguyện viên và HS tham gia giao lưu lên sân khấu.

+ Mời TPT, Bí thư Chi đoàn trao quà lưu niệm nhóm tình nguyện viên

- GV mời một số HS trả lời câu hỏi: Qua buổi giao lưu hôm nay, em rút ra bài học gì cho bản thân? Em có hướng phấn đấu thế nào trong thời gian tới?

- HS chia sẻ ý kiến/ thu hoạch của bản thân sau khi tham gia hoạt động.

TUẦN 14 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

Lập kế hoạch thiện nguyện

a. Mục tiêu:

- HS lập được kế hoạch cho một hoạt động thiện nguyện tại địa phương để định hướng cho việc thực hiện hoạt động.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS xây dựng một kế hoạch cụ thể cho hoạt động thiện nguyện của lớp mình

c. Sản phẩm: kế hoạch thiện nguyện

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Hướng dẫn các nhóm lựa chọn một ý tưởng về việc thực hiện hoạt động thiện nguyện của lớp tại địa phương (hoặc trong phạm vi trường mình). Lưu ý HS về tính khả thi của các hoạt động được lên kế hoạch.

– Từng nhóm xây dựng một kế hoạch cụ thể cho hoạt động thiện nguyện của lớp mình theo mẫu gợi ý và trình bày trước lớp.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút.

- GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- GV và HS của các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày

- Bình chọn 1 bản kế hoạch phù hợp, khả thi nhất và phân công thực hiện cho mỗi nhóm trong lớp.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận.

Lập kế hoạch thiện nguyện

(bảng dưới)

- Đối với mỗi một hoạt động, việc lập kế hoạch trước sẽ giúp chúng ta hình dung được những gì cần làm, cách thực hiện, những khó khăn có thể phát sinh.

- Để hoàn thành tốt kế hoạch thiện nguyện, cần thiện chí và sự chung tay, góp sức của mỗi cá nhân trong tập thể.

- Giúp đỡ người khác cũng là giúp đỡ chính mình, góp phần vào sự phát triển chung của cộng đồng, xã hội.

Kế hoạch hoạt động thiện nguyện của lớp.............

Tên hoạt động:

Mục tiêu của hoạt động:

Nội dung công việc dự kiến

Yêu cầu công việc

Thời gian thực hiện

Người thực hiện

Đánh giá tổng kết

Ghi chú

1. Thu thập thông tin về hoàn cảnh cần được giúp đỡ

2. Kêu gọi tài trợ

3. Chuẩn bị đồ dùng cần giúp đỡ

4.

5.

TUẦN 14 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

Chia sẻ kết quả thực hiện hoạt động thiện nguyện

a. Mục tiêu:

- HS bước đầu tổng kết, chia sẻ tiến độ và kết quả việc thực hiện kế hoạch thiện nguyện đã lập ở tiết học trước.

b. Nội dung: tổ chức buổi giao lưu với nhóm tình nguyện viên

c. Sản phẩm: kết quả buổi giao lưu với nhóm thiện nguyện

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Tổ chức cho HS thảo luận, trao đổi về những công việc đã thực hiện hoặc chưa thực hiện được so với bản kế hoạch thiện nguyện ban đầu. Gợi ý một số nội dung trao đổi, thảo luận:

+Những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện hoạt động thiện nguyện?

+ Những bài học thu được?

+ Em sẽ làm gì nếu muốn vận động người thân hoặc bạn bè cùng tham gia hoạt động thiện nguyện đó tại địa phương?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS thảo luận, trao đổi về những công việc đã thực hiện hoặc chưa thực hiện được so với bản kế hoạch thiện nguyện

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS chia sẻ trước lớp về những công việc đã thực hiện hoặc chưa thực hiện được so với bản kế hoạch thiện nguyện.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét sự tích cực, tinh thần, thái độ của HS trong hoạt động vừa rồi.

- GV kết luận:

+ Hoạt động thiện nguyện mang lại nhiều điều có ý nghĩa trong cuộc sống, giúp ích cho mọi người và giúp chúng ta trưởng thành hơn.

+ Học hỏi kinh nghiệm tổ chức hoạt động thiện nguyện từ những anh chị đi trước là điều cần thiết và hữu ích.

+ GV dựa vào kết quả thảo luận của HS để chốt lại hoạt động, đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch thiện nguyện.

+ Giúp những người có hoàn cảnh khó khăn là một trong những biểu hiện của lòng nhân ái.

+ Giúp đỡ người khác cũng là giúp đỡ chính mình, góp phần vào sự phát triển chung của cộng đồng và xã hội.Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

GIỮ GÌN CHO TƯƠNG LAI

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Trình bày được những nét đẹp về truyền thống (văn hoá, lịch sử,...) của

- Giới thiệu được một số truyền thống của địa phương tới bạn bè, người thân.

- Nhận thức được ý nghĩa của sự cần thiết phải giữ gìn, phát huy các truyền thống quê hương.

2. Về năng lực HS được phát triển các năng lực:

– Tự chủ và tự học: Tự giác, tích cực tìm hiểu về truyền thống quê hương biết vận động người thân và bạn bè tham gia giữ gìn, bảo tồn các truyền thống đó.

– Giao tiếp và hợp tác: Tích cực hợp tác với các bạn trong các hoạt động nhóm của chủ để

– Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng các hình ảnh, biểu tượng, năng khiếu của mình để giới thiệu truyền thống quê hương, có khả năng sử dụng lập luận logic cho hoạt động tranh luận, bảo vệ quan điểm của mình.

- Tổ chức và thiết kế hoạt động: Tổ chức được cuộc thi tìm hiểu về truyền thống địa phương với các bạn, lựa chọn hình thức phù hợp để giới thiệu truyền thống địa phương theo nhóm.

3. Về phẩm chất

- Yêu nước: Bày tỏ thái độ trân trọng, tự hào về các truyền thống mà thế hệ trước đã trao truyền lại.

- Nhân ái: Biết ơn những người đã góp phần tạo nên truyền thống quê hương.

- Trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV

- Hướng dẫn HS tìm hiểu trước thông tin về những truyền thống văn hoá, lịch sử nổi bật của quê hương minh (thông qua sách báo, tài liệu, mạng internet, hỏi người thân thầy cô giáo...

- Làm 4 lá thăm về các loại hình truyền thống của địa phương mình để chuẩn bị cho HS bốc thăm trước khi tiến hành hoạt động. Gợi ý:

+ Một lá thăm về truyền thống địa phương liên quan đến nghệ thuật;

+ Một lá thăm về truyền thống địa phương liên quan đến ẩm thực

+ Một lá thăm về nghề truyền thống của địa phương;

+ Một lá thăm về truyền thống liên quan đến lễ hội ở địa phương. Lá thăm có thể bằng chữ hoặc bằng hình vẽ biểu tượng như hình minh hoạ trong SGK. Lưu ý: loại hình truyền thống để HS bốc thăm do GV tự lựa chọn, căn cứ vào đặc điểm cụ thể mỗi địa phương.

- Hướng dẫn HS lựa chọn một hình thức trình bày hiểu biết của nhóm mình về truyền thống/di sản đó (Ví dụ: hát, múa, thuyết trình theo nhóm, làm sơ đồ tư duy, hùng biện, đóng vai, đọc thơ, chơi trò chơi, vẽ tranh cổ động, làm tranh xé dán, kể chuyện bằng tranh chiếu bóng, làm rối tay,...) để thực hiện trong tiết học.

- Hỗ trợ các nhóm chuẩn bị một bộ câu hỏi nhanh kèm đáp án (tối đa 3 câu hỏi) về truyền thống mà nhóm mình dự định trình bày để phục vụ cho hoạt động “Thử tài hiểu biết về truyền thống quê hương”.

- Đề nghị HS tìm kiếm thông tin về những cách thức, việc làm cụ thể để bảo tồn, giữ gìn các truyền thống quê hương.

2. Đối với HS

- Sgk, chuẩn bị đồ dùng học tập theo hướng dẫn của GV

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TUẦN 15 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CƠ

Giới thiệu truyền thống lịch sử của địa phương

Hoạt động 1: Chào cờ

a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển.

b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét.

c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT.

d. Tổ chức thực hiện:

- HS điều khiển lễ chào cờ.

- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.

- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.

Hoạt động 2: Giới thiệu truyền thống lịch sử của địa phương

a. Mục tiêu: nêu được truyền thống quê hương mình.

b. Nội dung: tổ chức cho HS các lớp thyết trình về truyền thống quê hương mình.

c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV Tổ chức cho các lớp bốc thăm ngẫu nhiên từ 4 lá thăm đã chuẩn bị để lựa chọn một trong các loại hình truyền thống văn hoá, lịch sử, của địa phương.

- Hướng dẫn HS thi tìm hiểu về truyền thống địa phương giữa các nhóm theo hình thức gợi ý sau:

+ Từng lớp lần lượt giơ cao lá thăm đã bốc được;

+ Nêu tên và trình bày ít nhất 2 đặc điểm nổi bật của loại hình truyền thống quê hương tương ứng với thẻ bốc thăm được;

+ Thời gian chuẩn bị của mỗi nhóm: 5 phút;

+ Thời gian trình bày của mỗi nhóm: tối đa 2 phút;

+ Trao giải cho đội thực hiện nhanh, đúng và có nội dung đặc sắc nhất.

- Gv tổng kết hoạt động.

TUẦN 15 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

1. Tìm hiểu về truyền thống địa phương

2. Giới thiệu về một truyền thống địa phương

Hoạt động 1: Tìm hiểu về truyền thống địa phương

a. Mục tiêu:

- HS nêu được tên gọi và đặc điểm nổi bật của một truyền thống quê hương mình.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thi tìm hiểu về truyền thống địa phương giữa các nhóm

c. Sản phẩm: Kết quả cuộc thi

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Tổ chức cho các nhóm bốc thăm ngẫu nhiên từ 4 lá thăm đã chuẩn bị để lựa chọn một trong các loại hình truyền thống văn hoá, lịch sử, của địa phương.

- Hướng dẫn HS thi tìm hiểu về truyền thống địa phương giữa các nhóm theo hình thức gợi ý sau:

+ Từng nhóm lần lượt giơ cao lá thăm đã bốc được;

+ Nêu tên và trình bày ít nhất 2 đặc điểm nổi bật của loại hình truyền thống quê hương tương ứng với thẻ bốc thăm được;

+ Thời gian chuẩn bị của mỗi nhóm: 5 phút;

+ Thời gian trình bày của mỗi nhóm: tối đa 2 phút;

+ Trao giải cho đội thực hiện nhanh, đúng và có nội dung đặc sắc nhất.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút.

- GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- GV và HS của các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận

1. Tìm hiểu về truyền thống địa phương

- Mỗi vùng quê, mỗi địa danh nơi ta sinh sống đều gắn liền với một truyền thống về văn hoá, lịch sử, ẩm thực, đặc sắc.

- Là một thành viên của cộng đồng địa phương, HS chúng ta cần hiểu biết về những truyền thống đó và cùng chung tay giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương.

Hoạt động 2: Giới thiệu về một truyền thống địa phương

a. Mục tiêu:

- HS giới thiệu được và bày tỏ niềm tự hào về một trong các truyền thống của quê hương mình.

- HS thực hành được kĩ năng làm việc nhóm và kĩ năng trình bày vấn đề thông qua các hình thức đa dạng.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS lựa chọn hình thức để giới thiệu về truyền thống địa phương.

c. Sản phẩm: bài giới thiệu của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho từng nhóm lần lượt thể hiện những thông tin đã tìm hiểu được về một truyền thống cụ thể của địa phương theo các gợi ý:

+ Tên của truyền thống;

+ Lịch sử ra đời;

+ Thời điểm diễn ra trong năm;

+ Những điểm nổi bật về truyền thống đó.

– Gợi ý hình thức trình bày của HS: hát, múa, thuyết trình theo nhóm, làm sơ đồ tư duy, hùng biện, đóng vai, đọc thơ, chơi trò chơi, vẽ tranh cổ động, làm tranh xé dán, kể chuyện bằng tranh chiếu bóng, làm rối tay,

- GV đặt một số câu hỏi gợi ý cho HS thể hiện suy nghĩ, cảm nhận sau mỗi phần trình bày của các nhóm:

+ Em thấy điều gì là độc đáo, thú vị nhất của truyền thống này? Vì sao?

+ Trước đây, em đã từng nghe nói/nghe kể về truyền thống này chưa? Do ai kể lại? Sau buổi học này, em biết thêm được điều gì?

+ Em có biết nơi nào trên đất nước mình cũng có truyền thống tương tự không?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút.

- GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- GV và HS của các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày .

- Tổ chức bình chọn cho phần trình bày tốt nhất.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận.

2. Giới thiệu về một truyền thống địa phương

- Truyền thống quê hương là những nét bản sắc độc đáo, đặc trưng riêng của từng vùng đất, từng miền quê, phản ánh cuộc sống, nghề nghiệp và con người của địa phương đó.

- Mỗi truyền thống của quê hương đều đáng trân trọng, tự hào.

TUẦN 15 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

Người lưu giữ truyền thống địa phương

a. Mục tiêu:

- HS tìm hiểu được về thực tế những cá nhân, gia đình, dòng họ,... tại địa phương đang góp phần giữ gìn, phát huy truyền thống quê hương.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS chia sẻ thông tin mà các em biết về những người đã và đang tham gia thực hành, bảo tồn, giữ gìn các truyền thống của địa phương

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Mời một số HS chia sẻ thông tin mà các em biết về những người đã và đang tham gia thực hành, bảo tồn, giữ gìn các truyền thống của địa phương (Ví dụ: các nghệ nhân trong cộng đồng; người biết nấu món ăn đặc sản của địa phương; người thành thạo một nghề truyền thống; người đào tạo/hướng dẫn về các điệu múa, bài hát,... đặc trưng của quê hương,...).

- GV đặt một số câu hỏi gợi ý để HS cùng trao đổi:

+ Những cá nhân/tập thể đó đã hoặc đang làm công việc cụ phát huy truyền thống quê hương?

+ Em có suy nghĩ gì về công việc của họ?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS chia sẻ thông tin mà các em biết về những người đã và đang tham gia thực hành, bảo tồn, giữ gìn các truyền thống của địa phương

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS chia sẻ trước lớp về thông tin những người đã và đang tham gia thực hành, bảo tồn, giữ gìn các truyền thống của địa phương

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét sự tích cực, tinh thần, thái độ của HS trong hoạt động vừa rồi.

- GV kết luận: Cần trân trọng, biết ơn những người đã và đang chung tay giữ gìn truyền thống của quê hương chúng ta.

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TUẦN 16 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CƠ

Giao lưu với nghệ nhân

Hoạt động 1: Chào cờ

a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển.

b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét.

c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT.

d. Tổ chức thực hiện:

- HS điều khiển lễ chào cờ.

- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.

- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.

Hoạt động 2: Giao lưu với nghệ nhân

a. Mục tiêu: biết được một số nghề truyền thống.

b. Nội dung: tổ chức giao lưu với nghệ nhân

c. Sản phẩm: kết quả cuộc giao lưu của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- Người dẫn chương trình tuyên bố lí do (nói về đặc điểm nghề truyền thống) và mục tiêu tổ chức hoạt động (để HS biết giữ gìn nghề truyền thống của gia đình hoặc địa phương)

- Người dẫn chương trình giới thiệu đại diện các lớp được phân công tham luận các nghề nghiệp truyền thống của địa phương (xen kẽ các tiết mục văn nghệ).

- TPT chốt lại những biện pháp phát triển và giữ gìn nghề nghiệp truyền thống.

- Người dẫn chương trình giới thiệu các bạn lên trình diễn các loại trang phục phù hợp với từng loại hình hoạt động (nếu có).

- TPT phân chia khu vực cho các lớp tổ chức trò chơi hoặc biểu diễn dân vũ.

TUẦN 16 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

- Thử tài hiểu biết truyền thống địa phương

- Giữ gìn, phát huy truyền thống

Hoạt động 1: Thử tài hiểu biết truyền thống địa phương

a. Mục tiêu:

- HS vận dụng những thông tin đã được tìm hiểu từ các hoạt động trước để trả lời các câu hỏi đáp nhanh về truyền thống quê hương.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận đưa ra hiểu biết truyền thống địa phương

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV làm bốn lá thăm, đánh số từ 1 đến 4.

+ Tổ chức cho 4 đội bốc thăm bộ câu hỏi và đáp án về một truyền thống liên quan đến lịch sử, văn hoá,... của địa phương. Các đội thi hỏi đáp chéo theo số ghi trong lá thăm để thử tài hiểu biết của mình về truyền thống mà nhóm bạn nêu ra (Đội 1 đố đội 2, đội 2 đố đội 3,... và đội cuối cùng đố lại đội 1.).

+ Thời gian tối đa để trả lời một câu hỏi: 30 giây.

+ Công bố kết quả đội chiến thắng cuộc thi: Đội nào trả lời đúng nhiều câu nhất và không quá thời gian quy định sẽ thắng cuộc.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút.

- GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- GV và HS của các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày .

– Mời một số HS chia sẻ cảm nhận của mình sau cuộc thi hỏi đáp nhanh.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận:

1. Thử tài hiểu biết truyền thống địa phương

- HS tham gia tìm hiểu và thảo luận về truyền thống địa phương.

Hoạt động 2: Giữ gìn, phát huy truyền thống

a. Mục tiêu:

- HS nhận thức được ý nghĩa của sự cần thiết phải giữ gìn, phát huy các truyền thống quê hương thông qua hoạt động tranh luận.

- HS thực hành được kĩ năng tranh luận.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận đưa ra lí lẽ để chứng minh, bảo vệ quan điểm của mình.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Hướng dẫn HS chia làm 2 đội để tiến hành tranh luận:

+ Một đội đồng tình với quan điểm GV đưa ra; + Một đội phản đối quan điểm đó;

+ Hai đội đưa ra lí lẽ để chứng minh, bảo vệ quan điểm của mình.

- Một số chủ đề gợi ý cho cuộc tranh luận:

Có ý kiến cho rằng: “Các truyền thống sẽ liên tục được sinh ra và thay thế nhau từ thời này qua thời khác. Vì vậy, việc gìn giữ chúng không còn quá quan trọng”. Em đồng ý hay phản đối ý kiến này?

Em nghĩ như thế nào về quan điểm: “Chúng ta sẽ mất đi nhiều thứ khác nếu mất đi truyền thống.”?

- Hai đội tranh luận có khoảng 5 đến 7 phút để chuẩn bị trước các lí lẽ bảo vệ quan điểm của đội mình, hình dung trước các lập luận phản biện của đội bạn để cho ứng phó trong quá trình tranh luận.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút.

- GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các đội trình bày kết quả thảo luận của đội mình.

- GV và HS của các đội khác có thể đặt câu hỏi cho đội trình bày

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận.

2. Giữ gìn, phát huy truyền thống

HS đưa ra trong cuộc tranh luận để kết luận về ý nghĩa, sự cần thiết phải giữ gìn, phát huy truyền thống quê hương.

TUẦN 16 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

- Truyền thống và thế hệ trẻ

- Thu hoạch sau chủ đề Tiếp nối truyền thống quê hương

Hoạt động 1: Truyền thống và thế hệ trẻ

a. Mục tiêu:

- HS xác định được vai trò của thế hệ trẻ trong việc giữ gìn, phát huy các truyền thống tốt đẹp của quê hương.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS HS thảo luận về vai trò chủ động, tích cực của HS và thanh thiếu niên nói chung đối với việc giữ gìn, phát huy các truyền thống quê hương

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Tổ chức cho HS thảo luận về vai trò chủ động, tích cực của HS và thanh thiếu niên nói chung đối với việc giữ gìn, phát huy các truyền thống quê hương.

- Gợi ý một số câu hỏi thảo luận:

+ Theo em, vì sao cần có sự quan tâm, góp sức của thế hệ trẻ trong việc giữ gìn và phát huy các truyền thống?

+ HS chúng ta có thể đóng góp gì cho việc giữ gìn các truyền thống tốt đẹp của đất nước nói chung và của địa phương mình nói riêng? Nêu một số việc làm cụ thể và liên hệ với cộng đồng nơi em đang sống.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS HS thảo luận về vai trò chủ động, tích cực của HS và thanh thiếu niên nói chung đối với việc giữ gìn, phát huy các truyền thống quê hương

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS chia sẻ trước lớp.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét sự tích cực, tinh thần, thái độ của HS trong hoạt động vừa rồi.

- GV kết luận: Tất cả mọi người, trong đó có HS chúng ta, đều có trách nhiệm trong việc giữ gìn truyền thống quý báu của quê hương. Đặc biệt, thế hệ trẻ hôm nay cũng sẽ là những chủ nhân sau này của đất nước, nên trách nhiệm tiếp nối các truyền thống đó lại càng quan trọng, có ý nghĩa.

Hoạt động 2: Thu hoạch sau chủ đề Tiếp nối truyền thống quê hương

a. Mục tiêu:

- HS có thể tổng kết, tóm tắt được những điều đã học sau khi tham gia chủ đề Tiếp nổi truyền thống quê hương.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS chia sẻ, tổng kết lại những thông tin đã thu hoạch được về các truyền thống địa phương mình.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Tổ chức cho HS chia sẻ, tổng kết lại những thông tin đã thu hoạch được về các truyền thống địa phương mình (theo hình thức cá nhân/nhóm; hoặc thi liệt kê nhanh lên bảng về những nội dung đã học ở chủ đề này giữa các nhóm).

- Mời một số em chia sẻ điều em thích nhất sau khi tham gia tất cả các hoạt động của chủ đề (có thể liên quan đến nội dung, hình thức hoạt động, về một câu nói hay, một phần trình bày hiệu quả của bạn trong lớp, một thông tin thú vị mà trước đó mình chưa biết,...).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS chia sẻ, tổng kết lại những thông tin đã thu hoạch được về các truyền thống địa phương mình

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS chia sẻ trước lớp về các truyền thống địa phương mình.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét sự tích cực, tinh thần, thái độ của HS trong hoạt động vừa rồi.

- GV kết luận: Hiểu biết về truyền thống quê hương mình và quảng bá, giới thiệu đến nhiều người chính là cách để lưu giữ, tôn vinh những truyền thống đó và trao truyền lại cho những thế hệ mai sau.

ĐÁNH GIÁ CUỐI CHỦ ĐỀ CHỦ ĐỀ 4

I. MỤC TIÊU

- HS rèn luyện khả năng tự nhận xét, tự đánh giá bản thân.

- HS đánh giá tinh thần, thái độ tham gia các hoạt động của các bạn trong nhóm, trong lớp và kết quả thực hiện các nhiệm vụ trong chủ đề.

II. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG

1. Tự đánh giá mức độ tích cực của mình khi tham gia các hoạt động

- GV chuẩn bị sẵn các thẻ màu đủ cho số HS và quy định:

+ Thẻ màu xanh: rất tích cực;

+ Thẻ màu hồng: tích cực;

+ Thẻ màu vàng: chưa tích cực.

– Nếu không có thẻ màu, có thể đề nghị HS tự làm thẻ từ giấy trắng và vẽ hình mặt cười, mặt bình thường, mặt buồn cho 3 mức độ.

– Mời HS giơ cao một thẻ màu mình chọn để thể hiện sự tự đánh giá.

2. Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ của chủ đề

STT

Các nhiệm vụ

Kết quả thực hiện

- HTT: 3điểm

- HT: 2 điểm

- Cần cố gắng: 1 điểm

1

Em tìm hiểu được về những người có hoàn cảnh khó khăn xung quanh và thể hiện được sự sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với họ.

2

Em lập và thực hiện được kế hoạch hoạt động thiện nguyện tại địa phương.

3

Em biết vận động người thân, bạn bè tham gia các hoạt động thiện nguyện tại nơi cư trú.

4

Em giới thiệu được một số truyền thống của địa phương.

Điều em nhớ nhất sau chủ đề này là:……………………………………………….

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHỦ ĐỀ 5: NÉT ĐẸP MÙA XUÂN – THÁNG 1

MỤC TIÊU – YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

  • Thể hiện được cảm xúc, hứng thú với việc khám phá cảnh quan thiên nhiên
  • Thực hiện được những việc làm cụ thể để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên
  • Thể hiện được các hành vi văn hóa nơi công cộng.

XUÂN QUÊ HƯƠNG

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Trình bày được một số hiểu biết cơ bản về cảnh quan thiên nhiên của quê hương, các trò chơi dân gian,... vào mùa xuân.

- Nêu được một số phong tục ngày tết ở các địa phương, vùng, miền khác nhau.

2. Về năng lực HS được phát triển các năng lực:

- Tự chủ và tự học: Tích cực học hỏi, tìm hiểu về cảnh quan thiên nhiên của quê hương.

- Giao tiếp và hợp tác: Vận động được bạn bè, người thân cũng thực hiện những việc làm cụ thể để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất và thực hiện được những việc làm đề bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.

- Tổ chức và thiết kế hoạt động: Tham gia các hoạt động nhóm theo sự phân công.

3. Về phẩm chất

- Yêu nước: Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động khám phá và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của đất nước; tìm hiểu các trò chơi dân gian, phong tục tiết... để hiểu thêm về vẻ đẹp các vùng, miền.

- Chăm chỉ: Nỗ lực tìm hiểu thông tin về cảnh quan thiên nhiên, phong tục tết, các trò chơi dân gian,.. ở các vùng, miền khác nhau.

-Trách nhiệm: Có ý thức bảo tồn cảnh quan thiên nhiên; tiếp tục giữ gìn, quảng bá các phong tục tết, các trò chơi dân gian lành mạnh.

- Trung thực: Nhất quán giữa lời nói và việc làm trong việc thực hiện bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, giữ gìn phong tục tết các vùng, miền.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV

- Hướng dẫn HS tìm hiểu về những trò chơi dân gian thường diễn ra vào mùa xuân, những phong tục ngày tết ở địa phương mình và một số vùng, miền khác trên đất nước (Hoạt động 1, 5).

- Chuẩn bị sẵn một số bức tranh ảnh khổ lớn về các trò chơi dân gian của một số vùng, miền vào dịp tết đến, xuân về; đưa vào file trình chiếu powerpoint nếu có điều kiện (hoặc có thể dùng các bức tranh trong SGK). Sưu tầm các thông tin cơ bản về những trò chơi đó để giới thiệu cho HS.

- Thông tin cho HS chuẩn bị trước để lựa chọn một cảnh quan thiên nhiên của địa phương (hoặc của đất nước) và viết một bài viết ngắn (trong vòng 500 từ) giới thiệu tóm tắt về cảnh quan đó (theo hình thức cá nhân, cặp đôi hoặc nhóm).

- Chuẩn bị cho hoạt động trình bày thông tin về hiện trạng của một cảnh quan thiên nhiên (Hoạt động 4. Giữ gìn cảnh đẹp quê hương): GV hướng dẫn HS cách sưu tầm, thu thập thông tin (chụp ảnh, ghi chép, quay video, đọc thêm tài liệu từ sách báo, trên mạng internet, hỏi chuyện những người cao tuổi, người có hiểu biết rộng...) về một cảnh quan thiên nhiên gần nơi em sống và tổng hợp lại, lưu ý làm rõ các nội dung: tên và vị trí của cảnh quan đó; hiện trạng của cảnh điểm nổi quan; bật của cảnh quan; cảm nhận của em/nhóm em và đề xuất những việc HS có thể làm để bảo tồn cảnh quan đó.

- Hướng dẫn HS lựa chọn một hình thức để trình bày thông tin thu thập được (thuyết trình, đối thoại theo cặp, trình chiếu powerpoint, đoạn phim ngắn, hoặc vẽ sơ đồ trên giấy A0,...).

2. Đối với HS

- SGK, đồ dùng học tập theo hướng dẫn của HS.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TUẦN 17 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CƠ

Giới thiệu về cảnh quan thiên nhiên của quê hương

Hoạt động 1: Chào cờ

a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển.

b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét.

c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT.

d. Tổ chức thực hiện:

- HS điều khiển lễ chào cờ.

- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.

- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.

Hoạt động 2: Giới thiệu về cảnh quan thiên nhiên

a. Mục tiêu: Biết được vẻ đẹp về cảnh quan thiên nhiên của địa phương, đất nước.

b. Nội dung: Tổ chức HS các lớp tham gia trò chơi

c. Sản phẩm: bài thuyết trình của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

* GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đoán tên cảnh quan thiên nhiên qua bài hát, bài thơ”

Cách chơi: Chia HS thành hai đội. Quản trò cho bốc thăm đội hát hoặc đọc thơ trước. Một người đại diện cho đội thứ nhất hát một đoạn của bài hát hoặc đọc hai đến ba câu thơ về cảnh quan thiên nhiên nào đó của đất nước hoặc quê hương. Đội thứ hai đoán và nêu tên cảnh quan thiên nhiên trong khoảng 10 giây. Đoán đúng được 10 điểm, đoán sai không được điểm. Tiếp theo, một người của đội thứ hai hát hoặc đọc thơ để đội thứ nhất đoán. Hai đội chơi luân phiên như vậy trong khoảng 15 phút. Quản trò tổng kết điểm và tuyên bố đội thắng cuộc.

* Triển lãm tranh đã vẽ, bài đã viết và tranh, ảnh sưu tầm được về cảnh quan thiên nhiên quê hương, đất nước

- Tổ chức cho các nhóm trưng bày các tranh vẽ, bài viết và tranh, ảnh về cảnh quan

thiên nhiên đã sưu tầm vào vị trí được phân công.

- Đại diện mỗi nhóm giới thiệu về sản phẩm trưng bày của nhóm. HS lần lượt đi đến vị trí của các nhóm để xem triển lãm và nghe giới thiệu.

- GV tổ chức cho các nhóm bình chọn tranh, ảnh, bài viết. Sau đó, đại diện HS sẽ tổng hợp kết quả.

- GV công bố những bức tranh, ảnh, bài viết đoạt giải Nhất, giải Nhì, giải Ba và giải Khuyến khích.

TUẦN 17 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

Những trò chơi mùa xuân

a. Mục tiêu:

- HS tìm hiểu được thông tin về một số trò chơi dân gian vào mùa xuân ở các địa phương.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS tham gia trò chơi dân gian vào mùa xuân.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV treo lên bảng các bức tranh mô tả một số trò chơi dân gian vào mùa xuân :

- Cho HS thời gian quan sát tranh để tìm hiểu:

+ Tên của trò chơi;

+ Địa điểm thường diễn ra trò chơi;

+ Hoạt động cụ thể của người tham gia trò chơi.

- Mời HS chia sẻ những gì các em đã biết về trò chơi đó.

- GV đặt một số câu hỏi gợi ý cho HS thảo luận chung:

+ Theo em, vì sao những trò chơi này thường diễn ra vào dịp tết đến, xuân về?

+ Các trò chơi này có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cộng đồng dân cư hoặc vùng, miền?

+ Em còn biết thêm những trò chơi dân gian nào khác?

+ Em thích trò chơi nào nhất? Vì sao?

- GV có thể tổ chức cho HS thử chơi một trò chơi nếu điều kiện lớp học/sân chơi và phương tiện cho phép (Ví dụ: kéo co, ném còn,...).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, tham gia trò chơi.

- GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS chơi một trò chơi và thảo luận trả lời câu hỏi.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận.

Những trò chơi mùa xuân

- Trò chơi dân gian là một phần không thể thiếu trong các sinh hoạt cộng đồng ở mọi miền đất nước, chúng cũng góp phần tôn vinh bản sắc văn hoá và làm đẹp thêm cảnh quan của quê hương.

TUẦN 17 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

Chia sẻ các địa điểm du xuân

a. Mục tiêu:

- HS được chia sẻ hiểu biết của mình về những địa điểm có cảnh quan tươi đẹp phù hợp cho hoạt động du xuân, ngắm cảnh của gia đình, bạn bè.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS chia sẻ, giới thiệu với các bạn trong nhóm về những nơi em và gia đình thường đến tham quan, du lịch, văn cảnh vào dịp đầu xuân.

c. Sản phẩm: HS chia sẻ các địa điểm du xuân.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS nhớ lại và cùng chia sẻ, giới thiệu với các bạn trong nhóm về những nơi em và gia đình thường đến tham quan, du lịch, văn cảnh vào dịp đầu xuân.

- GV đặt câu hỏi gợi ý cho thảo luận chung:

+ Cảnh quan thiên nhiên mà em và gia đình từng đến thăm có điều gì đặc biệt?

+ Điều gì làm em nhớ nhất (hoặc muốn khám phá nhất) ở nơi đó?

+ Nếu dịp mùa xuân tới đây em được lựa chọn một cảnh quan thiên nhiên làm địa điểm du xuân cho gia đình, em sẽ chọn đi đâu? Vì sao?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS chia sẻ, giới thiệu với các bạn trong nhóm về những nơi em và gia đình thường đến tham quan, du lịch, văn cảnh vào dịp đầu xuân.

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS chia sẻ trước lớp.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét sự tích cực, tinh thần, thái độ của HS trong hoạt động vừa rồi.

- GV kết luận: Quê hương chúng ta có rất nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp đẽ, thanh bình, phủ hợp cho hoạt động du xuân, ngắm cảnh dịp đầu năm mới.

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TUẦN 18 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CƠ

Giữ gìn cảnh đẹp quê hương

Hoạt động 1: Chào cờ

a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển.

b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét.

c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT.

d. Tổ chức thực hiện:

- HS điều khiển lễ chào cờ.

- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.

- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.

Hoạt động 2: Diễn đàn “Giữ gìn cảnh đẹp quê hương”

a. Mục tiêu:

- Đề xuất được một số giải pháp giữ gìn cảnh đẹp quê hương;

b. Nội dung: diễn đàn Giữ gìn cảnh đẹp quê hương

c. Sản phẩm: đưa ra các biện pháp Giữ gìn cảnh đẹp quê hương

d. Tổ chức thực hiện:

- Lớp trực tuần biểu diễn văn nghệ.

- Lớp trực tuần báo cáo đề dẫn cho diễn đàn. Trong phần này cần nói rõ mục đích, ý nghĩa, cách thức trao đổi trong diễn đàn.

- GV nêu câu hỏi để HS trả lời trực tiếp tìm hiểu một số phong cảnh đẹp của quê hương, đang bị xuống cấp, ô nhiễm,.... Sau khi HS chia sẻ ý kiến, GV kết luận.

- Đại diện khối lớp 6 trình bày hai tham luận về một số giải pháp giữ gìn cảnh đẹp quê hương.

- Sau khi nghe tham luận, GV gợi ý HS phát biểu ý kiến bổ sung các giải pháp Giữ gìn cảnh đẹp quê hương trong tham luận chưa có.

- HS có thể đặt câu hỏi trực tiếp với tác giả tham luận hoặc GV, HS và GV trao đổi trả lời các câu hỏi.

- HS chia sẻ thu hoạch sau hoạt động.

TUẦN 18 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

Tìm hiểu phong tục ngày tết ở các vùng, miền

a. Mục tiêu:

- HS nêu được một số phong tục ngày tết ở các địa phương, vùng, miền khác nhau.

- HS có ý thức giữ gìn những phong tục đặc sắc này.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận phong tục ngày tết ở các vùng, miền.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chia sẻ, trao đổi những thông tin đã tìm hiểu được về phong tục ngày tết ở các vùng, miền (bắc, trung, nam) hoặc của các dân tộc khác nhau trên đất nước.

- GV đặt câu hỏi gợi ý sau:

+ Những hoạt động nào thường diễn ra trước tết?

+ Những hoạt động chính trong dịp tết?

+ Ý nghĩa của các phong tục đó?

+ Làm thế nào để những phong tục này tiếp tục được lưu giữ?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút.

- GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- GV và HS của các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày

- Mời một số em phát biểu cảm nhận về các phong tục tết này.

- Nếu có điều kiện, GV chia sẻ thêm thông tin về phong tục tết của một số quốc gia khác.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận.

Tìm hiểu phong tục ngày tết ở các vùng, miền

- Khám phá những phong tục tập quán ngày tết ở các vùng, miền khác nhau giúp chúng ta thêm hiểu, tự hào và yêu mến quê hương mình.

TUẦN 18 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

Hát về mùa xuân

a. Mục tiêu:

- Tạo không khí vui vẻ sau các hoạt động tìm hiểu về chủ đề Xuân quê hương.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thi hát tiếp sức bằng các bài hát có chữ “xuân” hoặc “Tết”.

c. Sản phẩm: HS thi hát tiếp sức bằng các bài hát có chữ “xuân” hoặc “Tết”.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Tổ chức cho HS thi hát tiếp sức bằng các bài hát có chữ “xuân” hoặc “Tết”.

- Gợi ý hình thức thực hiện:

+ Các nhóm thi xem nhóm nào tìm được và hát được nhiều câu hát có chữ“xuân” hoặc “Tết” nhất bằng cách luân phiên thực hiện nhiệm vụ.

+ Tất cả thành viên trong mỗi nhóm đều phải tham gia để tiếp sức cho nhóm mình.

+ Nhóm nào không tìm được bài hát phù hợp khi đến lượt mình sẽ thua cuộc.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS thi hát tiếp sức

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS thể hiện các bài hát có chữ “xuân” hoặc “Tết”.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét sự tích cực, tinh thần, thái độ của HS trong hoạt động vừa rồi.

- GV kết luận: Có rất nhiều bài hát hay nói về mùa xuân, ngày Tết. Một người có thể không biết hết và nhớ hết những bài hát này, nhưng khi cùng đoàn kết “tiếp sức” cho nhau, chúng ta cùng biết thêm rất nhiều bài hát có ý nghĩa. Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

VIỆC TỐT, LỜI HAY

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Trình bày được thế nào là hành vi ứng xử có văn hoá và ý nghĩa của hành vi có văn hoá nơi công cộng.

2. Về năng lực HS được phát triển các năng lực:

- Tự chủ và tự học: Tự giác học hỏi để thực hiện các hành vi ứng xử có văn hoá nơi công cộng.

- Giao tiếp và hợp tác: Biết giao tiếp văn minh, lịch sự nơi công cộng.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng được các hình ảnh, biểu tượng, vận dụng hiểu biết của mình để xây dựng quy tắc ứng xử của lớp; giải quyết được các tình huống giả định về ứng xử có văn hoá nơi công cộng.

- Thích ứng với cuộc sống: Vận dụng kiến thức, hiểu biết để giải quyết tình huống về ứng xử có văn hoá nơi công cộng; biết ứng xử phù hợp ở những không gian công cộng khác nhau.

- Tổ chức và thiết kế hoạt động: Tham gia và tổ chức được các hoạt động nhóm của chủ đề.

3. Về phẩm chất

- Trách nhiệm: Tôn trọng và thực hiện nội quy nơi công cộng; có ý thức trách nhiệm khi tham gia các sinh hoạt cộng đồng; không đồng tình với những hành vi chưa phù hợp với nếp sống văn hoá và quy định ở nơi công cộng.

- Chăm chỉ: Nỗ lực học hỏi những cách ứng xử có văn hoá nơi công cộng.

- Trung thực: Tôn trọng lẽ phải, khách quan, công bằng trong ứng xử nơi công cộng; nhất quán giữa lời nói và việc làm trong ứng xử.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV

- Hướng dẫn HS sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ (hoặc lời nhắc nhở của ông bà, cha mẹ,...) về hành vi có văn hoá nơi công cộng.

- Đề nghị HS tìm hiểu những quy tắc ứng xử có văn hoá trong nhà trường.

- GV chuẩn bị (hoặc hướng dẫn cán bộ lớp cùng hỗ trợ mình) bộ thẻ màu (khoảng 15 đến 20 thẻ), trên mỗi thẻ in/viết sẵn một câu hỏi về cách ứng xử có văn hoá nơi công cộng hoặc trong nhà trường (Hoạt động 3, trò chơi “Tia chớp”).

Ví dụ về các câu hỏi:

+ Em sẽ làm gì nếu trên đường đi học chẳng may bị bạn khác bất ngờ đâm xe vào?

+ Trên xe bus, em vô tình giẫm vào chân người bên cạnh, lúc đó em sẽ...

+ Em sẽ làm gì nếu nhìn thấy một ông bố dắt con đi dạo trong vườn hoa, cậu bé vừa ăn uống, vừa vứt lại vỏ thức ăn vương vãi trên đường đi.

- Chuẩn bị bộ thẻ màu (xanh và vàng hoặc xanh và đỏ) cho Hoạt động 5, số lượng thẻ màu đủ cho mỗi HS ít nhất 2 thẻ.

2. Đối với HS

- SGK, đồ dùng học tập chuẩn bị theo hướng dẫn của GV

III. TIẾT TRÌNH DẠY HỌC

TUẦN 19 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CƠ

Tìm hiểu văn hoá ứng xử nơi công cộng

Hoạt động 1: Chào cờ

a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển.

b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét.

c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT.

d. Tổ chức thực hiện:

- HS điều khiển lễ chào cờ.

- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.

- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.

Hoạt động 2: Tìm hiểu văn hoá ứng xử nơi công cộng

a. Mục tiêu

- HS tìm hiểu về những hành vi có văn hoá nơi công cộng thông qua một số câu ca dao, tục ngữ, lời khuyên của gia đình.

b. Nội dung: HS chia sẻ những câu ca dao, tục ngữ nói về văn hoá ứng xử nơi công cộng mà các em đã sưu tầm được và đưa ra vấn đề thảo luận.

c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT.

d. Tổ chức thực hiện:

- Mời HS chia sẻ những câu ca dao, tục ngữ nói về văn hoá ứng xử nơi công cộng mà các em đã sưu tầm được.

- Hình thức chia sẻ: theo cặp đôi, nhóm 3 người hoặc nhóm lớn.

- Đề nghị các em bày tỏ suy nghĩ về những câu ca dao, tục ngữ hoặc lời dạy, lời khuyên của ông bà, cha mẹ đối với lối sống, cách cư xử, giao tiếp hằng ngày.

- Câu hỏi gợi ý thảo luận:

+ Theo em, vì sao ông bà ta xưa nay luôn coi trọng lời ăn tiếng nói, cách cư xử của mỗi người, nhất là ở nơi công cộng?

+ Có câu ca dao, tục ngữ nào của người xưa về cách cư xử mà các em thấy không còn đúng/không đồng ý hay không? Vì sao?

+ Ngày nay, để ứng xử có văn hoá nơi công cộng, chúng ta nên và không nên làm gì?

- GV Kết luận:

+ Ứng xử có văn hoá là những hành động, lời nói, thể hiện ý thức, trách nhiệm của bản thân đối với mọi người xung quanh và với môi trường.

+ Từ xa xưa, ông bà chúng ta đã luôn khuyên dạy con cháu phải biết ứng xử có văn hoá nơi công cộng, điều này thể hiện nét đẹp của mỗi người và sự văn minh của cả cộng đồng.

TUẦN 19 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

Đóng vai ứng xử có văn hoá

a. Mục tiêu:

- HS thể hiện được hành vi có văn hoá nơi công cộng thông qua hoạt động đóng vai xử lí tình huống.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận đưa ra

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Tổ chức cho HS quan sát các bức tranh trong SGK và thảo luận, chuẩn bị cho hoạt động đóng vai theo tình huống trong tranh để thể hiện cách ứng xử có văn hoá nơi công cộng.

- GV đặt câu hỏi gợi ý cho thảo luận sau đóng vai:

+ Các nhân vật trong tình huống đóng vai đã có cách ứng xử như thế nào ở nơi công cộng?

+ Nếu gặp chuyện tương tự, em có hành động giống như các bạn trong tình huống đóng vai không? Vì sao?

+ Em rút ra cho mình bài học gì từ các tình huống này?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút.

- GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- GV và HS của các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận.

Đóng vai ứng xử có văn hoá

- Mỗi chúng ta luôn cần phải rèn luyện hằng ngày để thể hiện hành vi có văn hoá nơi công cộng.

- Hành vi ứng xử có văn hoá là tôn trọng bản thân mình và mọi người.

TUẦN 19 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

Trò chơi về ứng xử nơi công cộng

a. Mục tiêu:

- HS thể hiện được một số hành vi ứng xử có văn hoá nơi công cộng thông qua trò chơi phản ứng nhanh.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS tham gia trò chơi Tia chớp.

c. Sản phẩm: cách ứng xử nơi công cộng.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Hướng dẫn HS đứng thành vòng tròn hoặc 2 hàng dọc đối diện nhau để tham gia trò chơi Tia chớp.

- GV phổ biến cách chơi:

+ Khi quản trò chỉ vào một người bất kì và nói to “Tia chớp!”, người đó sẽ phải rút ngẫu nhiên một trong các thẻ màu của quản trò và trả lời nhanh câu hỏi liên quan đến hành vi ứng xử có văn hoá ở nơi công cộng được nêu trong thẻ.

+ Mỗi em có tối đa 15 giây để suy nghĩ trả lời cách xử lí. Quá 15 giây không trả lời được sẽ bị phạt theo quy định của lớp.

- Mời một số em chia sẻ về cảm nhận sau khi tham gia trò chơi.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS tham gia trò chơi Tia chớp.

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS tham gia trò chơi Tia chớp.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét sự tích cực, tinh thần, thái độ của HS trong hoạt động vừa rồi.

- GV kết luận: Hành vi và cách ứng xử có văn hoá không tự nhiên mà hình thành được, vì vậy, mỗi chúng ta phải luôn có ý thức tự rèn luyện bản thân trong mọi tình huống hằng ngày.Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TUẦN 20 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CƠ

Tiểu phẩm về hành vi có văn hóa trong nhà trường

Hoạt động 1: Chào cờ

a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển.

b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét.

c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT.

d. Tổ chức thực hiện:

- HS điều khiển lễ chào cờ.

- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.

- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.

Hoạt động 2: Tiểu phẩm “ Phòng chống bạo lực học đường”

a. Mục tiêu:

- Nêu được các hình thức bạo lực học đường có thể xảy ra và ảnh hưởng của bạo lực học đường đối với cá nhân, lớp học và nhà trường;

- Biết thể hiện quan điểm, thái độ không đồng tình với hành vi bạo lực học đường;

- Đề xuất được các biện pháp phòng tránh bạo lực học đường và xây dựng trường học thân thiện.

b. Nội dung: HS trình bày tham luận về bạo lực học đường.

c. Sản phẩm: kết quả thực hiện cả HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- HS đại diện lớp trực tuần đọc báo cáo đề dẫn về bạo lực học đường (Thực trạng và tác động của các hình thức bạo lực học đường).

- Đại diện lớp được phân công chuẩn bị tiểu phẩm về các biện pháp phòng chống bạo lực học đường trình bày báo cáo tham luận.

- TPT tổ chức cho HS trong trường tự do tham gia bày tỏ quan điểm, ý kiến về thái độ không đồng tình với những hiện tượng còn tồn tại, những điều cần khắc phục để phòng chống bạo lực học đường (ví dụ: bắt nạt nhau, khi thấy có hiện tượng bạo lực không ngăn chặn, hoà giải, thậm chí còn quay video rồi đưa lên mạng hoặc kích động làm tăng xung đột,...) hoặc bổ sung các biện pháp để trường học, lớp học trở nên thân thiện.

- Người dẫn chương trình tổng hợp ý kiến, bổ sung và kết luận:

+ Không thể chấp nhận hiện tượng bạo lực xảy ra trong nhà trường và lớp học. Hãy nói “Không” với bạo lực học đường.

+ Cần phải kiểm soát cảm xúc để giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực, mang tính xây dựng, thiện chí.

+ Khi thấy có dấu hiệu bạo lực học đường thì cần báo ngay với GV, TPT Đội, BGH,…

+ Khi bị bạo lực học đường cần tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ từ GVCN, TPT, BGH,..

Hoạt động 3: Kí cam kết, tập dân vũ trường học thân thiện

a. Mục tiêu:

- Nhận thức được trách nhiệm thực hiện các hành vi có văn hóa trong nhà trường và cam kết thực hiện;

- Tích cực, hứng thú tham gia tập dân vũ trường học thân thiện.

b. Nội dung: các lớp kí cam kết.

c. Sản phẩm: HS kí cam kết.

d. Tổ chức thực hiện:

- Đại diện từng lớp lên sân khấu kí cam kết thực hiện hành vi có văn hóa trong nhà trường và nộp bản cam kết cho TPT.

- Bật băng hình dân vũ trường học thân thiện. Lớp trực tuần đứng hàng trên làm mẫu theo băng hình. HS toàn trường tập theo động tác của lớp trực tuần.

TUẦN 20 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

- Xây dựng Quy tắc ứng xử của lớp.

- Hành vi ứng xử văn hoá nơi công cộng

Hoạt động 1: Xây dựng Quy tắc ứng xử của lớp.

a. Mục tiêu:

- HS vận dụng hiểu biết và trải nghiệm của mình để xây dựng những quy tắc xử có văn hoá trong lớp học.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thi xây dựng các bộ Quy tắc ứng xử của lớp bằng hình ảnh, biểu tượng.

c. Sản phẩm: bộ Quy tắc ứng xử của lớp.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho các nhóm trong lớp thi xây dựng các bộ Quy tắc ứng xử của lớp bằng hình ảnh, biểu tượng.

- GV sưu tầm trước trên mạng internet một số quy tắc ứng xử bằng hình ảnh và chiếu lên cho HS tham khảo.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút.

- GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày bộ Quy tắc ứng xử của lớp bằng hình ảnh, biểu tượng.

- Mời các nhóm thuyết minh về bộ quy tắc nhóm mình đã xây dựng được (hoặc tổ chức theo hình thức triển lãm sản phẩm).

- GV và HS của các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày .

- Bình chọn một bộ quy tắc có nội dung đầy đủ, hình ảnh sinh động nhất để trao giải và treo lên tường lớp.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận

1. Xây dựng Quy tắc ứng xử của lớp.

- Lớp học cũng là một môi trường công cộng đòi hỏi mỗi HS chúng ta phải luôn thể hiện những hành vi, cách ứng xử có văn hoá để tự rèn luyện bản thân và xây dựng tập thể lớp.

- Nói lời hay, làm việc tốt ở lớp, ở trường là những hành động đẹp.

Hoạt động 2: Hành vi ứng xử văn hoá nơi công cộng

a. Mục tiêu:

- HS liệt kê được những việc nên và không nên làm ở nơi công cộng.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận đưa ra hành vi ứng xử văn hoá nơi công cộng

c. Sản phẩm: Hành vi ứng xử văn hoá nơi công cộng

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Phát cho mỗi nhóm một số thẻ màu xanh và vàng.

- Hướng dẫn HS liệt kê vào thẻ màu các hành vi ứng xử có văn hoá nơi công cộng theo gợi ý:

+ Thẻ màu xanh: Viết ra những hành vi có văn hoá mà HS nên thực hiện ở nơi công cộng (bến tàu bến xe, công viên, chợ, quán ăn,...).

+ Thẻ màu vàng: Viết ra những hành vi không nên làm ở nơi công cộng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm trao đổi thẻ của nhóm mình cho nhóm bạn để cùng nhận xét, trao đổi về những hành vi ứng xử có văn hoá nơi công cộng.

- GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- GV và HS của các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận.

2. Hành vi ứng xử văn hoá nơi công cộng

- Có nhiều hành vi thể hiện cách ứng xử có văn hoá ở nơi công cộng và nhiều hành vi không nên làm nơi công cộng. Nhận diện các hành vi nên và không nên làm nơi công cộng giúp các em định hướng, tích cực rèn luyện, thực hiện các hành vi có văn hoá.

TUẦN 20 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

Đánh giá việc ứng xử có văn hóa

a. Mục tiêu:

- HS tổng kết, đánh giá được kết quả việc thực hiện hành vi có văn hoá nơi công cộng của bản thân mình và tập thể lớp trong tuần vừa qua.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS nhận xét, đánh giá việc thực hiện hành vi ứng xử có văn hoá nơi công cộng

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện hành vi ứng xử có văn hoá nơi công cộng của tổ mình tuần vừa qua:

+ Từng thành viên trong nhóm tự nhận xét;

+ Đánh giá chung của cả nhóm.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS cách lập kế hoạch

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS chia sẻ trước lớp về kế hoạch rèn luyện của bản thân.

- Các nhóm nhận xét chéo, góp ý cho nhau về việc thực hiện ứng xử có văn hoá nơi công cộng

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét sự tích cực, tinh thần, thái độ của HS trong hoạt động vừa rồi.

- GV kết luận: Trong quá trình rèn luyện, thực hiện các hành vi ứng xử có văn hoá nơi công cộng cần thường xuyên có sự tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau để rút kinh nghiệm và tiếp tục thực hiện các hành vi có văn hoá một cách thường xuyên, chủ động, tích cực.

ĐÁNH GIÁ CUỐI CHỦ ĐỀ 5

I. MỤC TIÊU

- HS rèn luyện khả năng tự nhận xét, tự đánh giá bản thân.

- HS đánh giá tinh thần, thái độ tham gia các hoạt động của các bạn trong nhóm, trong lớp và kết quả thực hiện các nhiệm vụ trong chủ đề.

II. TIẾN TRÌNH ĐÁNH GIÁ

1. Tự đánh giá mức độ them gia của bản thân mình và các bạn trong chủ đề

- Thẻ xanh: tự đánh giá

- Thẻ hồng: đánh giá sự tham gia của bạn cùng nhóm

- Kí hiệu các mức độ tham gia

Rất tích cực

3 điểm

Tích cực

2 điểm

Chưa tích cực

1 điểm

2. Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ của chủ đề

STT

Nội dung đánh giá

Kết quả thực hiện

- HTT: 3điểm

- HT: 2 điểm

- Cần cố gắng: 1 điểm

1

Em thể hiện được cảm xúc, hứng thú với việc khám phá cảnh quan thiên nhiên trên quê hương Việt Nam.

2

Em thực hiện những việc làm cụ thể để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.

3

Em trình bày được thế nào là hành vi văn hóa nơi công cộng và thể hiện được các hành vi đó.

Hoạt động mà em thích nhất trong chủ đề này là:……………………………………

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHỦ ĐỀ 6: TẬP LÀM CHỦ GIA ĐÌNH – THÁNG 2

MỤC TIÊU – YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

  • Xác định được những khoản chi ưu tiên khi số tiền của mình hạn chế
  • Thể hiện được sự động viên, chăm sóc người thân trong gia đình bằng lời nói và hành động cụ thể.
  • Làm được một số công việc trong gia đình một cách chủ động, tự giác.
  • Biết tham gia giải quyết một số vấn đề nảy sinh trong quan hệ gia đình.

CÔNG VIỆC TRONG GIA ĐÌNH

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Xác định được những khoản chỉ ưu tiên khi số tiền của mình hạn chế.

- Nhận biết một số vấn đề nảy sinh trong gia đình.

- Biết tìm thông tin về cách xử lí việc nhà hiệu quả.

2. Về năng lực HS được phát triển các năng lực:

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động; kiên trì thực hiện mục tiêu học tập.

- Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác với các bạn trong lớp trong các hoạt động; cùng bạn bè tham gia giải quyết nhiệm vụ học tập; thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với các thành viên trong gia đình khi giải quyết các vấn đề này sinh trong gia đình một cách hiệu quả.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết giải quyết các tình huống nảy sinh trong gia đình: bố mẹ đi làm về mệt mỏi, anh/chị/em không chịu làm việc nhà,...

- Thích ứng với cuộc sống: Vận dụng kiến thức, hiểu biết để giải quyết tình huống phát sinh trong quá trình làm việc nhóm; kiên trì vượt qua khó khăn để hoàn thành công việc theo kế hoạch.

- Tổ chức và thiết kế hoạt động: Phân công nhiệm vụ và làm việc nhóm hiệu quả

3. Về phẩm chất

- Trách nhiệm: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ học tập, lao động; chủ động, tự giác tham gia làm một số công việc trong gia đình; tham gia giải quyết các vấn đề / sinh trong gia đình; có ý thức tiết kiệm trong chỉ tiêu của cá nhân và gia đình. nay

- Chăm chỉ: Cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt.

- Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt, phong cách cá nhân của các thành viên trong gia đình; cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ họ.

- Trung thực: Tôn trọng lẽ phải, khách quan, công bằng trong ứng xử, nêu ra 1 điểm thẳng thắn về các vấn đề nảy sinh trong gia đình với người thân. quan

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV

- Các hình ảnh về việc chi tiêu hợp lí, tiết kiệm.

- Sưu tầm các câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao, châm ngôn, câu chuyện về việc tiết kiệm và chi tiêu thông minh.

- Sưu tầm cách thức xử lí một số tình huống nảy sinh khi làm việc nhà (nấu ăn, vệ sinh đồ dùng,...).

2. Đối với HS

- SGK, chuẩn bị đồ dùng theo hướng dẫn của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TUẦN 21 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CƠ

Làm quen với chi tiêu trong gia đình:

Phỏng vấn người nội trợ

Hoạt động 1: Chào cờ

a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển.

b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét.

c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT.

d. Tổ chức thực hiện:

- HS điều khiển lễ chào cờ.

- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.

- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.

Hoạt động 2: Làm quen với chi tiêu trong gia đình:Phỏng vấn người nội trợ

a. Mục tiêu:

- Biết cách chỉ tiêu hợp lí, có kế hoạch khi số tiền hạn chế;

- Có ý thức vận dụng những điểu học hỏi được về chỉ tiêu hợp lí vào thực tiễn cuộc

sống hằng ngày.

b. Nội dung:

- Phỏng vấn người nội trợ

- Lập kế hoạch cá nhân

- Trò chơi : sắm tết giúp mẹ

c. Sản phẩm:

d. Tổ chức thực hiện:

Người dẫn chương trình tuyên bố lí do tổ chức hoạt động.

* Phỏng vấn người nội trợ: GV đưa ra câu hỏi phỏng vấn người nội trợ:

+ Chị có tiền được từ nguồn nào?

+ Chị đã sử dụng các khoản tiền đó vào những việc gì?

+ Giả sử chị có 500 000 đồng, chị sẽ chỉ tiêu thế nào?

+ Giả sử chị có 1 000 000 đồng, chị sẽ chỉ tiêu thế nào?

- GV mời HS toàn trường chia sẻ ý kiến về câu hỏi trên. Sau đó đưa ra kết luận,

* Lập kế hoạch chỉ tiêu cá nhân

- GV gợi ý cho HS tìm hiểu theo câu hỏi:

+ Theo em, ở lứa tuổi học trò cần chỉ tiêu cho những việc gì?

+ Nên ưu tiên những việc gì?

- Cho HS thực hành lập kế hoạch chỉ tiêu:

+ Để các lọ thuỷ tinh/ hộp giấy lên bàn trên sân khấu.

Đề ra cho khối lớp 6, 7: Lập kế hoạch chi tiêu khi em có 1 000 000 đồng. Đề ra cho khối lớp 8, 9: Lập kế hoạch chỉ tiêu khi em có 2 000 000 đồng.

+ GV mời lần lượt HS các khối lớp 6, 7, 8, 9 lập kế hoạch bằng cách chia khoản tiền

mình có (theo để ra) vào các lọ thuỷ tinh/ hộp giấy.

+ Sau mỗi phần HS thực hành, GV yêu cầu HS giải thích vì sao để ra cách chỉ tiêu như vậy. Toàn trường nhận xét cách lập kế hoạch chỉ tiêu có hợp lí hay không, nên thêm hay bớt những khoản gì.

* Chơi trò chơi” Sắm tết giúp mẹ”

- Hai lượt chơi, mỗi lượt hai đội

- Bày hai cây gắn thẻ hàng hoá.

- GV mời hai HS khối lớp 6, hai HS khối lớp 9 tham gia trò chơi. Mỗi đội được phát một giỏ đi chợ. Mỗi đội được phát 2 000 000 đồng. Trách nhiệm của mỗi đội là “Sáắm tết giúp mẹ”, nhặt hàng hoá (treo ở cây) sao cho được nhiều hàng hoá nhưng vẫn tiết kiệm.

- Sau mỗi lần chơi, các đội tự kiểm hàng hoá đã sắm, HS toàn trường cho ý kiến nhận xét mua sắm.

- GV kết luận: Ở tuổi học trò chưa có thu nhập tử việc làm, tài chính em có được chủ yếu từ bố mẹ, người thân, tiền thưởng, mừng tuổi. Tài chính cá nhân hạn hẹp nên cần phải biết chỉ tiêu hợp lí và tiết kiệm, ưu tiên những việc cần thiết cho học tập.

TUẦN 21 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

- Xác định các khoản chi ưu tiên khi số tiền hạn chế.

- Lập kế hoạch chi tiêu

Hoạt động 1: Xác định các khoản chi ưu tiên khi số tiền hạn chế.

a. Mục tiêu:

- HS biết được khoản chỉ nào là ưu tiên trong những tình huống nhất định.

- Hiểu được ý nghĩa của việc ưu tiên cho các nhu cầu cần thiết.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận đưa ra

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu tình huống: Tiết kiệm suốt một tháng, em mới đủ tiền để mua một cuốn sách mà em yêu thích. Nhưng các bạn rủ em đi ăn liên hoan vào ngày mai. Số tiền đó không thể đủ chi tiêu cho cả hai việc.

- Yêu cầu HS chia sẻ cách xử lí của mình.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút.

- GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện chia sẻ cách xử lí của mình.

- GV và HS khác có thể đặt câu hỏi cho trình bày

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận.

1. Xác định các khoản chi ưu tiên khi số tiền hạn chế.

- Chúng ta có nhiều nhu cầu cần chi tiêu hằng ngày. Để chi tiêu hợp lí, cần tru tiên cho các nhu cầu thiết yếu trước.

Hoạt động 2: Lập kế hoạch chi tiêu

a. Mục tiêu:

- HS làm quen với kế hoạch chi tiêu.

- Biết cách phân bổ chi tiêu cho các khoản cụ

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS lập kế hoạch chi tiêu

c. Sản phẩm: Kế hoạch chi tiêu.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS cả lớp: Giả định rằng em có 100.000 đồng để chi tiêu trong một tuần. Hãy lập kế hoạch chi tiêu của em trong một tuần theo gợi ý:

Các khoản chi tiêu

Dự tính số tiền

Tỉ lệ % so với tổng

1. Ăn sáng

2.

3.

4.

Tổng

- Yêu cầu HS chia sẻ với bạn bề về kế hoạch chi tiêu của mình.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút.

- GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Chia sẻ với bạn về kế hoạch chi tiêu của em.

-Trình bày trước lớp về kế hoạch chi tiêu của em.

- GV và HS của các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận:

2. Lập kế hoạch chi tiêu

- Để chi tiêu hợp lí, cần có kế hoạch chi tiêu cụ thể dựa trên số tiền ta có.

TUẦN 21 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

Người tiêu dùng thông thái

a. Mục tiêu:

- Hiểu về ý nghĩa của việc chi tiêu hợp lí.

- Sưu tầm được những thông điệp ngắn gọn để nhắc nhở việc chi tiêu.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS Sưu tầm và tập hợp các câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao, châm ngôn, câu uyện,... về việc tiết kiệm và chi tiêu thông minh thành một bài trình bày.

c. Sản phẩm: Bài trình bày của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV giao nhiệm vụ cho HS:

+ Sưu tầm và tập hợp các câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao, châm ngôn, câu uyện,... về việc tiết kiệm và chi tiêu thông minh thành một bài trình bày.

+ Trình bày trước lớp nội dung đã sưu tầm được.

+ Thảo luận về cách chi tiêu hợp lí.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS sưu tầm và tập hợp các câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao, châm ngôn, câu uyện,... về việc tiết kiệm và chi tiêu thông minh thành một bài trình bày.

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS chia sẻ trước lớp.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét sự tích cực, tinh thần, thái độ của HS trong hoạt động vừa rồi.

- GV kết luận: Việc chỉ tiêu hợp lí trong một khoản tiền nhất định đòi hỏi mỗi người biết lựa họn những việc ưu tiên, có kế hoạch và thực hiện một cách nghiêm túc.

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TUẦN 22 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CƠ

Cuộc thi: Nhà tài chính tiềm năng

Hoạt động 1: Chào cờ

a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển.

b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét.

c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT.

d. Tổ chức thực hiện:

- HS điều khiển lễ chào cờ.

- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.

- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.

Hoạt động 2: Cuộc thi: Nhà tài chính tiềm năng

a. Mục tiêu: HS vui vẻ, hứng thú tham gia cuộc thi.

b. Nội dung: HS lên tham gia cuộc thi

c. Sản phẩm: kết quả cuộc thi.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV chuẩn bị kế hoạch:

+ Bầu ban tổ chức. Ban tổ chức chịu trách nhiệm thiết kế kế hoạch hội thi: thời gian, địa điểm, chương trình.

+ Bầu ban giám khảo để chấm cuộc thi. Ban giảm khảo bao gồm:BGH, thầy/cô chủ nhiệm, thầy cô bộ môn.

+ GV phổ biến hình thức thi (các lớp đã được dặn dò chuẩn bị bài thuyết trình từ tuần trước).

+ Phân chia các lớp lên tham gia cuộc thi.

+ BTC chuẩn bị bộ câu hỏi, quà tặng cho cuộc thi.

+ Sau khi các lớp tham gia cuộc thi, người dẫn chương trình đặt câu hỏi cho HS bên dưới để cùng tham gia vào cuộc thi.

- GV tổng kết và công bố kết quả cuộc thi.

TUẦN 22 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

- Tham gia công việc trong gia đình.

- Ứng xử với những vấn đề nảy sinh trong gia đình

Hoạt động 1: Tham gia công việc trong gia đình.

a. Mục tiêu:

- HS xác định được các công việc có thể trợ giúp trong gia đình.

- Sẵn sàng tham gia công việc gia đình.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS xác định được các công việc có thể trợ giúp trong gia đình.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ làm việc theo cặp đôi:

+ Liệt kê những công việc trong gia đình cần phải làm hằng ngày.

+ Xác định các công việc em có thể thực hiện để trợ giúp bố mẹ.

+ Lập kế hoạch thực hiện các công việc đó.

- Yêu cầu HS Chia sẻ những công việc nhà mà em đã chủ động, tự giác thực hiện để giúp đỡ người thân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút.

- GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- GV và HS của các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận.

1. Tham gia công việc trong gia đình.

- Tham gia công việc gia đình là thể hiện trách nhiệm của mình, đồng thời rèn luyện sự tự lập của bản thân.

Hoạt động 2: Ứng xử với những vấn đề nảy sinh trong gia đình

a. Mục tiêu:

- HS nhận biết một số vấn đề nảy sinh trong cuộc sống gia đình: vấn đề mà các thành viên gặp phải, vấn đề trong mối quan hệ với các thành viên gia đình.

- Biết cách tham gia giải quyết các vấn đề đó.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS nêu cách giải quyết của em trong các tình huống nảy sinh mà các thành viên trong gia đình gặp phải.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ làm việc theo nhóm:

+ Hãy nêu cách giải quyết của em trong các tình huống sau:

  • Bố hoặc mẹ đi làm về mệt mỏi.
  • Em hoặc anh (chị, em) của em không chịu học bài làm bố mẹ buồn.
  • Em hoặc anh (chị, em) của em không làm việc nhà khiến bố mẹ không.

+ Yêu cầu trao đổi cùng các bạn để có được cách giải quyết hợp lí nhất.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút.

- GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- GV và HS của các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận.

2. Ứng xử với những vấn đề nảy sinh trong gia đình

- Trong cuộc sống gia đình sẽ có nhiều vấn đề nảy sinh. Biết cách ứng xử khéo léo với những vấn đề nảy sinh sẽ giúp mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình hoà thuận, tình cảm gắn bó hơn.

TUẦN 22 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

Xử lí một số việc nhà hiệu quả

a. Mục tiêu:

- HS nhận biết một số việc nhà cần xử lí: sửa chữa đồ đạc, lau dọn nhà cửa

- Biết tìm thông tin về cách xử lí việc nhà hiệu quả và thực hiện hằng ngày,

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS liệt kê các việc nhà cần xử lí và cách xử lí việc nhà hiệu quả.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV giao nhiệm vụ cho các nhóm:

+ Liệt kê những việc nhà cần xử lí thường gặp.

+ Tìm kiếm và chia sẻ một số cách xử lí việc nhà hiệu quả.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS liệt kê các việc nhà cần xử lí và cách xử lí việc nhà hiệu quả.

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS chia sẻ trước lớp về cách xử lí việc nhà hiệu quả.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét sự tích cực, tinh thần, thái độ của HS trong hoạt động vừa rồi.

- GV kết luận:

+ Xử lí việc nhà là năng lực cần có của mỗi cá nhân, giúp mỗi cá nhân có thể t lập trong cuộc sống.

+ Mỗi cá nhân cần xác định được các nhu cầu thiết yếu để chi tiêu hợp lí trong một khoản tiền hạn chế.

+ Mỗi người trong gia đình đều có trách nhiệm tham gia làm việc nhà để trợ giúp lẫn nhau.

+ Tham gia giải quyết những vấn đề trong gia đình sẽ giúp gia đình hoà thuận, ấm cúng.Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

QUAN TÂM ĐẾN NGƯỜI THÂN

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Hiểu về ý nghĩa của sự quan tâm đến người thân.

- Biết cách thể hiện sự quan tâm, yêu thương với người thân trong gia đình.

2. Về năng lực: HS được phát triển các năng lực:

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động; kiên trì thực hiện mục tiêu học

- Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác với các bạn trong lớp trong các hoạt động; cùng bạn bè tham gia giải quyết nhiệm vụ học tập; thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với thành viên trong gia đình khi thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết giải quyết các tình huống cần sự quan chăm sóc người thân trong gia đình.

- Thích ứng với cuộc sống: Vận dụng kiến thức, hiểu biết để giải quyết huống phát sinh trong quá trình làm việc nhóm.

- Tổ chức và thiết kế hoạt động: Phân công nhiệm vụ và làm việc nhóm quả; tự thiết kế được sản phẩm tặng người thân.

3. Về phẩm chất

- Trách nhiệm: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ học tập, lao động; chủ động, quan A tâm đến các công việc của gia đình, quan tâm đến người thân. ý thúc

- Chăm chỉ: Cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt.

- Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt, phong cách cá nhân của các thành viên trong gia đình; cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ họ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV

- Đọc những tình huống, câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn, châm ngôn, cầu chuyện về sự quan tâm đến người thân trong gia đình.

- Các hình ảnh, clip về sự quan tâm đến người thân.

- Hướng dẫn HS chuẩn bị nguyên vật liệu (giấy, bìa, nhựa, vật liệu thiên nhiên băng dính, keo dán,...) để làm sản phẩm tặng người thân.

2. Đối với HS

- Sgk, đồ dùng học tập

- Giấy, bìa, nhựa, vật liệu thiên nhiên băng dính, keo dán,…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TUẦN 23 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CƠ

Thi hùng biện: giá trị của gia đình

Hoạt động 1: Chào cờ

a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển.

b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét.

c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT.

d. Tổ chức thực hiện:

- HS điều khiển lễ chào cờ.

- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.

- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.

Hoạt động 2: Thi hùng biện: giá trị của gia đình

a. Mục tiêu: HS vui vẻ, hứng thú tham gia hùng biện và biết được giá trị của gia đình.

b. Nội dung: HS lên tham gia hùng biện

c. Sản phẩm: kết quả hùng biện.

d. Tổ chức thực hiện:

- Lớp trực tuần để dẫn vào hoạt động. Giới thiệu các HS tham gia hùng biện, giới thiệu BGK, nêu tiêu chí chấm điểm.

- Hướng dẫn thứ tự, thời gian hùng biện: Mỗi HS hùng biện tối đa 5 phút. Trong quá trình hùng biện có thể sử dụng tranh, ảnh minh hoạ, nhạc, bài hát để thêm phần hấp dẫn.

- Người dẫn chương trình mời lần lượt các HS thi hùng biện.

- HS toàn trường chăm chú lắng nghe và cổ vũ.

- BGK chấm điểm theo tiêu chí đề ra.

- GV khảo sát HS theo các câu hỏi:

+ Các bạn đã tham gia hùng biện về những giá trị của gia đình như thế nào?

+ Em có ấn tượng với bài hùng biện nào? Vì sao? Nếu em được chọn hùng biện, em sẽ bổ sung thêm nội dung nào để bài thêm phong phú?

+ Em học tập được gì qua phần hùng biện của các bạn?

- HS chia sẻ ý kiến cùng các bạn.

- GV kết luận.

- BGK công bố điểm và xếp giải các HS thi hùng biện.

- Trao phần thưởng (nếu có).

TUẦN 23 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

1. Sự cần thiết của việc quan tâm đến người thân.

2. Quan tâm, chăm sóc người thân

Hoạt động 1: Sự cần thiết của việc quan tâm đến người thân.

a. Mục tiêu:

- Hình thành khả năng tranh luận, phản biện.

- Bày tỏ thái độ về việc quan tâm đến người thân.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận và đưa ra thái độ về việc quan tâm đến người thân.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đưa ra quan điểm dưới đây để các nhóm tranh luận: Có ý kiến cho rằng: “Ai cũng phải tự lo cho bản thân, nên không cần tâm đến người thân và cũng không cần người khác quan tâm đến mình”. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến trên? Vì sao?

- Phân chia thành nhóm ủng hộ và nhóm phản đối quan điểm này.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút.

- GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Tranh luận với nhau để bảo vệ quan điểm của mình: 2 đội tranh luận có khoảng 5 đến 7 phút để chuẩn bị trước các lí lẽ bảo vệ cho quan điểm của đội mình, hình dung trước các lập luận phản biện của đội bạn để ứng phó trong quá trình tranh luận.

- GV và HS của các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận:

1. Sự cần thiết của việc quan tâm đến người thân.

- Trước một vấn đề có thể có những ý kiến khác nhau. Tuy vậy, quan tâm đến người thân vừa là tình cảm, vừa là điều nên làm.

Hoạt động 2: Quan tâm, chăm sóc người thân

a. Mục tiêu:

- Biết được cách thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân.

- Có cảm xúc tích cực khi thực hiện các hành động quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS đưa ra cách thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận:

+ Nêu cách quan tâm, chăm sóc người thân trong một số tình huống sau:

  • Người thân trong gia đình bị ốm;
  • Người thân gặp chuyện buồn.

+ Yêu cầu HS chia sẻ cảm xúc khi em chăm sóc người thân và cảm xúc của người thân khi nhận được sự chăm sóc của em.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút.

- GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Chia sẻ cảm xúc khi em chăm sóc người thân và cảm xúc của người thân khi nhận được sự chăm sóc của em.

- GV và HS của các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận.

2. Quan tâm, chăm sóc người thân

- Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc người thân sẽ giúp mỗi người vượt qua khó khăn và gia đình thêm gắn bó, yêu thương.

TUẦN 23 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

Quan tâm lẫn nhau trong gia đình

a. Mục tiêu:

- Nhận biết những trường hợp người thân cần sự quan tâm, chia sẻ của mình và thể hiện sự quan tâm đối với người thân trong gia đình trong một vài tình huống cụ thể

- Bộc lộ được thái độ đối với vấn đề quan tâm lẫn nhau trong gia đình.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS quan sát tranh và thảo luận tìm cách giải quyết tình huống

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV giao nhiệm vụ cho HS quan sát các bức tranh mô tả tình huống trong Sgk và yêu cầu HS:

- Mô tả tình huống.

- Đề xuất cách thể hiện sự quan tâm đến người thân trong mỗi tình thể sử dụng phương pháp đóng vai để thể hiện cách ứng xử.

- GV yêu cầu HS mô tả thêm các tình huống khác trong cuộc sống và để cách thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân trong các tình huống đó.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS chia sẻ trước lớp về kế hoạch rèn luyện của bản thân.

+ Tình huống 1: Minh thấy mẹ hôm nay đi làm về có vẻ buồn, lúc nấu cơm trông mẹ rất mệt mải, ủ rũ.

+ Tình huống 2: Nga thấy em ngôi làm bài tập nhưng mặt cứ nhăn nhó, vò để bứt tai. Hình như em không hiểu bài.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét sự tích cực, tinh thần, thái độ của HS trong hoạt động vừa rồi.

- GV kết luận: Được sống trong gia đình có sự quan tâm lẫn nhau là điều hạnh phúc. M chúng ta đều có thể góp phần tạo nên hạnh phúc đó.

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TUẦN 24 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CƠ

Văn nghệ về chủ đề Gia đình

Hoạt động 1: Chào cờ

a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển.

b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét.

c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT.

d. Tổ chức thực hiện:

- HS điều khiển lễ chào cờ.

- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.

- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.

Hoạt động 2: Văn nghệ về chủ đề Gia đình

a. Mục tiêu: HS có điều kiện thể hiện các năng khiếu của bản thân, đồng thời thể hiện tình cảm gia đình một cách vui tươi, đa dạng và phong phú về cách thức.

b. Nội dung: HS các lớp biểu diễn các tiết mục văn nghệ về chủ đề gia đình.

c. Sản phẩm: các tiết mục văn nghệ.

d. Tổ chức thực hiện:

– GV giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị các tiết mục văn nghệ về chủ đề Gia đình hát, múa, trình diễn tiểu phẩm,...

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm HS tham gia biểu diễn văn nghệ chủ đề gia đình.

- GV nhắc HS thể hiện sự nghiêm túc, văn minh khi tham gia hoạt động văn nghệ về chủ đê gia đình, lắng nghe và động viên, cổ vũ cho các tiết mục văn nghệ bằng cách vỗ tay tán thưởng.

- BGK chấm điểm theo tiêu chí đề ra.

- GV khảo sát HS theo các câu hỏi:Em có cảm nhận gì sau khi xem các tiết mục văn nghệ? Em học tập được gì qua các tiết mục văn nghệ của các bạn?

- HS chia sẻ ý kiến cùng các bạn.

- GV kết luận.

- BGK công bố điểm và xếp giải các HS thi văn nghệ.

- Trao phần thưởng (nếu có).

TUẦN 24 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

4. Chia sẻ một kỉ niệm về sự quan tâm của người thân đối với mình

5. Làm các sản phẩm Trao gửi yêu thương

Hoạt động 1: chia sẻ một kỉ niệm về sự quan tâm của người thân đối với mình

a. Mục tiêu:

- HS nêu được biểu hiện của sự quan tâm và các cảm xúc tích cực khi được người thân quan tâm.

- Trân trọng sự quan tâm của gia đình.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận kể lại và liệt kê các biểu hiện của sự quan tâm, chăm sóc người thân.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS:

+ Kể lại kỉ niệm về sự quan tâm của người thân với mình và chia sẻ cảm xúc về kỉ niệm đó.

+ Liệt kê và chia sẻ các biểu hiện về sự quan tâm đến những người thân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút.

- GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện một số HS trình bày kết quả thảo luận của mình.

- GV và HS khác có thể đặt câu hỏi cho hs trình bày .

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận

1. Chia sẻ một kỉ niệm về sự quan tâm của người thân đối với mình

- Mỗi chúng ta cần quan tâm đến người thân trong gia đình. Quan tâm lẫn nhau giúp gia đình gắn bó, tình cảm hơn.

Hoạt động 2: Làm các sản phẩm Trao gửi yêu thương

a. Mục tiêu:

- HS được trải nghiệm việc tự tay làm một sản phẩm thể hiện tình cảm với người thân trong gia đình.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS làm các sản phẩm Trao gửi yêu thương

c. Sản phẩm: sản phẩm Trao gửi yêu thương

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cho HS:

+ Mỗi HS thiết kế các sản phẩm để thể hiện tình yêu thương của mình đối với người thân trong gia đình.

+ Các đồ vật được làm bằng vật liệu đơn giản, dễ kiếm như: giấy, bìa, nhựa,... hoặc các vật liệu thiên nhiên như: lá cây, vỏ ốc, đá cuội,...

+ Trao tặng sản phẩm đó cho người thân trong gia đình.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, HS làm các sản phẩm Trao gửi yêu thương

- GV quan sát HS thực hiện, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện một số HS trưng bày các sản phẩm Trao gửi yêu thương đã làm.

- GV và HS nhận xét, góp ý.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận.

- HS mang trao tặng sản phẩm đó cho người thân trong gia đình.

2. Làm các sản phẩm Trao gửi yêu thương

- Sự quan tâm đến người thân không chỉ thể hiện bằng lời nói mà còn bằng những hành động cụ thể. Việc tạo ra một sản phẩm để tặng người thân vừa thể hiện tình cảm yêu thương, vừa giúp em có trải nghiệm cảm xúc tích cực khi tặng món quà ấy cho người thân của mình.

TUẦN 24 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

Trải nghiệm yêu thương

a. Mục tiêu:

- Giúp HS nhớ lại và củng cố các cảm xúc tích cực về người thân, gia đình.

b. Nội dung: Kể lại cảm nhận của em khi tặng các sản phẩm Trao gửi yêu thương cho người thân.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV điều hành hoạt động của cả lớp, yêu cầu HS:

+ Kể lại cảm nhận của em khi tặng các sản phẩm Trao gửi yêu thương cho người thân.

+ Hãy mô tả cảm nhận và suy nghĩ của người thân khi được nhận món quà đó.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS chia sẻ trước lớp về cảm nhận và suy nghĩ của người thân khi được nhận món quà đó.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét sự tích cực, tinh thần, thái độ của HS trong hoạt động vừa rồi.

- GV kết luận: Những cảm xúc của bản thân khi tặng quà cho người thân và những biểu hiện cảm nhận tích cực của người nhận giúp các em củng cố cảm xúc tích cực về ngườ thân, về gia đình mình.

ĐÁNH GIÁ CUỐI CHỦ ĐỀ 6

I. MỤC TIÊU

- Phát triển khả năng tự đánh giá của HS.

II. TIẾN TRÌNH ĐÁNH GIÁ

1. Đánh giá việc quan tâm, chăm sóc người thân

- Ghi lại các hành động thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân và đánh dấu x vào cột thể hiện mức độ thực hiện của em vào bảng sau:

Các hành động

Mức độ thường xuyên thực hiện

Không bao giờ

Hiếm khi

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

Rất thường xuyên

1. Hỏi thăm sức khoẻ của ông bà, bố mẹ

2. Chia sẻ, động viên anh/chị/em

3. Làm các việc nhà

4. Có kế hoạch chi tiêu

2. Đánh giá mức độ tham gia của em trong các hoạt động

Hãy đánh dấu nhân (x) trước phương án phù hợp:

(…) Rất tích cực (…) Tích cực (…) Chưa tích cực.

3. Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ của chủ Hãy đánh dấu x vào ô tương ứng:

Các nhiệm vụ

Kết quả thực hiện

HTT

HT

Cần cố gắng

Em xác định được những khoản chi tiêu ưu tiên khi số tiền của mình hạn chế.

Em thể hiện được sự động viên, chăm sóc người thân trong gia đình bằng lời nói và hành động cụ thể.

Em tham gia làm một số công việc trong gia đình một cách chủ động, tự giác.

Em tham gia giải quyết một số vấn đề nảy sinh trong quan hệ gia đình.

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHỦ ĐỀ 7: CUỘC SỐNG QUANH TA – THÁNG 3

MỤC TIÊU – YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

  • Chỉ ra được những tác động của biến đổi khí hậu đến sức khỏe con người.
  • Tuyên truyền, vận động người thân, bạn bè có ý thức thực hiện các việc làm giảm biến đổi khí hậu.
  • Thiết lập mối quan hệ với cộng đồng, vận động người thân, bạn bè và các thành viên trong cộng đồng không sử dụng các đồ dùng có nguồn gốc từ những động vật quý hiếm.
  • Nhận biết được những dấu hiệu của thiên tai và biết cách tự bảo vệ trong một số tình huống thiên tai cụ thể.

THÁCH THỨC CỦA THIÊN NHIÊN

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Nhận biết được tầm quan trọng của môi trường đối với cuộc sống con người

- Nhận biết được các vấn đề liên đến môi trường hiện quan nay: biến đổi khi hậu, hiệu ứng nhà kính, tình trạng ô nhiễm, các thảm hoạ môi trường (chặt phá rừng bừa bãi, lũ lụt, hạn hán, săn bắt động vật quý hiếm,...).

2. Về năng lực: HS được phát triển các năng lực:

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động; kiên trì thực hiện mục tiêu học tập

- Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác với các bạn trong lớp trong các hoạt động cùng bạn bè tham gia giải quyết nhiệm vụ học tập; thiết lập mối quan hệ với các thàn viên trong cộng đồng khi tuyên truyền về bảo vệ môi trường.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết ứng phó trước, trong và sau một số tìn huống thiên tai cụ thể.

- Thích ứng với cuộc sống: Vận dụng kiến thức, hiểu biết để giải quyết tin huống phát sinh trong quá trình làm việc nhóm, trong giải quyết các tình huống mới; kiên trì thực hiện việc tuyên truyền với cộng đồng, người thân về việc bảo vệ động vật quý hiếm, bảo vệ môi trường.

- Tổ chức và thiết kế hoạt động: Phân công nhiệm vụ và làm việc nhóm hiệu quả; tự thiết kế được tiểu phẩm tuyên truyền giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

3. Về phẩm chất

- Trách nhiệm: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ học tập, lao động; có ý thức bảo vệ môi trường, thể hiện bằng những hành động cụ thể; có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền về biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Chăm chỉ: Cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt.

- Nhân ái: Không đồng tình với cái ác, không tham gia các hành vi bạo lực, làm hại động vật quý hiếm.

- Trung thực: Tôn trọng lẽ phải, bảo vệ lẽ phải trước mọi người, đưa ra lí lẽ để thuyết phục mọi người không sử dụng sản phẩm từ động vật quý hiếm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV

- Các hình ảnh về hậu quả của biến đổi khí hậu (cháy rừng, hạn hán, lũ lụt, băng tan ở hai cực,...).

- Hình ảnh về một số loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng (hổ, tê tê, chim hồng hoàng, rùa biển, gấu, voi, voọc, tê giác,..).

- Các bức tranh/hình ảnh/video clip về sạt lở đất, ngập lụt, bão,...

- Giấy A0, bút, phấn viết bảng, nam châm băng dính.

2. Đối với HS

- SGK, đồ dùng học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TUẦN 25 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CƠ

Phát động tháng hành động Vì Trái Đất xanh

Hoạt động 1: Chào cờ

a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển.

b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét.

c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT.

d. Tổ chức thực hiện:

- HS điều khiển lễ chào cờ.

- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.

- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.

Hoạt động 2: Phát động tháng hành động Vì Trái Đất xanh

a. Mục tiêu:

- Vận dụng được các kiến thức khoa học, kĩ thuật, toán học, công nghệ để làm sản

phẩm từ vật liệu tái chế;

- Phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo và phát triển kĩ năng kĩ thuật.

b. Nội dung: Các lớp giới thiệu sản phẩm STEM .

c. Sản phẩm: sản phẩm mô hình STEM

d. Tổ chức thực hiện:

GV tổ chức Làm sản phẩm sáng tạo từ rác tái chế

- Lớp trực tuần báo cáo để dẫn cho ngày hội, giới thiệu đại biểu, khách mời (nếu có).

- Đại diện BGH khai mạc ngày hội STEM, phổ biến mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của làm sản phẩm sáng tạo từ vật liệu tái chế.

- BTC mời các nhóm, HS tham gia sáng tạo sản phẩm về các khu vực quy định để làm sản phẩm sáng tạo từ vật liệu tái chế đã chuẩn bị (vỏ chai nhựa, thuỷ tỉnh, ống hút, giấy đã sử dụng, lõi cuộn giấy vệ sinh, túi nhựa,...).

- Trưng bày, giới thiệu và bình chọn sản phẩm theo yêu cầu của BTC.

- Các HS còn lại tham gia chương trình biểu diễn thời trang môi trường tại sân trường.

Hoạt động 3: Biểu diễn thời trang môi trường

a. Mục tiêu: Sáng tạo, tự tin biểu diễn thời trang môi trường.

b. Nội dung:HS biểu diễn tiết mục biểu diễn thời trang của các lớp.

c. Sản phẩm: tiết mục biểu diễn thời trang của các lớp.

d. Tổ chức thực hiện:

- Người dẫn chương trình báo cáo đề dẫn cho phần thi biểu diễn thời trang môi trường.

- HS khối lớp 6 tham gia biểu diễn thời trang môi trường về vị trí tập kết sau sân khấu.

- Mỗi HS ra biểu diễn thời trang tự giới thiệu tên, lớp và bộ thời trang của mình:

nguyên liệu, chủ để, tác dụng.

- HS theo dõi, cổ vũ và động viên.

- Mời HS trả lời câu hỏi, chia sẻ thu hoạch/ cảm xúc của bản thân sau hoạt động sáng

tạo sản phẩm từ vật liệu tái chế theo gợi ý sau:

+ Em đã học hỏi được những điều gì qua các hoạt động đã tham gia?

+ Hoạt động sáng tạo làm sản phẩm từ vật liệu tái chế có tác dụng gì trong việc giáo dục bảo vệ môi trường?

+ Làm sản phẩm sáng tạo từ vật liệu tái chế mang đến cho mọi người thông điệp gì?

+ Cảm nhận của em về ngày hội STEM: Làm sản phẩm sáng tạo từ vật liệu tái chế.

- BGK công bố kết quả thi biểu diễn thời trang môi trường.

TUẦN 25 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

- Tác động của biến đổi khí hậu

- Thiên tai và dấu hiệu của thiên tai

Hoạt động 1. Tác động của biến đổi khí hậu

a. Mục tiêu:

- HS nhận biết được những vấn đề môi trường đang diễn ra và chỉ ra những tác hại của biến đổi khí hậu đối với sức khoẻ và cuộc sống con người.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS quan sát những hình ảnh về tác hại của biến đổi khí hậu và thảo luận.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát những hình ảnh trong SGK về tác hại của biến đổi khí hậu (cháy rừng, hạn hán, lũ lụt, bằng tan ở hai cực,...).

- Yêu cầu HS chia sẻ với bạn bên cạnh về những suy nghĩ, cảm xúc của mình khi y xem những hình ảnh đó.

- GV có thể đặt thêm câu hỏi cho HS:

+ Theo em, tại sao lại xảy ra những hiện tượng như vậy?

+ Chúng ảnh hưởng đến cuộc sống của con người như thế nào?

+ Nếu chúng ta không ngăn chặn được hiện tượng này thì điều gì sẽ xảy ra?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút.

- GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện một số HS trình bày kết quả thảo luận của mình.

- GV và HS khác có thể đặt câu hỏi cho HS trình bày

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận.

1. Tác động của biến đổi khí hậu

- Con người đang đối mặt với những vấn đề của môi trường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Nếu chúng ta không thay đổi cách sống và có những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường thì Trái Đất sẽ bị tàn phá nặng nề.

Hoạt động 2: Thiên tai và dấu hiệu của thiên tai

a. Mục tiêu:

- HS gọi tên được các hiện tượng thiên tai.

- HS chỉ ra được các dấu hiệu nhận biết của các hiện tượng thiên tai.

- HS biết cách ứng phó trước, trong và sau khi thiên tai xảy ra.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS quan sát tranh và thảo luận để tìm các dấu hiệu nhận biết các thiên tai, đưa ra cách ứng phó.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS quan sát hình ảnh về các hiện tượng thiên tai trong SGK (sạt lở đất, ngập lụt, bão) và yêu cầu:

+ Xác định các hiện tượng thiên tai;

+ Chi ra dấu hiệu nhận biết của các hiện tượng thiên tai đó;

+ Thảo luận cách ứng phó trước, trong và sau khi thiên tai xảy ra.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút.

- GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện một số HS trình bày kết quả làm việc.

- GV và HS khác có thể đặt câu hỏi cho HS trình bày .

- GV có thể cho HS xem các video clip về các hiện tượng thiên tai này: https://www.youtube.com/watch?v=1630XTF1p5A https://vntravellive.com/lu-lut-tag5299/

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận.

2. Thiên tai và dấu hiệu của thiên tai

- Trong những năm gần đây, con người phải đối mặt với thiên tai – hiện tượng nhiên bất thường – có thể gây nên những thiệt hại về người, tài sản, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế – xã hội.

=> Chính vì vậy, việc nhận biết được các dấu hiệu của thiên tai và học cách ứng phó với các hiện tượng này là yêu cầu cấp bách đối với tất cả chúng ta.

TUẦN 25 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

Trình diễn trang phục tái chế

a. Mục tiêu:

- HS tự thiết kế các trang phục từ đồ tái chế.

- Phát triển năng lực thẩm mĩ, sáng tạo.

- Rèn tính tiết kiệm, yêu thiên nhiên, biết bảo vệ môi trường.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS trình diễn bộ sưu tập trang phục tái chế

c. Sản phẩm: bộ sưu tập trang phục tái chế.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Các nhóm lần lượt trình diễn bộ sưu tập trang phục tái chế đã chuẩn bị trước, được làm từ phế liệu như báo cũ, bìa, ni-lông, chai nhựa,..

- Ban giám khảo (GV chủ nhiệm, đại diện phụ huynh, tổng phụ trách,...) nhận xét, đặt câu hỏi và cho điểm đánh giá.

- GV đưa ra các tiêu chí đánh giá trang phục tái chế:

+ Trang phục: thể hiện tính thẩm mĩ, tính độc đáo, tiện lợi, hữu ích, kinh tế;

+ Phong cách biểu diễn: tự tin, đẹp mắt, sáng tạo;

+ Thông điệp: ấn tượng, ngắn ngọn, ý nghĩa.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện mỗi nhóm thuyết minh ý tưởng và thông điệp bộ sưu tập trang phục tái chế của nhóm mình.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét sự tích cực, tinh thần, thái độ của HS trong hoạt động vừa rồi.

- GV kết luận: Sáng tạo ra những trang phục tái chế không chỉ giúp các em thể hiện khả năng sáng tạo và óc thẩm mĩ, tinh thần tiết kiệm mà còn truyền tải thông điệp tới tất cả mọi người về bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

- Trao phần thưởng cho các nhóm tham gia.

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TUẦN 26 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CƠ

Thi hùng biện về chủ đề Biến đổi khí hậu

Tuyên truyền về giảm thiểu biến đổi khí hậu

Hoạt động 1: Chào cờ

a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển.

b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét.

c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT.

d. Tổ chức thực hiện:

- HS điều khiển lễ chào cờ.

- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.

- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.

Hoạt động 2: Thi hùng biện về chủ đề Biến đổi khí hậu

a. Mục tiêu:

- HS nhận biết và trình bày được vấn đề biến đổi khí hậu ở Việt Nam.

- Phân tích được ảnh hưởng và tác động của biến đổi sống của con người. hậu đến môi trường

- Đề xuất được các giải pháp nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu.

- Tự tin, ý thức được trách nhiệm của bản thân trong công cuộc bảo vệ môi trường

b. Nội dung: HS lên tham gia hùng biện

c. Sản phẩm: kết quả hùng biện.

d. Tổ chức thực hiện:

- Lớp trực tuần để dẫn vào hoạt động. Giới thiệu các HS tham gia hùng biện, giới thiệu BGK, nêu tiêu chí chấm điểm.

- Hướng dẫn thứ tự, thời gian hùng biện: Mỗi HS hùng biện tối đa 5 phút. Trong quá trình hùng biện có thể sử dụng tranh, ảnh minh hoạ, nhạc, bài hát để thêm phần hấp dẫn.

- Người dẫn chương trình mời lần lượt các HS thi hùng biện.

- HS toàn trường chăm chú lắng nghe và cổ vũ.

- Ban tổ chức đánh giá, nhận xét, cho điểm dựa trên các tiêu chí:

+ Nội dung hùng biện: logic, chặt chẽ;

+ Phong cách hùng biện: giọng nói to, rõ ràng, hào hùng, có tính thuyết phục cao, tự tin;

+ Ngôn ngữ: sử dụng từ “đắt”, chính xác;

+ Phương tiện hỗ trợ: tranh, ảnh, mô hình,...

- GV khảo sát HS theo các câu hỏi:

+ Các bạn đã tham gia hùng biện về những giá trị của gia đình như thế nào?

+ Em có ấn tượng với bài hùng biện nào? Vì sao? Nếu em được chọn hùng biện, em sẽ bổ sung thêm nội dung nào để bài thêm phong phú?

+ Em học tập được gì qua phần hùng biện của các bạn?

- HS chia sẻ ý kiến cùng các bạn.

- GV kết luận.

- BGK công bố điểm và xếp giải các HS thi hùng biện.

- Trao phần thưởng (nếu có).

Hoạt động 3: biểu diễn tiểu phẩm tuyên truyền phòng chống biến đổi khí hậu

a. Mục tiêu:

- HS xây dựng và trình diễn được tiểu phẩm tuyên truyền về những việc cần làm để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

b. Nội dung: HS báo cáo về biến đổi khí hậu. Biều diễn các tiểu phẩm.

c. Sản phẩm: bài báo cáo của lớp trực tuần, các tiểu phẩm công diễn

d. Tổ chức thực hiện:

– Gợi ý xây dựng kịch bản gồm:

+ Tên tiểu phẩm, thể loại tiểu phẩm;

+ Nội dung tiểu phẩm: bối cảnh, nhân vật, các tình tiết nội dung;

+ Một vài gợi ý về những việc làm giảm thiểu biến đổi khí hậu: xử lí khí thải; sử dụng nhiên liệu sinh học; bảo vệ tài nguyên rừng, trồng rừng; tiết kiệm điện, nước; khai thác những nguồn nguyên liệu mới như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, nhiệt, sóng biển, ...

+ Thông điệp truyền tải.

- Lớp trực tuần báo cáo để dẫn về biến đổi khí hậu, nguyên nhân và tác hại của biến đổi khí hậu, thực tế biến đổi khí hậu ở Việt Nam.

- TPT nêu số lượng tiểu phẩm tham gia diễn đàn, tên các tiểu phẩm được lựa chọn

công diễn. Nhắc nhở HS toàn trường chú ý theo dõi các tiểu phẩm, ghi nhớ nội dung tiểu phẩm để chia sẻ ý kiến trong phần đánh giá.

- Người dẫn chương trình mời lần lượt các tiểu phẩm công diễn, giới thiệu bảng phân vai, tên tiểu phẩm.

- TPT mời HS trả lời các câu hỏi, chia sẻ cảm xúc, thu hoạch:

+ Qua các tiểu phẩm đã xem, em thích tiểu phẩm nào nhất? Vì sao?

+ Qua các tiểu phẩm, em biết được nguyên nhân nào gây ra biến đổi khí hậu? Tác hạ của biến đổi khí hậu với đời sống con người và Trái Đất?

+ Là HS, em cần làm gì để chung tay giảm thiểu biến đổi khí hậu?

+ Em sẽ tuyên truyền với bố mẹ, người thân thực hiện những điều gì để chung tay giảm thiểu biến đổi khí hậu.

- TPT tổng kết:

+ Nguyên nhân dẫn tới biến đổi khí hậu là do hiện tượng hiệu ứng nhà kính hay còn được gọi là sự nóng lên của Trái Đất và nhiêu nguyên nhân từ tự nhiên khác. Đối với con người thì biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng tới hệ thống kinh tế - xã hội và tác động trực tiếp tới sức khoẻ của con người trên Trái Đất. Nguyên nhân này phần lớn là ảo sự tác động của con người. Hậu quả của biến đổi khí hậu: hệ sinh thái bị phá huỷ do mất ải sự đa dạng sinh học, dịch bệnh, mực nước biển dâng lên....

+ Việt Nam là một trong những quốc gia phải chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu như: mực nước biển tăng lên, đặc biệt tình trạng nước biển xâm lấn ở những vùng ven biển; thường xuyên xuất hiện những đợt hạn hán kéo dài, nhiễu cơn bão tử biển vào. Trung bình mỗi năm, Việt Nam phải gánh chịu hơn 10 cơn bão đổ bộ vào và phải ứng phó với tình trạng ngập lụt do biến đổi khí hậu gây ra,...

+ Để ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, tất cả các quốc gia đêu phải chung tay góp sức. Đặc biệt ở Việt Nam chúng ta cần thực hiện tốt: hạn chế sử dụng những nguyên liệu tử hoá thạch; cải tạo và nâng cấp hạ tầng; trông rừng và ngăn chặn các hành vì chặt phá rừng tơ dunơ các công nghệ tới tronơ việc bảo vệ môi trườnơ và Trái Đất.

TUẦN 26 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

Bảo vệ động vật quý hiếm

a. Mục tiêu:

- HS tìm hiểu được những thông tin về một số loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng và đưa ra cách bảo vệ chúng.

- Biết cách vận động người thân, bạn bè, cộng đồng xung quanh không sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật quý hiếm.

b. Nội dung: GV đưa các hình ảnh về một số loài động vật quý hiếm., HS thảo luận đưa ra các biện pháp bảo vệ các loài động vật quý hiếm

c. Sản phẩm: Biện pháp bảo vệ động vật quý hiếm.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đưa các hình ảnh về một số loài động vật quý hiếm.

– GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm trình bày những thông tin tìm hiểu được liên quan đến 2 loài động vật theo những gợi ý sau:

+ Những loài động vật này phân bố ở đâu?

+ Chúng có đặc điểm gì nổi bật?

+ Tại sao chúng có nguy cơ tuyệt chủng?

+ Làm thế nào để bảo vệ chúng?

- Yêu câu chia sẻ cách thức vận động người thân, bạn bè, thành viên cộng đồng không sử dụng các đồ dùng và sản phẩm có nguồn gốc từ động vật quý hiếm.

- GV có thể đưa ra một số tình huống liên quan đến việc sử dụng các đồ dùng và sản phẩm có nguồn gốc động vật quý hiếm để HS giải quyết.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút.

- GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- GV và HS của các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận.

- Bảo vệ các loài động vật quý hiếm là góp phần bảo tồn sự đa dạng của hệ sinh thái trên Trái Đất và đó cũng chính là bảo vệ môi trường.

- Các biện pháp bảo vệ động vật quý hiếm:

+ Ngăn chặn phú rừng để bảo vệ môi trường sống cho thực vật.

+ Hạn chế khai thác bừa bãi các loài thực vật quí hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.

+ Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn...để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quí hiếm.

+ Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng.

+ Tham gia bảo vệ, chăm sóc và trồng cây xanh ở trường, địa phương.

TUẦN 26 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

Sổ tay bảo vệ môi trường

a. Mục tiêu:

- HS biết được những điều nên làm và không nên làm để bảo vệ môi trường.

- Truyền tải những thông điệp tích cực về bảo vệ môi trường đến với mọi người xung quanh.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận đưa ra

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Các nhóm thiết kế Sổ tay bảo vệ môi trường theo gợi ý sau:

+ Bìa sổ tay: nổi bật được tên của nhóm mình, đảm bảo tính độc đáo và sáng tạo;

+ Nội dung sổ tay: Mỗi nhóm sẽ chọn 1 trong 4 nội dung sau (hoặc cả 4 nội dung)

  • Bảo vệ môi trường đất;
  • Bảo vệ môi trường nước;
  • Bảo vệ môi trường không khí;
  • Bảo vệ động, thực vật.

+ Bên trong sổ sẽ gồm 2 cột là “Nên ” và “Không nên:

• Cột “Nên ”: ghi những hành động đơn giản, có ích đối với yếu tố đó.

• Cột “Không nên” : ghi những hành động chưa đẹp, có ảnh hưởng không

- Thiết kế thông điệp liên quan đến chủ đề của nhóm mình và trình bày ở bìa sổ tay.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện mỗi nhóm giới thiệu Sổ tay bảo vệ môi trường của nhóm mình trước lớp.

- Các cuốn sổ tay này sẽ được treo ở góc lớp để tất cả HS có thể xem.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét sự tích cực, tinh thần, thái độ của HS trong hoạt động vừa rồi.

- GV kết luận:

+ Môi trường đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người. Mỗi chúng ta cần chung tay góp sức để giảm thiểu tình trạng biến đổi khí hậu và bảo vệ Trái Đất xanh.

+ Mỗi chúng ta cần chung tay, góp sức để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và bảo vệ Trái Đất xanh.

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CỘNG ĐỒNG QUANH EM

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Nhận biết được mối quan hệ gắn bỏ qua lại giữa nhà trường và các tổ ch đoàn thể trong cộng đồng.

- Biết được ý nghĩa của sự kết nối với cộng đồng xung quanh.

2. Về năng lực HS được phát triển các năng lực:

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động; kiên trì thực hiện mục tiêu học tập

- Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác với các bạn trong lớp trong các hoạt động cùng bạn bè tham gia giải quyết nhiệm vụ học tập; thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với các thành viên trong cộng đồng.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định, lựa chọn hoạt động để xây dựng Dự án vì cộng đồng.

- Thích ứng với cuộc sống: Vận dụng kiến thức, hiểu biết để giải quyết tình huống phát sinh trong quá trình làm việc nhóm, trong giải quyết các tình huống mới; kiên trì vượt qua khó khăn khi thực hiện việc tuyên truyền để cộng đồng người thân cùng tham gia thực hiện và ủng hộ Dự án vì cộng đồng.

- Tổ chức và thiết kế hoạt động: Xây dựng Dự án vì cộng đồng.

3. Về phẩm chất

- Trách nhiệm: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ học tập, lao động; quan tâm đến các công việc của cộng đồng; tích cực tham gia hoạt động tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng.

- Chăm chỉ: Cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt.

- Nhân ái: Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động vì cộng đồng.

- Trung thực: Tôn trọng lẽ phải, bảo vệ lẽ phải trước mọi người, khách quan công bằng trong nhận thức, ứng xử.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV

- Giấy A0, A4, bút chì, bút màu, màu vẽ.

- GV chuẩn bị các phiếu “Nếu..” (khoảng 10 đến 15 phiếu) ghi các tình huống giả định về những hoạt động thực hiện trong cộng đồng (Ví dụ như: ủng hộ đồng bào lũ lụt, giúp đỡ bà mẹ Việt Nam anh hùng, quyên góp sách vở cho trẻ em nghèo,...).

2. Đối với HS

- SGK, đồ dùng học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TUẦN 27 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CƠ

Kết nối với cộng đồng: toạ đàm với các tình nguyện viên

Hoạt động 1: Chào cờ

a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển.

b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét.

c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT.

d. Tổ chức thực hiện:

- HS điều khiển lễ chào cờ.

- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.

- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.

Hoạt động 2: Giao lưu nhóm tình nguyện viên

a. Mục tiêu:

- Nhận thức được trách nhiệm và các yêu cầu của đội viên và có ý thức tự rèn luyện bản thân để xây dựng nhóm tình nguyện viên.

- Tự tin, hào hứng tham gia giao lưu với các bạn.

b. Nội dung: tổ chức giao lưu nhóm tình nguyện viên

c. Sản phẩm: kết quả thực hiện của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HS dẫn chương trình:

- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.

- Giới thiệu nội dung giao lưu.

- Giới thiệu danh sách đội viên vào vòng chung kết, các đội viên được giới thiệu ra chào hỏi các bạn.

- Tiến hành các phần giao lưu. Giới thiệu lần lượt từng đội viên theo số báo danh.

HOẠT ĐỘNG 3: Tổng kết giao lưu

a. Mục tiêu:

- Tự hào về những thành quả đạt được khi tham gia giao lưu;

b. Nội dung: GV nhận xét và trao quà cho HS

c. Sản phẩm: kết quả buổi giao lưu

d. Tổ chức thực hiện:

- GV nhận xét chung về hoạt động giao lưu.

- Trao quà lưu niệm: trân trọng, vui vẻ, kịp thời để động viên.

+ Mời tất cả nhóm tình nguyện viên và HS tham gia giao lưu lên sân khấu.

+ Mời TPT, Bí thư Chi đoàn trao quà lưu niệm nhóm tình nguyện viên

- GV mời một số HS trả lời câu hỏi: Qua buổi giao lưu hôm nay, em rút ra bài học gì cho bản thân? Em có hướng phấn đấu thế nào trong thời gian tới?

- HS chia sẻ ý kiến/ thu hoạch của bản thân sau khi tham gia hoạt động.

TUẦN 27 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

1. Tìm hiểu cộng đồng quanh em

2. Tham gia các hoạt động cộng đồng

Hoạt động 1: Tìm hiểu cộng đồng quanh em

a. Mục tiêu:

- HS tìm hiểu về vai trò, chức năng của các tổ chức xã hội trong cộng đồng.

- Ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình đối với các vấn đề của cộng đồng.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nếu... thì”.

c. Sản phẩm: Kết quả trò chơi.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nếu... thì”.

- Mỗi HS lên bốc một phiếu “Nếu...” và đọc to lên, các bạn khác phải hoàn thiện vế “thì...” sao cho thành một câu hoàn chỉnh, có ý nghĩa và đúng với thực tế.

Ví dụ: HS bốc được phiếu “Nếu bạn muốn ủng hộ đồng bào bị lũ lụt..”, các bạn khác trong lớp sẽ phải nhanh chóng hoàn thiện vế sau, ví dụ: “thì bạn gặp Hội chữ thập đỏ”.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút.

- GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các đội tham gia trò chơi.

- GV hỗ trợ trong quá trình tham gia trò chơi.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận.

1. Tìm hiểu cộng đồng quanh em

- Trong cộng đồng xung quanh chúng ta có rất nhiều tổ chức xã hội. Mỗi tổ chức ấy lại có quyền hạn, chức trách, nhiệm vụ khác nhau. Tìm hiểu về cộng đồng và các tổ chức trong cộng đồng sẽ giúp chúng ta dễ dàng, thuận lợi hơn khi tham gia các hoạt động cộng đồng.

Hoạt động 2: Tham gia các hoạt động cộng đồng

a. Mục tiêu:

- HS nhận biết được vai trò và trách nhiệm của mình với cộng đồng.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận đưa ra vai trò và trách nhiệm của mình với cộng đồng.

c. Sản phẩm: vai trò và trách nhiệm của mình với cộng đồng.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 2 nhóm.

- GV giao chủ đề tranh luận cho 2 nhóm: “HS lớp 6 có đủ khả năng tham gia các hoạt động cộng đồng.”.

- GV cho đại diện nhóm bốc thăm phương án của nhóm mình: Một nhóm đưa ra ý kiến “Đồng ý”, một nhóm “Không đồng ý”. Cả hai nhóm phải giải thích tại sao mình đưa ra ý kiến như vậy.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các thành viên trong nhóm thảo luận, bàn bạc, thống nhất ý kiến trong khoảng 5 đến 7 phút.

- GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm đưa ra lí lẽ để bảo vệ quan điểm của nhóm mình

- GV và HS của các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận.

2. Tham gia các hoạt động cộng đồng

- Mặc dù đang là HS lớp 6 nhưng các em hoàn toàn có thể tham gia các hoạt động trong cộng đồng. Điều quan trọng là các em biết lựa chọn những hoạt động phù hợp với sức khoẻ, năng lực và thời gian cá nhân.

TUẦN 27 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

Em và cộng đồng

a. Mục tiêu:

- HS chia sẻ một hoạt động vì cộng đồng tại địa phương

- Chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ của mình về hoạt động ấy.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận đưa ra những việc làm vì cộng đồng và nêu cảm xúc, suy nghĩ thì thực hiện việc làm đó.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Yêu cầu HS làm việc cá nhân.

- GV tổ chức cho HS phân tích một câu chuyện/hành động vì cộng đồng, chỉ ra: Vấn đề của cộng đồng là gì? Mọi người đã làm gì để hỗ trợ xây dựng cộng đồng? Nếu là em, em sẽ làm gì? Cảm nghĩ của em sau khi nghe xong câu chuyện ấy?

- GV cho HS tìm hiểu và chia sẻ về một hoạt động vì cộng đồng tại địa phương nơi em sinh sống. Làm rõ các nội dung sau:

+Tên hoạt động;

+ Mục tiêu của hoạt động:

+ Nội dung hoạt động:

+ Kết quả của hoạt động:

+Những việc em có thể tham gia trong hoạt động.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS chia sẻ trước lớp về những việc làm vì cộng đồng và chia sẻ cảm xúc khi thực hiện những việc làm đó.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét sự tích cực, tinh thần, thái độ của HS trong hoạt động vừa rồi.

- GV kết luận: Có rất nhiều hoạt động vì cộng đồng đã, đang và sẽ được thực hiện. Mỗi chúng ta có thể đóng góp một phần công sức nhỏ bé vào những hoạt động ấy. Đó là thể hiện trách nhiệm của chúng ta với cộng đồng.Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TUẦN 28 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CƠ

Phát động cuộc thi thiết kế Dự án vì cộng đồng

Hoạt động 1: Chào cờ

a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển.

b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét.

c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT.

d. Tổ chức thực hiện:

- HS điều khiển lễ chào cờ.

- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.

- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.

Hoạt động 2: Phát động cuộc thi thiết kế Dự án vì cộng đồng

a. Mục tiêu: HS xây dựng dự án của cả lớp dành cho cộng đồng nơi mình sinh sống.

b. Nội dung: HS lên tham gia cuộc thi

c. Sản phẩm: kết quả cuộc thi.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV chuẩn bị kế hoạch:

+ Bầu ban tổ chức. Ban tổ chức chịu trách nhiệm thiết kế kế hoạch hội thi: thời gian, địa điểm, chương trình.

+ Bầu ban giám khảo để chấm cuộc thi. Ban giảm khảo bao gồm:BGH, thầy/cô chủ nhiệm, thầy cô bộ môn.

+ GV phổ biến hình thức thi (các lớp đã được dặn dò chuẩn bị bài thuyết trình từ tuần trước).

+ Phân chia các lớp lên tham gia cuộc thi.

+ BTC chuẩn bị bộ câu hỏi, quà tặng cho cuộc thi.

+ Sau khi các lớp tham gia cuộc thi, người dẫn chương trình đặt câu hỏi cho HS bên dưới để cùng tham gia vào cuộc thi.

- Gợi ý một số lĩnh vực có thể lập dự án:

+ Bảo vệ môi trường;

+ Hoạt động thiện nguyện;

+ Đền ơn đáp nghĩa.

- GV tổng kết: Để tham gia hiệu quả và tích cực vào các hoạt động cộng đồng, chúng ta nên có kế hoạch hoạt động cụ thể và xây dựng thành dự án của cả lớp.

TUẦN 28 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

Xây dựng Dự án vì cộng đồng

a. Mục tiêu:

- HS xây dựng dự án của cả lớp dành cho cộng đồng nơi mình sinh sống.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS xây dựng dự án của cả lớp dành cho cộng đồng nơi mình sinh sống.

c. Sản phẩm: dự án vì Cộng đồng của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm tương ứng với 4 tổ Mỗi nhóm sẽ xây dựng dự án của cả lớp dành cho cộng đồng nơi mình sinh sống theo gợi ý sau (mẫu bên dưới)

- Gợi ý một số lĩnh vực có thể lập dự án:

+ Bảo vệ môi trường;

+ Hoạt động thiện nguyện;

+ Đền ơn đáp nghĩa.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút.

- GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- GV và HS của các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày .

- GV cho cả lớp bình chọn kế hoạch hay và khả thi nhất (phù hợp với năng lực thực hiện của lớp và đáp ứng nhu cầu của cộng đồng).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận

- Để tham gia hiệu quả và tích cực vào các hoạt động cộng đồng, chúng ta nên có kế hoạch hoạt động cụ thể và xây dựng thành dự án của cả lớp.

DỰ ÁN VÌ CỘNG ĐỒNG CỦA LỚP 6

Tên dự án:

Mục tiêu của dự án:

Nội dung công việc

Yêu cầu công việc

Thời gian thực hiện

Người thực hiện

Đánh giá, tổng kết

Ghi chú

1.

2.

3.

4.

5.

TUẦN 28 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

Vận động ủng hộ Dự án vì cộng đồng

a. Mục tiêu:

- HS biết cách kêu gọi, vận động người thân, bạn bè và các tổ chức xã hội ủng hộ cho Dự án vì cộng đồng.

- Rèn luyện kĩ năng trình bày, thuyết phục, làm việc nhóm,...

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận về cách thức thuyết phục ông bà, cha mẹ, người thân, người quen, các tổ chức xã hội ủng hộ tiền bạc, cơ sở vật chất, cho Dự án vì cộng đồng

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm.

- Mỗi nhóm sẽ cùng nhau thảo luận về cách thức thuyết phục ông bà, cha mẹ, người thân, người quen, các tổ chức xã hội ủng hộ tiền bạc, cơ sở vật chất, cho Dự án vì cộng đồng hoặc kêu gọi mọi người cùng trực tiếp tham gia vào dự án đó (Ví dụ: Dự án thu gom pin đã sử dụng, thu gom vỏ hộp sữa ở các trường học,...

Lưu ý: GV hướng dẫn HS đưa ra các lập luận chặt chẽ, minh chứng thuyết phục về tác dụng, hiệu quả của dự án, đưa ra những lời kêu gọi tham gia, mức độ ủng hộ phù hợp (không đòi hỏi quá cao, quá nhiều,...) để việc vận động này thực sự có kết quả tốt và dự án mà các em xây dựng được thực hiện sâu, rộng.

– GV yêu cầu HS thực hiện kế hoạch vận động đó vào thời gian phù hợp.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện từng nhóm lên chia sẻ về kết quả thảo luận của nhóm mình.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét sự tích cực, tinh thần, thái độ của HS trong hoạt động vừa rồi.

- GV kết luận: Biết cách kêu gọi, vận động người thân, bạn bè và các tổ chức xã hội cùng tham gia và ủng hộ Dự án vì cộng đồng vừa giúp dự án khả thi hơn, được thực hiện sâu, rộng hơn, vừa giúp HS rèn luyện kĩ năng thuyết phục.

ĐÁNH GIÁ CUỐI CHỦ ĐỀ 7

I. MỤC TIÊU

– HS chia sẻ về những cảm xúc của các em khi tham gia các hoạt động của chủ đề Cuộc sống quanh ta.

– HS rèn khả năng tự nhận xét, tự đánh giá bản thân.

– HS đánh giá tinh thần, thái độ tham gia các hoạt động của các bạn trong nhóm, trong lớp.

– HS đánh giá được kết quả thực hiện các nhiệm vụ trong chủ đề.

II. TIẾN HÀNH ĐÁNH GIÁ

1. Đánh giá mức độ tham gia của em trong các hoạt động

Hãy đánh dấu nhân (x) trước phương án phù hợp:

(…) Rất tích cực (…) Tích cực (…) Chưa tích cực.

2. Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ của chủ đề

Hãy đánh dấu x vào ô tương ứng:

Các nhiệm vụ

Kết quả thực hiện

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Cần cố gắng

Em chỉ ra được những tác động của biến đổi khí hậu đến sức khoẻ và cuộc sống con người.

Em nhận biết được những dấu hiệu của thiên tai.

Em biết cách tự bảo vệ trong một số tình huống thiên tai cụ thể.

Em tuyên truyền, vận động người thân, bạn bè có ý thức thực hiện các việc làm giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Em thiết lập được mối quan hệ với cộng đồng.

Em vận động người thân, bạn bè và các thành viên trong cộng đồng không | sử dụng các đồ dùng có nguồn gốc từ những động vật quý hiếm.

3. Đánh giá đồng đẳng trong hoạt động nhóm

Tên chủ đề:

Tên hoạt động nhóm:

Em hãy đánh giá sự tích cực tham gia hoạt động và kết quả làm việc của các bạn trong nhóm khi thực hiện các nhiệm vụ trong chủ đề bằng cách đánh dấu X và những ô phù hợp:

Họ tên

Mức độ tích cực

Kết quả làm việc

Rất tích cực

Tích cực

Chưa tích cực

Tốt

Bình thường

Chưa tốt

4. Phát biểu cảm nghĩ sau khi tham gia các hoạt động của chủ đề “Cuộc sống quanh ta”

Gợi ý câu hỏi cho HS:

– Em cảm thấy như thế nào khi tham gia các hoạt động của chủ đề Cuộc sống quanh ta?

– Em thích nhất hoạt động nào? Vì sao?

– Em không thích hoạt động nào? Vì sao?

- Điều em tiếc nuối nhất khi tham gia các hoạt động là gì?

– Em ấn tượng với bạn nào nhất khi cùng thực hiện những hoạt động trong chủ

để này?

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHỦ ĐỀ 8: CON ĐƯỜNG TƯƠNG LAI – THÁNG 4

MỤC TIÊU – YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

  • Tìm hiểu được một số nghề truyền thống ở Việt Nam
  • Nêu được hoạt động đặc trưng, những yêu cầu cơ bản, trang thiết bị, dụng cụ lao động của các nghề truyền thống.
  • Xác định được một số đặc điểm của bản thân phù hợp hoặc chưa phù hợp với công việc của nghề truyền thống.
  • Nhận biết được về an toàn sử dụng công cụ lao động trong các nghề truyền thống.
  • Nhận diện được giá trị của các nghề trong xã hội và có thái độ tôn trọng đối với lao động nghề nghiệp khác nhau.

GIỮ GÌN NGHỀ XƯA

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Trình bày được một số hiểu biết về nghề truyền thống của Việt Nam.

- Xác định được một số đặc điểm của bản thân phù hợp hoặc chưa phù hợp với công việc của nghề truyền thống.

- Nhận diện được giá trị của các nghề trong xã hội.

2. Về năng lực : HS được phát triển các năng lực:

- Tự chủ và tự học: Tích cực, tự giác tìm hiểu thông tin về truyền thống của Việt Nam, về yêu cầu của các công việc trong nghề truyền thống.

- Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác với các bạn trong việc tham gia giải quyết nhiệm vụ học tập; tích cực tham gia buổi giao lưu với người làm nghề truyền thống và khai thác được thông tin hữu ích.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đưa ra được lập luận logic và dẫn chứng cho hoạt động tranh luận về việc cần tôn trọng mọi nghề trong xã hội; thể hiện được các ý tưởng sáng tạo để quảng bá cho nghề truyền thống thông qua việc sáng tác thông điệp, hình ảnh biểu trưng.

- Định hướng nghề nghiệp: Nhận thức được về sự phù hợp hoặc không phù hợp của mình với nghề truyền thống thông qua việc khám phá sở thích, khả năng của bản thân so với yêu cầu của nghề truyền thống; thu thập được một số thông tin chính về các nghề truyền thống.

- Tổ chức và thiết kế hoạt động: Làm việc nhóm, tổ chức buổi triển lãm tranh, ảnh về nghề truyền thống; sáng tác logo quảng bá nghề truyền thống.

3. Về phẩm chất

- Yêu nước: Tự hào về các nghề truyền thống và nghệ nhân làng nghề.

- Nhân ái: Quan tâm đến những người làm nghề truyền thống và trân trọng công việc của họ.

- Trách nhiệm: Có ý thức tìm hiểu, bảo vệ, phát huy giá trị của các nghề truyền thống; tôn trọng các lao động nghề nghiệp khác nhau.

- Trung thực: Thẳng thắn trong đánh giá sự phù hợp của bản thân với các nghề truyền thống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV

- GV hướng dẫn, giao nhiệm vụ cho HS đọc và sưu tầm thông tin về một số nghề truyền thống của địa phương mình và của Việt Nam.

- Giới thiệu cho HS một số nguồn tài liệu chính thức các em có thể tham khảo để tự tìm hiểu về nghề truyền thống của Việt Nam:

+ Danh mục các làng nghề truyền thống Việt Nam của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch: http://httcs.org.vn/report.aspx?sitepageid=659&id=13

+ Làng nghề Việt Nam (Cổng thông tin điện tử của Trung ương Hiệp hội Làng nghề Việt Nam): http://langnghevietnam.vn/

+ Khám phá làng nghề truyền thống Việt Nam (Trang thông tin thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông): https://vietbao.vn/Kham-pha-Viet-Nam/Lang-nghe-truyen-thong

+ Đi dọc Việt Nam thăm các làng nghề truyền thống: https://www.vietravel. com/vn/du-lich-bang-hinh-anh/di-doc-hinh-chu-s-viet-nam-tham-cac-lang-nghe truyen-thong-v5552.aspx

- Bốn bộ thẻ màu cho Hoạt động 2, mỗi bộ gồm 2 loại thẻ: màu hồng ghi tên địa danh có làng nghề truyền thống, màu vàng ghi tên nghề đó hoặc sản phẩm của làng nghề (như hướng dẫn trong Hoạt động 2). Mỗi thẻ chỉ ghi tên một địa danh hoặc một sản phẩm của làng nghề.

- Chuẩn bị cho Hoạt động 3 (Giới thiệu một số nghề truyền thống): Đề nghị Họ tìm kiếm, đọc thêm thông tin để tìm hiểu kĩ hơn về 4 làng nghề truyền thống sau làng lụa Vạn Phúc (Hà Nội), làng muối Tuyết Diệm (Phú Yên), làng đá mỹ nghệ Non Nước (Đà Nẵng), làng dệt chiếu Định Yên (Đồng Tháp). Hướng dẫn HS phân công người thu thập, trình bày thông tin.

- Chuẩn bị cho Hoạt động 4 (Triển lãm tranh, ảnh): Hướng dẫn HS sưu tầm (hoặc tự vẽ) tranh, ảnh về các nghề truyền thống điển hình của Việt Nam để tham gia trưng bày trong triển lãm.

- Chuẩn bị cho Hoạt động 8 (Tìm kiếm nghệ nhân tương lai): Những em được phân công sắm vai “người tuyển dụng” cần đọc kĩ các tài liệu nói về làng nghề mình sẽ tuyển thợ mới để đặt các câu hỏi kiểm tra hiểu biết, kĩ năng, phẩm chất của ứng viên; tập dượt trước việc phỏng vấn tuyển thợ mới.

2. Đối với HS

- Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TUẦN 29 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CƠ

Giá trị của các nghề trong xã hội

Hoạt động 1: Chào cờ

a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển.

b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét.

c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT.

d. Tổ chức thực hiện:

- HS điều khiển lễ chào cờ.

- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.

- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.

Hoạt động 2: Biểu diễn thời trang nghề nghiệp

a. Mục tiêu:

- Giới thiệu được trang phục phù hợp với hoạt động nghề nghiệp;

- Tự tin trình diễn thời trang nghề nghiệp.

b. Nội dung: HS biểu diễn thời trang thể hiện nghề nghiệp mình lựa chọn

c. Sản phẩm: các tiết mục biểu diễn

d. Tổ chức thực hiện:

- Lớp trực tuần tuyên bố lí do, giới thiệu các vị khách mời (các chuyên gia tư vấn, cán bộ Đoàn, Đội cấp trên, BGH nhà trường, đại diện Hội Cha mẹ HS).

- Đại diện BGH tuyên bố khai mạc.

- Lớp trực tuần để dẫn vào màn biểu diễn thời trang nghề nghiệp.

- Người dẫn chương trình gọi tên lần lượt từng HS hoá trang ra sân khấu. Mỗi nhân vật hoá trang phải mang theo đạo cụ, làm động tác, nói lời thoại đúng với nghề nghiệp mình chọn.

- Nêu câu hỏi: “Các bạn cho biết, họ làm nghề gì? ”

- HS toàn trường chia sẻ ý kiến, nếu ý kiến đúng, cả trường vỗ tay chúc mừng.

- Sau biểu diễn, GV tổng kết, đánh giá hoạt động bằng các câu hỏi:

+ Các em đã biết được các nghề nào sau khi xem biểu diễn thời trang?

+ Em quan tâm đến bộ thời trang nghề nghiệp nào? Vì sao?

Hoạt động 3: Giá trị của các nghề trong xã hội

a. Mục tiêu:

- HS nhận diện được giá trị của các nghề trong xã hội và có thái độ tôn trọng với mọi lao động nghề nghiệp.

b. Nội dung: HS giới thiệu giá trị nghề nghiệp và nêu ý kiến tranh luận.

c. Sản phẩm: sản phẩm của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- Tổ chức cho HS trao đổi về các nghề nghiệp khác nhau và giá trị của mỗi nghề trong xã hội theo câu hỏi gợi ý:

+ Em biết những nhóm nghề nghiệp nào trong xã hội?

+ Giá trị của mỗi nhóm nghề đó đối với xã hội là gì?

– Tranh luận theo chủ đề: Cần tôn trọng mọi nghề trong xã hội.

+ Gợi ý chủ đề tranh luận cụ thể: “Xã hội có nhiều nghề khác nhau, nhưng có những nghề cần thiết hơn nên cũng cần được tôn trọng nhiều hơn nghề khác.”. Em nghĩ thế nào về ý kiến này?

+ Mời 2 đội: nhóm đồng ý và nhóm phản đối quan điểm được đưa ra.

+ Các nhóm có thời gian 5 đến 7 phút thảo luận để đưa ra các lí lẽ, dẫn chứng bảo vệ quan điểm của nhóm mình.

+ Hết thời gian chuẩn bị, 2 nhóm tiến hành tranh luận.

- BGK chấm điểm và tổng hợp kết quả gửi về TPT.

TUẦN 29 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

- Tìm hiểu nghề truyền thống

- Giới thiệu một số nghề truyền thống

Hoạt động 1: Tìm hiểu nghề truyền thống

a. Mục tiêu:

- HS nhận biết được một số làng nghề truyền thống gắn liền với các địa danh trên mọi miền đất nước.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thi tên địa danh với tên sản phẩm nghề truyền thống tương ứng.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV phát cho mỗi nhóm một bộ thẻ màu gồm 2 loại thẻ: mỗi thẻ màu hồng ghi tên 1 địa danh có làng nghề truyền thống, mỗi thẻ màu vàng ghi tên nghề đó hoặc sản phẩm của làng nghề. Các thẻ này đang bị trộn lẫn với nhau.

Tên địa danh

1. Đọi Tam

2. Làng Vòng

3. Chuôn Ngọ

4. Bát Tràng

5. Vạn Phúc

6. Làng Chuông

7. Tuyết Diêm

8. Non Nước

Sản phẩm nghề truyền thống

a. Khảm trai

b. Muối

c. Trống

d. Lụa

e. Nón

g. Cốm

h. Gốm

i. Đá mĩ nghệ

Các nhóm thi xem nhóm nào ghép nhanh và đúng nhất tên địa danh với tên sản phẩm nghề truyền thống tương ứng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút.

- GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- GV và HS của các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày

- Hỏi nhận xét của HS sau khi thực hiện hoạt động.

- GV có thể cung cấp thêm thông tin tóm tắt về một số nghề/làng nghề được nêu trong thẻ và mời HS bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận

1. Tìm hiểu nghề truyền thống

- Mỗi nghề truyền thống đều gắn liền với một địa danh của đất nước và cũng là niềm tự hào của người dân địa phương đó.

VD: Cốm – Làng Vòng

Nón – Chuôn Ngọ

Lụa – Vạn phúc,…

Hoạt động 2: Giới thiệu một số nghề truyền thống

a. Mục tiêu:

- HS tìm hiểu và trình bày được thông tin khái quát về một số nghề truyền thống của Việt Nam.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS giới thiệu về một làng nghề truyền thống

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Dựa trên việc tìm hiểu trước về một làng nghề truyền thống (GV đã giao cho HS chuẩn bị), các nhóm giới thiệu kĩ hơn về nghề truyền thống đó theo gợi ý:

+ Địa danh (nơi có nghề/làng nghề đó);

+ Lịch sử hình thành của nghề hoặc làng nghề đó;

+Sản phẩm của làng nghề (điểm nổi bật, điều đặc biệt, độc đáo của sản phẩm,...).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút.

- GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Các nhóm nhận xét, hỏi đáp làm rõ thêm thông tin về mỗi làng nghề.

- Mời HS chia sẻ cảm nhận sau khi nghe các phần giới thiệu về nghề truyền thống của đất nước.

- GV và HS của các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận:

2. Giới thiệu một số nghề truyền thống

– Đất nước chúng ta có rất nhiều làng nghề truyền thống, mỗi làng nghề có những điểm độc đáo và lôi cuốn riêng như: làng lụa Vạn Phúc (Hà Nội), làng muối Tuyết Diêm (Phú Yên), làng đá mĩ nghệ Non Nước (Đà Nẵng), làng dệt chiếu Định Yên (Đồng Tháp),...

– Tìm hiểu về những làng nghề này giúp HS chúng ta hiểu thêm về quê hương, đất nước, biết trân trọng giá trị của những nghề truyền thống cha ông đã để lại.

TUẦN 29 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

Tìm hiểu nghề truyền thống qua thơ, ca, hò, vè

a. Mục tiêu:

- HS cảm nhận được vẻ đẹp của nghề truyền thống dân tộc thông qua một số câu thơ, bài hát, điệu hỏ, bài vẻ,... phổ biến.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thi tìm những câu thơ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, điệu hò, bài vè,... nói về nghề truyền thống của Việt Nam.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Tổ chức cho các nhóm thi tìm những câu thơ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, điệu hò, bài vè,... nói về nghề truyền thống của Việt Nam.

- Từng nhóm phải nêu được đúng tên của nghề truyền thống (hoặc sản phẩm của nghề đó) đã được đề cập trong câu thơ/ca dao/tục ngữ... mà nhóm mình tìm được. Khi HS tìm hiểu xem có câu thơ, ca dao, tục ngữ,... nào nói về nghề truyền thống của địa phương mình hay không.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS tham gia thi tìm những câu thơ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, điệu hò, bài vè,... nói về nghề truyền thống của Việt Nam.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét sự tích cực, tinh thần, thái độ của HS trong hoạt động vừa rồi.

- GV kết luận: Những câu thơ, ca dao, tục ngữ, hò, vè,... thể hiện một cách sinh động, gần gũi.Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TUẦN 30 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CƠ

Giao lưu với người làm nghề truyền thống

Hoạt động 1: Chào cờ

a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển.

b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét.

c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT.

d. Tổ chức thực hiện:

- HS điều khiển lễ chào cờ.

- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.

- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.

Hoạt động 2: Giao lưu với người làm nghề truyền thống

a. Mục tiêu: HS có cơ hội trực tiếp trao đổi, giao lưu với người làm nghề truyền thống để hiểu rõ hơn về công việc của họ.

b. Nội dung: tổ chức giao lưu với nghệ nhân

c. Sản phẩm: kết quả cuộc giao lưu của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV phối hợp với Ban giám hiệu để tìm khách mời phù hợp cho buổi giao lưu.

- GV thống nhất kế hoạch, nội dung, thời gian, địa điểm, giao lưu với khách mời.

- Hướng dẫn HS chuẩn bị câu hỏi cho khách mời theo các gợi ý:

+ Lí do dẫn họ đến với nghề truyền thống;

+ Những khó khăn, thách thức họ đã từng gặp khi làm nghề;

+ Những yêu cầu về phẩm chất, kĩ năng đối với nghề;

+ Tình cảm của họ đối với nghề và với sản phẩm làm ra.

- Người dẫn chương trình tuyên bố lí do (nói về đặc điểm nghề truyền thống) và mục tiêu tổ chức hoạt động (để HS biết giữ gìn nghề truyền thống của gia đình hoặc địa phương)

- Người dẫn chương trình giới thiệu người làm nghề truyền thống để giới thiệu các nghề nghiệp truyền thống của địa phương (xen kẽ các tiết mục văn nghệ).

- TPT chốt lại những biện pháp phát triển và giữ gìn nghề nghiệp truyền thống.

- Người dẫn chương trình tặng hoa và cảm ơn người làm nghề truyền thống đã đến với buổi giao lưu,

- TPT phân chia khu vực cho các lớp tổ chức trò chơi hoặc biểu diễn dân vũ.

TUẦN 30 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

Khám phá sự phù hợp của cá nhân với nghề truyền thống

a. Mục tiêu:

- HS bước đầu tìm hiểu được mối liên hệ giữa một số đặc điểm về tính cách, hứng thú của mình với yêu cầu công việc của các nghề truyền thống.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS tìm hiểu về mối liên hệ giữa tính cách, hứng thú của cá nhân với các nghề truyền thống khác nhau

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Hướng dẫn HS tìm hiểu về mối liên hệ giữa tính cách, hứng thú của cá nhân với các nghề truyền thống khác nhau:

+ Trong mỗi nhóm, từng người liệt kê ra thẻ màu 3 đặc điểm tính cách nổi bật hoặc hứng thú, sở trưởng của bản thân.

+ Thảo luận về những nghề truyền thống (hoặc công việc cụ thể của nghề) có thể phù hợp với tính cách và hứng thú đó.

(Ví dụ: người yêu thích và có năng khiếu hội hoạ có thể sẽ phù hợp với công việc vẽ tranh lên các sản phẩm gốm, sứ truyền thống hay sáng tạo hoạ tiết cho vải lụa; người có tính cách cẩn thận, tỉ mỉ có thể phù hợp với những nghề như khâu (chẳm) nón lá;).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút.

- GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- GV và HS của các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận.

– Tính cách, hứng thú và sở trường của mỗi người sẽ phần nào quyết định đến sự phù hợp của người đó đối với một nghề nhất định - bao gồm nghề truyền thống. Hiểu về mối liên hệ giữa tính cách, hứng thú của bản thân với các nghề truyền thống khác nhau giúp HS chúng ta bước đầu có ý thức về định hướng nghề nghiệp của mình trong tương lai.

TUẦN 30 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

Tìm kiếm nghệ nhân tương lai

a. Mục tiêu:

- HS xác định được sự phù hợp hoặc chưa phù hợp giữa các phẩm chất, năng lực của mình với công việc của nghề truyền thống.

- HS được trải nghiệm thử một buổi phỏng vấn xin việc giả định.

b. Nội dung: GV đưa ra tình huống giả định, HS thảo luận để tìm cách xử lí tình huống.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mở đầu bằng một tình huống giả định, ví dụ:

Làng nghề A (tên một làng nghề cụ thể của địa phương) dự kiến mở rộng kinh doanh, do vậy cần tuyển thêm một số thợ mới để đào tạo thành thơ lành nghề. Hôm nay là ngày các thợ cả của làng nghề tổ chức phỏng vấn, tìm hiểu sự phù hợp của một số ứng viên tiềm năng.

- Sắp xếp bàn ghế trong lớp phù hợp để mô phỏng một buổi phỏng vấn xin việc tại làng nghề.

- Mời hai HS một nam, một nữ (đã có chuẩn bị trước) đóng vai “người tuyển dụng”. Một số bạn khác đóng vai ứng viên đến xin việc làm tại làng nghề.

- Người tuyển dụng nêu các yêu cầu cụ thể của nghề truyền thống đang cần tìm thêm người. Người tham gia buổi tuyển dụng phải tìm cách thuyết phục người phỏng vấn về sự phù hợp của mình đối với công việc.

- GV hướng dẫn riêng cho bạn đóng vai “người tuyển dụng” một số câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn các ứng viên, hoặc yêu cầu ứng viên “làm thứ một vài công đoạn của sản xuất làng nghề,...

Ví dụ một số câu hỏi phỏng vấn:

+ Vì sao bạn muốn làm nghề này?

+ Bạn nghĩ mình có thể làm tốt nhất việc gì trong số các công việc của làng nghề hiện nay?

+ Bạn có những điểm mạnh nào có thể giúp cho bạn làm tốt công việc đang ứng tuyển? Bạn có điểm yếu gì không?

+ Bạn có kinh nghiệm liên quan đến nghề này không?

- Hướng dẫn chung cho các ứng viên về những kĩ năng cần có khi phỏng vấn xin việc, cách thuyết phục “người tuyển dụng” về sự phù hợp của bản thân mình với nghề, đặc biệt là nghề truyền thống.

– Hướng dẫn các nhà tuyển dụng công bố kết quả, tóm tắt một số yêu cầu cơ bản chung đối với người làm nghề truyền thống và yêu cầu đặc thù của nghề đang cần tuyển người.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS đóng vai và xử lí tình huống theo hướng dẫn của GV.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét sự tích cực, tinh thần, thái độ của HS trong hoạt động vừa rồi.

- GV kết luận:

+ Mỗi nghề nghiệp đều đòi hỏi các yêu cầu cụ thể về phẩm chất đạo đức, kiến thức, kĩ năng,... của người làm nghề. Nghề truyền thống còn đòi hỏi những phẩm chất, yêu cầu đặc thù khác như sự cẩn thận, tỉ mỉ, lòng kiên trì, tính tận tâm,...

+ Nhận biết được sự phù hợp (hoặc chưa phù hợp) của bản thân mình đối với công việc làng nghề sẽ giúp cho các em bước đầu biết định hướng nghề nghiệp tương lai và rèn luyện các phẩm chất, năng lực cá nhân.

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TUẦN 31 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CƠ

Triển lãm tranh, ảnh về nghề truyền thống

Hoạt động 1: Chào cờ

a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển.

b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét.

c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT.

d. Tổ chức thực hiện:

- HS điều khiển lễ chào cờ.

- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.

- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.

Hoạt động 3: Triển lãm tranh, ảnh về nghề truyền thống

a. Mục tiêu:

- HS thể hiện lòng tự hào, trân trọng với nghề truyền thống của quê hương thông qua hoạt động triển lãm tranh, ảnh.

b. Nội dung: HS trưng bày tranh, ảnh về nghề nghiệp

c. Sản phẩm: sản phẩm của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- Hướng dẫn HS chuẩn bị cho việc sắp xếp tranh, ảnh đã sưu tầm (hoặc tự và trong triển lãm và phân công người thuyết minh, giới thiệu các bức tranh, ảnh đó.

- Mỗi lớp tự chọn góc trưng bày tranh, ảnh về nghề nghiệp bản thân quan tâm để tham quan, tìm hiểu các thông tin qua tranh, ảnh, sách giới thiệu, dụng cụ lao động, quy trình sản xuất, sản phẩm....

- Đại diện các lớp tiếp đón, giới thiệu gian trưng bày, tham gia thực hành tạo sản phẩm. Chuyên gia tư vấn, GV, cán bộ Đoàn, Đội giải đáp các vấn để, hướng dẫn thực hành.

- Mời một số em chia sẻ cảm nhận sau khi xem các bức tranh, ảnh và nghe các bạn thuyết minh về nghề truyền thống.

- BGK chấm điểm góc trưng bày tranh ảnh, tổng hợp kết quả gửi về TPT.

TUẦN 31 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

Chúng em và nghề truyền thống

a. Mục tiêu:

- HS trình bày được suy nghĩ của mình về trách nhiệm của các em trong việc giữ gìn, phát huy nghề truyền thống.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận đưa ra trách nhiệm của các em trong việc giữ gìn, phát huy nghề truyền thống.

c. Sản phẩm: trách nhiệm của các em trong việc giữ gìn, phát huy nghề truyền thống.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu câu hỏi định hướng: HS chúng ta có trách nhiệm như thế nào trong việc giữ gìn và phát huy nghề truyền thống của địa phương, đất nước?

- GV phát cho mỗi nhóm một số thẻ màu. Hướng dẫn các nhóm cùng thảo luận về câu hỏi, sau đó mỗi HS điền vào thẻ màu ít nhất một hành động thể hiện trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn, phát huy nghề truyền thống. Yêu cầu các nhóm dán thẻ màu của thành viên nhóm mình lên giấy A0).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút.

- GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Chia sẻ kết quả giữa các nhóm bằng hình thức trình bày lần lượt hoặc nhóm này trao đổi kết quả cho nhóm khác (đọc chéo), cùng trao đổi và nhận xét.

- GV và HS của các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận.

- HS chúng ta có trách nhiệm cùng chung tay giữ gìn và phát huy nghề truyền thống của quê hương.

TUẦN 31 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

Quảng bá cho nghề truyền thống

a. Mục tiêu:

- HS thể hiện được các ý tưởng sáng tạo để quảng bá cho nghề truyền thống thông qua việc sáng tác thông điệp, hình ảnh biểu trưng (logo).

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS sáng tạo thông điệp và logo quảng bá cho nghề đó

c. Sản phẩm: logo hoặc thông điệp HS thiết kế.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Các nhóm chọn một nghề truyền thống để sáng tạo thông điệp và logo quảng bá cho nghề đó (khuyến khích HS chọn nghề của địa phương).

- Một số gợi ý cho thông điệp, logo hiệu quả:

+ Ngắn gọn, rõ ý;

+ Đơn giản

+ Ý tưởng độc đáo;

+ Thu hút chú ý;

+ Hình ảnh đẹp, tính thẩm mĩ cao (logo);

+ Ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu (thông điệp).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS chia sẻ trước lớp về logo đã thiết kế

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung.

- Hướng dẫn HS bình chọn cho sản phẩm thông điệp/logo hay, có ý nghĩa nhất.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét sự tích cực, tinh thần, thái độ của HS trong hoạt động vừa rồi.

- GV kết luận:

+ Những thông điệp, hình ảnh biểu trưng có ý nghĩa và sáng tạo sẽ góp phần quảng bá cho nghề truyền thống một cách hiệu quả.

+ Đất nước ta có rất nhiều nghề truyền thống độc đáo, giàu ý nghĩa lịch sử và văn hoá.

+ Mỗi nghề truyền thống đều đòi hỏi các yêu cầu cụ thể về phẩm chất, kiến thức, kĩ năng.... của người làm nghề.

+ Mỗi nghề truyền thống đều đáng quý, có giá trị đối với cộng đồng, xã hội và cần được giữ gìn.Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

AN TOÀN LAO ĐỘNG Ở CÁC LÀNG NGHỀ

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Nêu được một số hoạt động đặc trưng, những yêu cầu cơ bản, trang thiết bị, dụng cụ lao động của các nghề truyền thống.

- Nhận biết được về an toàn sử dụng công cụ lao động trong các nghề truyền thống.

2. Về năng lực: HS được phát triển các năng lực:

- Tự chủ và tự học: Tích cực, tự giác tìm hiểu, thu thập thông tin về an toàn lao động đối với nghề truyền thống.

- Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác với các bạn trong việc tham gia giải quyết nhiệm vụ học tập của chủ đề. Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng kiến thức, hiểu biết, kĩ năng tìm kiếm thông tin để giải ô chữ về an toàn lao động ở các làng nghề; tìm hiểu và đưa ra các cách thức để sử dụng an toàn công cụ, nguyên liệu lao động của một số nghề truyền thống.

- Thích ứng với cuộc sống: Vận dụng kiến thức, hiểu biết để giải quyết các tình huống phát sinh trong quá trình làm việc nhóm.

- Định hướng nghề nghiệp: Nắm được thông tin chính về các công cụ, nguyên liệu lao động của một số nghề truyền thống; nhận diện được các yêu cầu về an toàn lao động đối với một số nghề.

- Tổ chức và thiết kế hoạt động: Tổ chức và tham gia tích cực vào các hoạt động nhóm.

3. Về phẩm chất

- Trách nhiệm: Có ý thức về trách nhiệm người HS trong việc bảo vệ, phát huy giá trị của các nghề truyền thống và cùng thực hiện an toàn lao động đối với nghề truyền thống.

- Nhân ái: Quan tâm đến sự an toàn của những người làm nghề truyền thống.

- Trung thực: Công bằng, khách quan trong đánh giá các nghề truyền thống khác nhau và giá trị các nghề.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV

- Hướng dẫn HS tìm kiếm, đọc trước tài liệu về các công cụ, nguyên liệu của một số nghề truyền thống tiêu biểu của Việt Nam như: nghề dệt lụa ở Vạn Phúc, nghề làm tranh Đông Hồ, nghề làm trống Đọi Tam, nghề làm nón lá, nghề khảm trai, nghề làm gốm,... (Căn cứ vào Phụ lục của hoạt động 1, GV có thể phân công mỗi nhóm tìm hiểu về công cụ, nguyên liệu của một nghề).

- Tư liệu tham khảo cho Hoạt động 1 (Phụ lục): bộ tranh ảnh công cụ, nguyên liệu làm nghề truyền thống và câu hỏi đi kèm (GV photo, cắt rời để phát cho mỗi nhóm, đưa bộ tranh này vào file trình chiếu hoặc tìm hình ảnh tương tự trong sách,báo, mạng internet để sử dụng. Nếu có điều kiện, sử dụng hình ảnh màu để chân thực, rõ nét, HS dễ hình dung hơn).

- Hướng dẫn HS tìm hiểu, đọc trước thông tin về các yêu cầu an toàn lao động nói chung và an toàn lao động ở các làng nghề truyền thống nói riêng. – Ô chữ về an toàn lao động (cho HS) và đáp án cho GV.

- Giấy A0/A1, các thẻ màu, bút dạ và bút màu.

2. Đối với HS

- SGK, đồ dùng học tập chuẩn bị theo hướng dẫn của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TUẦN 32 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CƠ

Toạ đàm: Ước mơ nghề nghiệp của em

Hoạt động 1: Chào cờ

a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển.

b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét.

c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT.

d. Tổ chức thực hiện:

- HS điều khiển lễ chào cờ.

- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.

- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.

Hoạt động 2: Toạ đàm: Ước mơ nghề nghiệp của em

a. Mục tiêu:

- HS rèn luyện bản thân để thực hiện nghề nghiệp mình mơ ước.

- Tự tin, hào hứng tham gia buổi tọa đàm

b. Nội dung: tổ chức buổi tọa đàm.

c. Sản phẩm: kết quả thực hiện của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HS dẫn chương trình:

- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.

- Giới thiệu nội dung tọa đàm

- Giới thiệu danh sách khách mời của buổi tọa đàm

- Tiến hành các phần trong buổi tọa đàm.

HOẠT ĐỘNG 3: Tổng kết buổi tọa đàm

a. Mục tiêu: Tự hào về những thành quả đạt được khi tham gia tọa đàm

b. Nội dung: GV nhận xét và trao quà cho HS

c. Sản phẩm: kết quả buổi tọa đàm

d. Tổ chức thực hiện:

- GV nhận xét chung về buổi tọa đàm

- Trao quà lưu niệm: trân trọng, vui vẻ.

+ Mời tất cả nhóm và HS tham gia giao lưu lên sân khấu.

+ Mời TPT, Bí thư Chi đoàn trao quà lưu niệm khách mời buổi tọa đàm.

- GV mời một số HS trả lời câu hỏi: Qua buổi tọa đàm hôm nay, em rút ra bài học gì cho bản thân? Em có hướng phấn đấu thế nào trong thời gian tới?

- HS chia sẻ ý kiến/ thu hoạch của bản thân sau khi tham gia hoạt động.

TUẦN 32 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

- Tìm hiểu công cụ, nguyên liệu của một số nghề truyền thống

- Sử dụng công cụ lao động an toàn trong nghề truyền thống

Hoạt động 1: Tìm hiểu công cụ, nguyên liệu của một số nghề truyền thống

a. Mục tiêu:

- HS nêu được các hoạt động đặc trưng, yêu cầu cơ bản, trang thiết bị, dụng cụ lao động của một số nghề truyền thống.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận tìm hiểu về công cụ, nguyên liệu của một số nghề truyền thống.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV phát cho mỗi nhóm một bộ 4 bức tranh, ảnh về công cụ, trang thiết bị, nguyên liệu của một số nghề truyền thống và hỏi: có em nào biết về cách sử dụng các công cụ, nguyên liệu này không?

- GV cung cấp thêm thông tin về các loại công cụ trên và cách sử dụng.

- GV chiếu lên bảng hình ảnh một số công cụ, nguyên liệu của nghề truyền thống và 8 câu hỏi đi kèm (xem Phụ lục 1).

- Các nhóm quan sát hình ảnh và trả lời nhanh câu hỏi về công cụ, nguyên liệu đó (quy định thời gian tối đa 15 giây/câu).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút.

- GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Nhóm nào trả lời đúng nhiều câu nhất là nhóm chiến thắng.

- GV giới thiệu thêm thông tin bổ về công sung nguyên liệu trong hình và mối liên hệ với sản phẩm làng nghề.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận.

1. Tìm hiểu công cụ, nguyên liệu của một số nghề truyền thống

- Mỗi một nghề truyền thống đều có những hoạt động đặc trưng, gắn liền với những công cụ, dụng cụ và nguyên liệu riêng, làm nên sự độc đáo, thú vị của làng nghề.

- Những công cụ, nguyên liệu đặc thù của mỗi nghề truyền thống cũng đặt ra yêu cầu cần thiết về an toàn lao động trong khi làm nghề.

Ví dụ:

  • Hình 1 – Bản khắc gỗ, công cụ của nghề làm tranh Đông Hồ
  • Hình 2 – Khung cửi, công cụ của nghề dệt lụa
  • Hình 3 – Khung nón, công cụ của nghề chằm nón
  • Hình 4 – Vỏ ốc, vỏ trai – nguyên liệu chính của nghề khảm trai – Đề nghị HS quan sát kĩ và cho biết đó là công cụ hoặc nguyên liệu của nghề truyền thống nào.

Hoạt động 2: Sử dụng công cụ lao động an toàn trong nghề truyền thống

a. Mục tiêu:

- HS tìm hiểu được cách sử dụng an toàn một số công cụ và nguyên liệu của nghề truyền thống.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận luận về việc sử dụng công cụ lao động an toàn trong các nghề truyền thống

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Tổ chức cho HS thảo luận về việc sử dụng công cụ lao động an toàn trong các nghề truyền thống:

+ Mỗi nhóm bốc thăm 1 công cụ/nguyên liệu ở Hoạt động 1.

+ Thảo luận về những nguy cơ liên quan đến an toàn cho người lao động có thể xảy ra khi sử dụng các công cụ nguyên liệu đó.

+ Nêu cách sử dụng an toàn những công cụ, nguyên liệu này khi làm các nghề truyền thống.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút.

- GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Mời một số em nêu ý nghĩa của việc sử dụng công cụ lao động an toàn khi làm nghề truyền thống.

- GV và HS của các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận.

2. Sử dụng công cụ lao động an toàn trong nghề truyền thống

– Như mọi ngành nghề khác, nghề truyền thống đòi hỏi phải luôn tuân thủ chặt chẽ các quy tắc an toàn khi lao động.

– Sử dụng các công cụ, nguyên liệu một cách an toàn sẽ góp phần trong việc đảm bảo an toàn chung cho lao động làng nghề.

TUẦN 32 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

Giải ô chữ về an toàn lao động làng nghề

a. Mục tiêu:

- HS tìm hiểu thông tin về an toàn lao động nói chung và an toàn lao động của làng nghề nói riêng thông qua trò chơi giải ô chữ.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thi giải ô chữ

c. Sản phẩm: từ khóa ĐẢM BẢO AN TOÀN

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– Tổ chức cho HS thi giải ô chữ theo nhóm để tìm ra ô chữ hàng dọc về chủ đề an toàn khi tham gia lao động.

- GV phổ biến luật chơi và gợi ý để mở ô chữ ngang, dọc (xem đáp án ô chữ ở Phụ lục 2):

+ Ô chữ hàng dọc bao gồm 12 chữ cái, gợi ý: “Đây là yêu cầu rất quan trọng đối với lao động làng nghề”.

+ Trong mỗi lượt chơi, các đội chơi dựa trên gợi ý đã cho để đoán ô hàng ngang. Các đội có thể sử dụng phương tiện hỗ trợ để tra cứu thông tin trong khi chơi. Lưu ý, các chữ in đậm trong phần gợi ý ô hàng ngang là từ khoá để tìm thông tin cho ô chữ đó.

+ Mỗi ô hàng ngang sau khi mở ra sẽ xuất hiện 1 chữ cái thuộc ô hàng dọc.

+ Sau khi đã mở hết các ô hàng ngang, những chữ cái xuất hiện trong ô hàng dọc (màu đỏ) sẽ là đáp án cuối cùng của cả ô chữ.

+ Các đội chơi có thể đoán ô hàng dọc bất kì lúc nào nếu tìm ra đáp án sớm (không cần chờ đến khi mở hết các ô hàng ngang), nhưng đội nào đoán sai ô hàng dọc sẽ bị mất lượt và không được chơi tiếp.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS tham gia trò chơi và tìm ra từ khóa: ĐẢM BẢO AN TOÀN

- Trao phần thưởng (nếu có) cho nhóm giải được ô chữ đầu tiên.

- Mời HS chia sẻ suy nghĩ về ô chữ hàng dọc đã giải được.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét sự tích cực, tinh thần, thái độ của HS trong hoạt động vừa rồi.

- GV kết luận: Đảm bảo an toàn trong lao động nói chung và ở các làng nghề nói riêng là yêu cầu vô cùng quan trọng. Giữ an toàn cho mình cũng là giữ an toàn cho mọi người.

Phụ lục 1 (Hoạt động 1)

Tìm hiểu tên gọi, cách sử dụng công cụ, nguyên liệu của một số nghề truyền thống.

Có 8 câu hỏi, mỗi câu đúng được 1 điểm, câu sai không có điểm.

1. Dụng cụ này ở làng gốm Bát Tràng (Hà Nội) tên là gì?

A. Bàn đá B. Bàn quay

C. Bàn nặn gốm D. Bàn xoay

2. Đây là công cụ gì của các làng nghề dệt lụa?

A. Khung cửi B. Máy kéo tơ

C. Máy dệt D. Máy sợi

3. Trong nghề dệt lụa, dụng cụ này tên gọi là gì?

A. Con thoi B. Con lăn

C. Con quay D. Cái còn

4. Trong quy trình làm sản phẩm sơn mài ở làng nghề, nguyên liệu làm nên màu ngoài của 2 lọ tăm trên là gì?

A. Vỏ sò B. Vỏ chuối

C. Vỏ trai D. Vỏ trứng

5. Đây là công cụ trong nghề làm nón lá của miền Tây Nam Bộ?

A. Khung cửi B. Khung nón

C. Khung chằm D. Vành nón

6. Loại giấy nào được dùng để in tranh ở làng tranh Đông Hồ (Hà Nội)?

A. Giấy báo cũ B. Giấy pơ luya

C. Giấy dó D. Giấy lụa

7. Ở làng nghề làm tranh Đông Hồ, các vật như trong hình trên được gọi là gì?

A. Bản khắc gỗ B. Khung tranh

C. Mẫu tranh D. Tranh đã hoàn thiện

8. Ở làng nghề truyền thống làm trống Đọi Tam (Hà Nam), nguyên liệu để làm ra chiếc trống là:

A. Da trâu và gỗ lim B. Da bò và gỗ lim

C. Da trâu và gỗ mít D. Da bò và gỗ mít.

Phụ lục 2 (Hoạt động 2)

Gợi ý các ô chữ hàng ngang:

GV đọc to hoặc trình chiếu cho HS xem, phần in đậm là các từ khoá để giúp tìm thông tin cho ô chữ:

1. Sáu chữ cái: Tên một huyện ở Kiên Giang, nơi có làng nghề nắn nồi đất. HÒN ĐẤT

2. Sáu chữ cái: Tên một làng nghề dệt ở xã Nội Duệ (huyện Tiên Du, Bắc Ninh). ĐÌNH CẢ

3. Bảy chữ cái: Đây là hành động cần làm thường xuyên đối với mọi công cụ lao động để bảo đảm cho chúng vận hành an toàn. KIỂM TRA

4. Bảy chữ cái: Đây là hai yếu tố góp phần tạo nên ô nhiễm và nguy cơ với sức khoẻ người lao động ở các làng nghề - nhất là mắt và hệ hô hấp. KHÓI BỤI

5. Mười một chữ cái: Đây là một hướng sản xuất thân thiện với môi trường, góp phần đảm bảo an toàn sức khoẻ người lao động. SẢN XUẤT XANH

6. Bảy chữ cái: Tên một làng thuộc quận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), nơi có nghề đá mĩ nghệ.NON NƯỚC

7. Sáu chữ cái: Mọi người lao động đều cố gắng tránh để điều này xảy ra trong lúc làm việc. ΤΑΙ ΝẠΝ

8. Bảy chữ cái: Tên một loại trang thiết bị bảo hộ lao động rất phổ biến để giữ an toàn cho người làm nghề. GĂNG TAY

9. Bảy chữ cái: Đức tính mỗi người lao động đều cần rèn luyện để bảo đảm an toàn khi sử dụng công cụ lao động. CẨN THẬN

10. Sáu chữ cái: Khi tự mình không thể giải quyết sự cố mất an toàn xảy ra trong khi lao động thì người lao động cần ... ngay cho người có trách nhiệm. BÁO CÁO

11. Tảm chữ cái: Tên một làng nghề truyền thống ở Hà Nội, nơi có nghề làm cổm nổi tiếng. LÀNG VÒNG

12. Sáu chữ cái: Tình trạng này sẽ góp phần làm cho môi trường của các làng nghề bị mất an toàn. Ô NHIỄM

ĐÁNH GIÁ CUỐI CHỦ ĐỀ 8

I. MỤC TIÊU

- HS chia sẻ về những cảm xúc của các em khi tham gia các hoạt động của chủ đề Con đường tương lai.

– HS rèn khả năng tự nhận xét, tự đánh giá bản thân. - HS đánh giá tinh thần, thái độ tham gia các hoạt động của các bạn trong nhóm, trong lớp.

II. TIẾN HÀNH ĐÁNH GIÁ

1. Đánh giá chung về sự tham gia của bản thân và các bạn cùng nhóm trong hoạt động của chủ đề

Hãy tự đánh giá bản thân và các bạn theo 3 mức độ gợi ý sau:

(3 Điểm) Rất tích cực (2 điểm) Tích cực (1 điểm) Chưa tích cực.

Đánh giá sự tham gia vào các hoạt động

Của bản thân em

Của các bạn trong nhóm

2. Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ của chủ đề

Nội dung tự đánh gia

Mức độ (điểm)

- HTT: 5

- HT: 3

- Cần cố gắng: 2

Em tìm hiểu được một số nghề truyền thống ở Việt Nam.

Em nêu được hoạt động đặc trưng, những yêu cầu cơ bản, trang thiết bị, dụng cụ lao động của các nghề truyền thống.

Em xác định được một số đặc điểm của bản thân phù hợp hoặc chưa phù hợp với công việc của nghề truyền thống.

Em nhận biết được về an toàn sử dụng công cụ lao động trong các nghề truyền thống.

Em nhận diện được giá trị của các nghề trong xã hội và có thái độ tôn trọng đối với lao động nghề nghiệp khác nhau.

Dùng một cụm từ ngắn mô tả cảm nhận của em sau khi học chủ đề này:…………

3. Phát biểu tự do những cảm nhận của mình về chủ đề đã học

– Em đã học được điều gì từ chủ đề này? Điều gì làm cho em thấy ấn tượng nhất về chủ đề?

– Liên hệ về trách nhiệm của HS trong việc giữ gìn, bảo tồn nghề truyền thống về định hướng nghề nghiệp của các em trong tương lai.

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHỦ ĐỀ 9: CHÀO MÙA HÈ – THÁNG 5

MỤC TIÊU – YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

  • Phát hiện sở thích, khả năng của bản thân
  • Tự tin với sở thích và khả năng của bản thân
  • Biết cách chăm sóc, bảo vệ bản thân khi tham gia các hoạt động trong hè.

ĐÓN HÈ VUI VÀ AN TOÀN

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Trình bày những kiến thức liên quan đến chăm sóc sức khoẻ, bảo vệ bản thân khi mùa hè đến.

- Tìm hiểu về những hoạt động có thể tham gia trong dịp hè.

- Nhận biết được những nguy cơ mất an toàn có thể xảy ra liên quan đến các lĩnh vực khác nhau trong mùa hè.

2. Về năng lực: HS được phát triển các năng lực:

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động; kiên trì thực hiện mục tiêu học tập.

- Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác với các bạn trong lớp trong các hoạt động; cùng bạn bè tham gia giải quyết nhiệm vụ học tập.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nhận biết được những nguy cơ gây mất an toàn trong mùa hè và đưa ra cách thức chăm sóc sức khoẻ, bảo vệ bản thân trong các hoạt động hè.

- Thích ứng với cuộc sống: Vận dụng kiến thức, hiểu biết để giải quyết tình huống phát sinh trong quá trình làm việc nhóm, trong giải quyết các tình huống cần đảm bảo an toàn trong mùa hè.

- Định hướng nghề nghiệp: Nhận thức được sở thích, khả năng của bản thân. - Tổ chức và thiết kế hoạt động: Làm việc nhóm, cùng luyện tập và thể hiện

3. Về phẩm chất

- Trách nhiệm: Có thói quen giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, chăm sóc sức khoẻ của bản thân.

- Chăm chỉ: Cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV

- GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu những kiến thức chăm sóc sức khoẻ, bảo vệ bản thân trong mùa hè (trên mạng internet, trên báo chí, hỏi bố mẹ, người lớn,...).

- GV chuẩn bị 4 tấm thẻ có biểu tượng của từng lĩnh vực để HS bốc thăm (nước, giao thông, vật dụng gia đình, thực phẩm).

- Giấy A4, A0, giấy nhớ, bút dạ, bút bi, bút chì, bút màu.

2. Đối với HS

- sgk, đồ dùng học tập theo hướng dẫn của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TUẦN 33 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CƠ

Giới thiệu hoạt động của các câu lạc bộ mùa hè

Hoạt động 1: Chào cờ

a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển.

b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét.

c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT.

d. Tổ chức thực hiện:

- HS điều khiển lễ chào cờ.

- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.

- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.

Hoạt động 2: Giới thiệu hoạt động của các câu lạc bộ mùa hè

a. Mục tiêu:

- HS biết các hoạt động của các câu lạc bộ mùa hè.

b. Nội dung: tổ chức buổi Giới thiệu hoạt động của các câu lạc bộ mùa hè

c. Sản phẩm: kết quả thực hiện của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- TPT triển khai nội dung triển khai:

+ Các Thành viên tham gia bao gồm GV, HS sẽ được phân công nhiệm vụ và thành lập Ban điều hành CLB.

+ CLB thực hiện các hoạt động với các bạn Hs hòa nhập trước ở bất kỳ nội dung hoạt động nào mà Ban điều hành Câu lạc bộ kết nối với đối tác hỗ trợ hay nội dung các thành viên thảo luận mong muốn được học (phát triển tư duy cá nhân và tự tin nói lên cảm nghĩ của chính mình với mọi người).

+ Sau đó, mời các Học sinh bình thường tại trường tham gia hay người chơi bên ngoài tham gia cùng các bạn Hòa nhập tiếp cận trước sẽ tự tin hơn khi thực hiện lần 2 với các bạn khác sau đó.

- TPT Phân công nhiệm vụ:

+ GVCN đăng kí tham gia CLB.

+ Hỗ trợ địa điểm, sân bãi, lớp học, máy chiếu, bàn ghế….

+ Tạo điều kiện thuận lợi để CLB duy trì hoạt động, giới thiệu mô hình CLB đến các trường hòa nhập khác trong địa bàn Quận 5 (sau khi thí điểm tại trường thành công).

+ HS tham gia CLB.

+ Kêu gọi nhà tài trợ cho CLB vận hành theo hình thức đóng góp quỹ để mua dụng cụ thực hành mỗi nội dung hoạt động.

- GV tổng kết hoạt động và triển khai.

TUẦN 33 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

1. Kỉ niệm mùa hè

2. Lập nhóm cùng sở thích, khả năng

Hoạt động 1: Kỉ niệm mùa hè

a. Mục tiêu:

- HS nhớ lại và chia sẻ về kỉ niệm đáng nhớ của mình trong những mùa hè trước.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS chia sẻ về kỉ niệm đáng nhớ của mình trong những mùa hè trước

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chia sẻ cặp đôi về kỉ niệm đáng nhớ của mình trong những mùa hè trước: Sự kiện/ câu chuyện đó là gì? Sự kiện câu chuyện ấy diễn ra vào thời điểm nào? Điều gì khiến em không thể quên?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút.

- GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện một số HS lên chia sẻ trước lớp.

- GV và HS khác có thể đặt câu hỏi cho HS trình bày

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận.

1. Kỉ niệm mùa hè

- Gợi nhắc lại những kỉ niệm của mùa hè trước sẽ giúp các em trân trọng hơn những gì đã qua, đồng thời chuẩn bị cho một mùa hè mới với nhiều hoạt động bổ ích.

- HS kể về kỉ niệm đáng nhớ.

Hoạt động 2: Lập nhóm cùng sở thích, khả năng

a. Mục tiêu:

- HS lập nhóm bạn cùng sở thích, khả năng để tham gia hoạt động hè.

- Lập kế hoạch hoạt động chung của cả nhóm trong hè.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS lập nhóm có cùng sở thích, khả năng và Lập kế hoạch hoạt động chung của cả nhóm trong hè.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Mỗi HS viết sở thích, khả năng của mình lên tờ giấy và dán trước ngực.

- Các bạn có cùng sở thích, khả năng sẽ tập hợp lại thành một nhóm và cùng nhau thảo luận về kế hoạch hoạt động chung của nhóm trong hè:

+ Tên nhóm;

+Loại hình hoạt động (môn tập luyện);

+ Mục tiêu hoạt động hè;

+ Dự kiến thời gian hoạt động;

+ Địa điểm.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút.

- GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- GV và HS của các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận: Tìm được những người bạn có cùng sở thích, khả năng và lập nhóm tham gia các hoạt động hè sẽ giúp các em có động lực rèn luyện, tự tin và phát triển những sở thích, khả năng của bản thân, đồng thời có những niềm vui bên bạn bè.

2. Lập nhóm cùng sở thích, khả năng

+ Tên nhóm;

+Loại hình hoạt động

+ Mục tiêu hoạt động hè;

+ Dự kiến thời gian hoạt động;

+ Địa điểm.

TUẦN 33 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

Tự tin thể hiện khả năng

a. Mục tiêu:

- HS tự tin thể hiện khả năng trước lớp.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS cùng thống nhất lựa chọn một tiết mục thể hiện khả năng của nhóm mình.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Các nhóm (đã được thành lập ở hoạt động trên) sẽ cùng thống nhất lựa chọn một tiết mục thể hiện khả năng của nhóm để trình diễn trước lớp (Ví dụ: đá cầu, tâng bóng, hát, múa, nhảy,...).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm trình diễn tiết mục của nhóm mình trước lớp.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét sự tích cực, tinh thần, thái độ của HS trong hoạt động vừa rồi.

- GV kết luận: Mỗi người đều có quyền tự hào về những khả năng riêng của mình và tự tin thể hiện chúng trước mọi người.

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TUẦN 34 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CƠ

Mùa hè đội viên

Hoạt động 1: Chào cờ

a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển.

b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét.

c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT.

d. Tổ chức thực hiện:

- HS điều khiển lễ chào cờ.

- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.

- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.

Hoạt động 2: Mùa hè đội viên

a. Mục tiêu: HS biết học tập và rèn luyện theo tấm gương Bác Hồ.

b. Nội dung: tổng kết năm học

c. Sản phẩm: kết quả buổi tổng kết.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV nhắc nhở HS giữ trật tự, chú ý theo dõi và tham gia tích cực các hoạt động kỉ niệm sinh nhật Bác Hồ.

- GV kể câu chuyện về những công việc Bác Hồ đã trải qua trong thời gian tìm đường cứu nước.

- HS các lớp được phân công lên biểu diễn các tiết mục văn nghệ nói về Bác Hồ.

- GV yêu cầu HS ghi nhớ những nội dung mà mình ấn tượng nhất để chia sẻ với bạn và gia đình.

- GV yêu cầu HS chia sẻ: Qua hoạt động này, em học tập được những gì từ Bắc Hồ và rèn luyện như thế nào để trở thành tấm gương sáng?

- GV tổng kết hoạt động.

TUẦN 34 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

- Đón hè an toàn

- Chăm sóc, bảo vệ bản thân trong mùa hè

Hoạt động 1: Đón hè an toàn

a. Mục tiêu:

- HS nhận biết được những nguy cơ mất an toàn có thể xảy ra với các em trong khi tham gia các hoạt động mùa hè.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận đưa ra những nguy cơ mất an toàn có thể xảy ra với các em trong khi tham gia các hoạt động mùa hè.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm theo 4 tổ để thảo luận.

- GV mời đại diện mỗi nhóm lên bốc thăm chủ đề thảo luận được ghi trên các tấm thẻ đã chuẩn bị trước (nước, giao thông, vật dụng gia đình, thực phẩm).

- Mỗi nhóm sẽ thảo luận trong vòng 5 phút.

- Kết thúc thời gian thảo luận, 4 nhóm HS xếp thành 4 hàng dọc. Lần lượt từng HS lên bảng ghi những nguy cơ mất an toàn liên quan đến lĩnh vực của nhóm mình theo hình thức thi tiếp sức. Trong vòng 5 phút, nhóm nào ghi được nhiều và đúng các nguy cơ sẽ giành chiến thắng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút.

- GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm chia sẻ về cách thức phòng tránh những nguy cơ gây mất an toàn trong khi tham gia các hoạt động hè.

- GV và HS của các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận:

1. Đón hè an toàn

- Mùa hè đến, bên cạnh những giây phút được nghỉ ngơi, vui chơi cũng sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ mất an toàn liên quan đến nước, khi tham gia giao thông, khi sử dụng các vật dụng trong gia đình và khi sử dụng thực phẩm. Các em cần trang bị cho mình những kiến thức và kĩ năng phòng tránh các nguy cơ ấy để chúng ta có một mùa hè an toàn.

Hoạt động 2: Chăm sóc, bảo vệ bản thân trong mùa hè

a. Mục tiêu:

- HS biết cách chăm sóc, bảo vệ bản thân trong mùa hè.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận đưa ra những vấn đề liên quan đến sức khoẻ có thể gặp phải trong mùa hè và nêu cách bảo vệ sức khỏe bản thân.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi về:

– Những vấn đề liên quan đến sức khoẻ có thể gặp phải trong mùa hè:

+ Vấn đề đó là gì?

+ Nguyên nhân;

+ Nguy cơ/hậu quả;

+ Cách xử lí nếu gặp phải;

+ Cách phòng tránh.

– Nêu các cách thức chăm sóc, bảo vệ bản thân khi mùa hè đến.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút.

- GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- GV và HS của các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận.

2. Chăm sóc, bảo vệ bản thân trong mùa hè

- Mùa hè đến, chúng ta cần biết cách chăm sóc, bảo vệ bản thân để phòng tránh những vấn đề liên quan đến sức khoẻ như cảm nắng, ốm, viêm họng, sốt xuất huyết,... Để thực sự có một mùa hè vui, khoẻ, các em cần có chế độ ăn uống, ngơi, tập luyện, vui chơi hợp lí.

TUẦN 34 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

Hát về mùa hè

a. Mục tiêu:

- HS hát những ca khúc về mùa hè.

- Thể hiện tâm trạng vui vẻ, phấn chấn, háo hức đón kì nghỉ hè.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS tham gia hát những câu hát có từ “hè”, “mùa hè”, “hạ”, “mùa hạ”.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 2 nhóm. Các nhóm sẽ lần lượt hát những câu hát có từ “hè”, “mùa hè”, “hạ”, “mùa hạ”. Nếu đến lượt mà nhóm nào không hát được sẽ bị thua.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS tham gia hát những câu có từ “hè”, “mùa hè”, “hạ”, “mùa hạ”.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét sự tích cực, tinh thần, thái độ của HS trong hoạt động vừa rồi.Trao thưởng cho HS chiến thắng.

- GV kết luận: Những bài hát về mùa hè với giai điệu rất vui tươi, sôi nổi sẽ giúp các em luôn cảm thấy vui vẻ, tươi trẻ.Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

KẾ HOẠCH HÈ

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Tìm hiểu về những hoạt động có thể tham gia trong dịp hè.

2. Về năng lực HS được phát triển các năng lực:

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động; kiên trì thực hiện mục tiêu học tập; biết rèn luyện bản thân để khắc phục hạn chế, phát triển bản thân tốt hơn.

- Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác với các bạn trong lớp trong các hoạt cùng bạn bè tham gia giải quyết nhiệm vụ học tập; duy trì mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và các bạn.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xây dựng được kế hoạch hoạt động hè phù hợp với nhu cầu, khả năng, điều kiện của bản thân.

3. Về phẩm chất

- Trách nhiệm: Có thói quen giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, chăm sóc sức khoẻ của bản thân.

- Chăm chỉ: Cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt.

- Trung thực: Nêu ra những mong muốn thực sự của bản thân trong kì nghỉ hè, lập và thực hiện đúng kế hoạch hè của bản thân.

- Nhân ái: Yêu quý thầy cô, bạn bè.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV

- Yêu cầu HS chuẩn bị giấy A0, A4, bút chì, bút màu.

2. Đối với HS

- SGK, giấy A0, A4, bút chì, bút màu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TUẦN 35 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CƠ

Lời nhắn nhủ của thầy cô

Hoạt động 1: Chào cờ

a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển.

b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét.

c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT.

d. Tổ chức thực hiện:

- HS điều khiển lễ chào cờ.

- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.

- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.

Hoạt động 2: Tổng kết năm học

a. Mục tiêu: Biết được kết quả học tập, rèn luyện của toàn trường trong năm học vừa qua, từ đó phấn đấu năm học mới.

- Nghe lời nhắn nhủ của thầy cô.

b. Nội dung: tổng kết năm học

c. Sản phẩm: kết quả buổi tổng kết.

d. Tổ chức thực hiện:

1. GV dẫn chương trình, tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu

2. Hiệu trưởng tổng kết thi đua năm học

3. Tuyên dương khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong năm học(đại diện lãnh đạo trường đọc quyết định khen thưởng; trao phần thưởng);

4. Đại biểu chúc mừng thành tích nhà trường

5. Chương trình văn nghệ của HS khối lớp 9

6. Bí thư Đoàn trường phát động phong trào “Mùa hè xanh”; Đại điện HS hưởng ứng

7. GV gửi lời nhắn nhủ và động viên HS để tham gia hè an toàn, bổ ích và chuẩn bị kế hoạch cho năm học mới đạt nhiều thành tích trong học tập.

8. Bế mạc, toàn trường biểu diễn dân vũ.

TUẦN 35 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

- Mong muốn trong kì nghỉ hè

- Kế hoạch hè của em

Hoạt động 1. Mong muốn trong kì nghỉ hè

a. Mục tiêu:

- HS chia sẻ được những mong muốn của bản thân trong kì nghỉ hè.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS chia sẻ về những mong muốn của bản thân trong kì nghỉ hè.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chia sẻ cặp đôi về những mong muốn của bản thân trong kì nghỉ hè theo các gợi ý sau:

+ Mong muốn trong hoạt động học tập (Em muốn tìm hiểu thêm về môn học nào? Vì sao?).

+ Mong muốn trong hoạt động vui chơi, giải trí (Em muốn được tham gia hoạt động vui chơi, giải trí nào? Vì sao?).

+ Mong muốn trong hoạt động tham quan, du lịch (Em muốn được đi du lịch ở đâu? Vì sao?).

+ Mong muốn trong hoạt động rèn luyện bản thân (Em muốn học chơi môn thể thao nào? Em muốn rèn luyện tính cách nào của bản thân?).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút.

- GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các cặp đôi chia sẻ về những mong muốn của bản thân trong kì nghỉ hè.

- GV và HS của các cặp đôi khác có thể đặt câu hỏi cho cặp đôi trình bày.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận.

1. Mong muốn trong kì nghỉ hè

- Mùa hè là khoảng thời gian mà mỗi cá nhân có thể thực hiện những điều muốn của riêng mình.

Hoạt động 2: Kế hoạch hè của em

a. Mục tiêu:

- HS xây dựng được kế hoạch hè của bản thân.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS xây dựng kế hoạch hè của bản thân

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch hè của bản thân, thể hiện các hoạt động bằng các biểu tượng trên giấy A4.

Ví dụ:

+ Hoạt động học tập: vẽ bút, vở;

+ Chơi thể thao: vẽ quả bóng đá, vợt cầu lông;

+ Đi du lịch: vẽ ô tô, máy bay, tàu hoả;

+ Về quê: vẽ cảnh làng quê.

- GV yêu cầu HS xây dựng thời gian biểu mùa hè của mình trong một ngày/ một tuần/một tháng hoặc cả mùa hè.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút.

- GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS hoàn thành kế hoạch trong khoảng thời gian 10 phút.

- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp kế hoạch hè của mình.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV khen ngợi và mong muốn HS triển hiệu quả kế hoạch

- GV nhận xét, kết luận.

2. Kế hoạch hè của em

- Việc xây dựng chi tiết kế hoạch hè của mình sẽ giúp các em sắp xếp thời gian hợp lí và thực hiện có hiệu quả những dự định của mình.

TUẦN 35 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

Lời chúc mùa hè

a. Mục tiêu:

- HS viết lời nhắn gửi đến thầy cô, bạn bè trong lớp.

- HS biết cách thể hiện tình cảm với thầy cô, bạn bè.

- Thắt chặt tinh thần đoàn kết, gắn bó, yêu thương giữa các thành viên trong lớp.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS HS viết lên thẻ giấy những lời chúc nghỉ hè tới thầy cô, bạn bè trong lớp.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS viết lên thẻ giấy (đã chuẩn bị trước) những lời chúc nghỉ hè tới thầy cô, bạn bè trong lớp.

- Trao gửi lời chúc tới thầy cô và bạn bè.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS chia sẻ trước lớp về những lời chúc nghỉ hè tới thầy cô, bạn bè trong lớp.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét sự tích cực, tinh thần, thái độ của HS trong hoạt động vừa rồi.

- GV kết luận:

+ Gửi lời chúc nghỉ hè đến thầy cô và bạn bè là cách thể hiện tình cảm rất đáng quý, đáng trân trọng.

+ Cần chú ý đảm bảo an toàn khi tham gia các hoạt động hè, trang bị cho mình những hiểu biết, kĩ năng để bảo vệ và chăm sóc bản thân thật tốt.

+ Việc xây dựng kế hoạch hè sẽ giúp các em lựa chọn được những hoạt động phù hợp với sở thích, khả năng của bản thân và sử dụng thời gian hợp lí cho mùa hè an toàn, vui, khoẻ, bổ ích.

ĐÁNH GIÁ CUỐI CHỦ ĐỀ 9

I. MỤC TIÊU

- HS tổng kết, đánh giá những gì tiếp thu được từ chủ đề Chào mùa hè.

II. TIẾN HÀNH ĐÁNH GIÁ

1. Đánh giá mức độ tham gia của em trong các hoạt động

Hãy đánh dấu x trước phương án phù hợp:

(…) Rất tích cực (…) Tích cực (…) Chưa tích cực.

2. Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ của chủ đề

Hãy đánh dấu x vào ô tương ứng:

Các nhiệm vụ

Kết quả thực hiện

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Cần cố gắng

Em phát hiện được sở thích, khả năng của bản thân.

Em tự tin thể hiện khả năng của bản thân trước các bạn.

Em biết cách tự chăm sóc bản thân khi tham gia các hoạt động trong hè.

Em biết cách tự bảo vệ bản thân khi tham gia các hoạt động trong hè.

Em nhận biết được các vấn đề về sức khoẻ có thể xuất hiện trong mùa hè.

Em biết cách phòng tránh những nguy cơ gây mất an toàn khi tham gia các hoạt động trong mùa hè.

3. Đánh giá đồng đẳng trong hoạt động nhóm

Tên chủ đề:…………………………………………………………

Tên hoạt động nhóm: …………………………………………………………

Em hãy đánh giá sự tích cực tham gia hoạt động và kết quả làm việc của các bạn trong nhóm khi thực hiện các nhiệm vụ của chủ đề bằng cách đánh dấu x vào những ô phù hợp:

Họ và tên

Mức độ tích cực

Kết quả làm việc

Rất tích cực

Tích cực

Chưa tích cực

Tốt

Bình thường

Chưa tốt

4. Trả lời câu hỏi

GV yêu cầu HS trả lời vào giấy những câu hỏi sau:

- Em thích (hoặc không thích) hoạt động nào trong chủ đề này? Vì sao?

- Em có nhận xét gì về sự tham gia hoạt động của các bạn?

- Hãy nêu những mong muốn của bản thân khi tham gia vào những tiếp theo.

5. Phát biểu cảm tưởng của em sau khi tham gia các hoạt động “Chào mùa hè”.