Các nước Đông Nam Á

Các nước Đông Nam Á

4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Các nước Đông Nam Á

Lý thuyết về Các nước Đông Nam Á

I. Tình hình Đông Nam Á trước và sau năm 1945

- Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) là thuộc địa của thực dân phương Tây.

- Tháng 8/1945, ngay khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, các nước Đông Nam Á nổi dậy giành chính quyền, lật đổ ách thống trị thực dân.

- Nhưng ngay sau đó, nhiều nước Đông Nam Á phải tiến hành cuộc kháng chiến chống các cuộc xâm lược trở lại của thực dân phương Tây, đến giữa những năm 50 lần lượt giành được độc lập.

- Những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình Đông Nam Á trở nên căng thẳng do chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực:

  • Tháng 9/1954, Mĩ thành lập khối quân sự  Đông Nam Á (SEATO) nhằm ngăn chặn sự phát triển của CNXH và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc trong khu vực.
  • Mĩ tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam và mở rộng chiến tranh sang Lào, Cam-pu-chia.
  • Thái Lan, Phi-lip-pin tham gia khối SEATO, In-đô-nê-xi-a và Miến Điện thi hành chính sách đối ngoại trung lập.

=> Các nước Đông Nam Á có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại.

II. Sự ra đời của tổ chức ASEAN

1. Lý do hợp tác

- Sau khi giành độc lập, đứng trước yêu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội, nhiều nước Đông Nam Á thấy cần phải có sự hợp tác để cùng phát triển.

- Muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.

=> Ngày 8/8/1967, năm nước In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xingapo và Thái Lan họp tại Băng Cốc, thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

2. Mục tiêu

 Phát triển kinh tế, văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

3. Nguyên tắc hoạt động

Tháng 2/1976, các nước ASEAN kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a), quy định nhưng nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên:

  • Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
  • Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
  • Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
  • Hợp tác phát triển có hiệu quả.

5. Quan hệ ASEAN với ba nước Đông Dương

- Trước năm 1978, đã thiết lập quan hệ ngoại giao và có những chuyến thăm lẫn nhau giữa hai nhóm nước.

- Sau năm 1978, do vấn đề Cam-pu-chia, quan hệ giữa ba nước Đông Dương và các nước ASEAN trở nên căng thẳng, đối đầu.

III. Từ “ASEAN 6” phát triển thành “ASEAN 10”

1. Quá trình mở rộng thành viên

- Tháng 1/1984, Bru-nây gia nhập ASEAN .

- Tháng 7/1992, Việt Nam, Lào tham gia Hiệp ước Ba-li. 

- Tháng 7/1995, Việt Nam gia nhập ASEAN.

- Tháng 9/1997, Lào và Mi-an-ma gia nhập ASEAN.

- Tháng 4/1999, kết nạp Cam-pu-chia.

2. Hoạt động

- ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một Đông Nam Á hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

- Năm 1992, thành lập khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á (AFTA).

- Năm 1994, ASEAN thành lập Diễn đàn khu vực (ARF).

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Từ những năm 70 của thế kỉ XX, kinh tế nhiều nước ASEAN có những chuyển biến mạnh mẽ và đạt được sự tăng trưởng cao nhờ thực hiện chiến lược

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Từ những năm 70 của thế kỉ XX, kinh tế nhiều nước ASEAN có những chuyển biến mạnh mẽ và đạt được sự tăng trưởng cao nhờ thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu.

Câu 2: Từ những năm 90 của thế kỉ XX đến nay, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang lĩnh vực nào ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Từ năm nước sáng lập ban đầu, đến năm 1999, ASEAN đã phát triển thành 10 nước thành viên. Từ đây, ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hoà bình, ổn định, cùng phát triển.

Câu 3: Việt Nam gia nhập ASEAN vào thời gian nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ngày 28-7-1995, Việt Nam chính thức gia nhập và trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN.

Câu 4: Hiệp ước Bali (2/1976) không xác định nguyên tắc nào trong quan hệ giữa các nước Đông Nam Á?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hiệp ước Bali (2-1976) xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước.

- Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

- Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

- Không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực đối với nhau.

- Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình.

- Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội.

==> Như vậy, nhận xét "Chung sống hoà bình và sự nhất trí của các quốc gia" là không đúng.

Câu 5: Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình Đông Nam Á ngày càng trở nên căng thẳng do

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK Lịch sử 9 trang 21, từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, tình hình Đông Nam Á ngày càng trở nên căng thẳng do chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực.

Câu 6: Khối quân sự Đông Nam Á (SEATO) được Mĩ, Anh, Pháp thành lập năm 1954 nhằm

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tháng 9-1945, Mĩ cùng Anh, Pháp thành lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO) nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc trong khu vực.

Câu 7: Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình chính trị của hầu hết các nước Đông Nam Á có đặc điểm gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK Lịch sử 9 trang 21, trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) là thuộc địa của các nước thực dân phương Tây.

Câu 8: Những thành viên sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bao gồm các quốc gia nào ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước : Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Xingapo, Thái Lan.

Câu 9: Từ những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình Đông Nam Á càng trở nên căng thẳng khi 

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

- Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại:

+ Trong bối cảnh "Chiến tranh lạnh", tình hình Đông Nam Á ngày càng trở nên căng thẳng do chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực.

+ Tháng 9/1954, Mĩ cùng Anh, Pháp thành lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO), nhằm ngăn chặn sự ảnh hưởng của CNXH và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam và mở rộng chiến tranh sang Lào, Campuchia.

Câu 10: Điểm nổi bật trong đường lối đối ngoại của In-đô-nê-xi-a và Miến Điện từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong thời kì chiến tranh lạnh, In-đô-nê-xi-a và Miến Điện thi hành chính sách hoà bình trung lập, không tham gia vào các khối quân sự xâm lược của các nước đế quốc. Điều này thể hiện sự phân hoá trong đường lối đối ngoại của các nước Đông Nam Á từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX.

Câu 11: Năm 1945, nhân dân một số nước Đông Nam Á đã tranh thủ yếu tố thuận lợi nào để nổi dậy giành độc lập ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tận dụng thời cơ Nhật Bản đầu hàng Đồng minh, vào giữa tháng 8-1945, nhân dân Đông Nam Á đứng lên đấu tranh, nhiều nước đã giành được độc lập, hoặc đã giải phóng được phần lớn lãnh thổ.

Lưu ý :

- Nhật đầu hàng Đồng minh là điều kiện khách quan giúp các quốc gia này giành độc lập. Tuy nhiên, đây không phải là một sự ăn may bởi nếu không có sự chuẩn bị kĩ càng thì dù có thời cơ cũng khó có thể chớp thời cơ và khởi nghĩa giành thắng lợi được.

Câu 12: Nội dung nào không phản ánh nguyên nhân dẫn tới sự thành lập của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sau khi giành được độc lập và đứng trước yêu cầu phát triển đất nước, nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một liên minh để hợp tác cùng phát triển.

- Đồng thời, các nước Đông Nam Á cũng muốn hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn vào khu vực, nhất là khi Mĩ đang sa lầy ở cuộc chiến tranh Đông Dương.

- Sự phát triển của xu thế liên kết khu vực, nhất là sự ra đời và thành công của khối thị trường chung EEC đã cổ vũ các nước Đông Nam Á liên kết lại với nhau.

= > Cuộc khủng hoảng dầu mỏ (1973) không phải nhân tố đưa tới sự thành lập các Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (1967) do xét về thời gian nó diễn ra sau khi ASEAN đã được thành lập trước đó.

Câu 13: Quan hệ giữa Việt Nam với ASEAN từ năm 1979 đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX là quan hệ

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tháng 2/1978, theo yêu cầu của Mặt tận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, quân tình nguyện Việt Nam tiến vào Campuchia, cùng với nhân dân nước này lật đổ chế độ diệt chủng tàn bạo của tập đoàn Pôn Pốt – Iêng Xa-ri. Do sự kích động và can thiệp của một số nước lớn, quan hệ giữa ba nước Đông Dương và các nước ASEAN lại trở nên căng thẳng, đối đầu nhau.

Câu 14: "Phát triển kinh tế và văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực" là mục tiêu hoạt động của tổ chức nào ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong lời tuyên bố Băng Cốc năm 1967 đã xác định mục tiêu ASEAN là phát triển kinh tế và văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.

Câu 15: Năm 1994, ASEAN thành lập Diễn đàn khu vực (ARF) nhằm

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Diễn đàn khu vực ASEAN (tiếng Anh: ASEAN Regional Forum; viết tắt: ARF) được thành lập năm 1994 nhằm thúc đẩy cơ chế đối thoại và tham vấn về các vấn đề an ninh và chính trị trong khu vực, xây dựng lòng tin và phát triển ngoại giao phòng ngừa.

=> Như vậy, mục đích ASEAN thành lập Diễn đàn Khu vực (ARF) (1994) là Tạo nên một môi trường hòa bình, ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển của Đông Nam Á.

Câu 16: Quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á không bị biến thành thuộc địa của các nước đế quốc Âu – Mĩ trước Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trước chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), trừ Thái Lan, còn lại các nước trong khu vực Đông Nam Á đều bị biến thành thuộc địa của các nước đế quốc Âu-Mĩ.

Câu 17: Tên viết tắt của khối quân sự Đông Nam Á do Mĩ thành lập năm 1954 là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK Lịch sử 9 trang 21, tháng 9 – 1954, Mĩ cùng Anh và Pháp thành lập khối quân sự Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng Anh là SEATO).

Câu 18: Năm 1992, ASEAN quyết định biến Đông Nam Á thành

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vào đầu những năm 90, khi chiến tranh lạnh kết thúc, những thay đổi trong môi trường chính trị, kinh tế quốc tế và khu vực đã đặt kinh tế các nước ASEAN trước những thách thức to lớn không dễ dàng vượt qua nếu không có sự liên kết chặt chẽ và nỗ lực vủa toàn hiệp hội, những thách thức đó là:

- Quá trình toàn cầu hoá kinh tế thế giới diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, chủ nghĩa bảo hộ truyền thống trong ASEAN ngày càng mất đi sự ủng hộ của các nhà hoạch định chính sách trong nước cũng như quốc tế.

- Sự hình thành và phát triển các tổ chức hợp tác khu vực mới đặc biệt như Khu vực Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ và Khu vực Mậu dịch Tự do châu Âu của EU, NAFTA sẽ trở thành các khối thương mại khép kín, gây trở ngại cho hàng hoá ASEAN khi thâm nhập vào những thị trường này.

- Những thay đổi về chính sách như mở cửa, khuyến khích và dành ưu đãi rộng rãi cho các nhà đầu tư nước ngoài, cùng với những lợi thế so sánh về tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực của các nước Trung Quốc, Việt Nam, Nga và các nước Đông Âu đã trở thành những thị trường đầu tư hấp dẫn hơn ASEAN, đòi hỏi ASEAN vừa phải mở rộng về thành viên, vừa phải nâng cao hơn nữa tầm hợp tác khu vực.

Để đối phó với những thách thức trên, năm 1992, theo sáng kiến của Thái Lan, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN họp tại Singapore đã quyết định thành lập một Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (gọi tắt là AFTA).