SACCAROZƠ A. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM I. Tính chất vật lí

SACCAROZƠ A. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM I. Tính chất vật lí

4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 20 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa SACCAROZƠ    A. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM    I. Tính chất vật lí

Lý thuyết về SACCAROZƠ A. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM I. Tính chất vật lí

SACCAROZƠ

A. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM

I. Tính chất vật lí

- Saccarozơ $({{C}_{12}}{{H}_{22}}{{O}_{11}})$ là chất rắn kết tinh, không màu, không mùi, có vị ngọt, tan tốt trong nước; có nhiều trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt.

II. Cấu trúc phân tử

- Saccarozơ là một đisaccarit được cấu tạo từ một gốc glucozơmột gốc fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi. Trong phân tử saccarozơ, không còn nhóm anđehit.

III. Tính chất hóa học

1. Phản ứng với $\text{Cu(OH}{{\text{)}}_{\text{2}}}$

- Saccarozơ hòa tan $Cu{{(OH)}_{2}}$tạo dung dịch xanh lam$2{{C}_{12}}{{H}_{22}}{{O}_{11}}+Cu{{(OH)}_{2}}\to {{({{C}_{12}}{{H}_{21}}{{O}_{11}})}_{2}}Cu+2{{H}_{2}}O$

2. Phản ứng thủy phân

${{C}_{12}}{{H}_{22}}{{O}_{11}}+{{H}_{2}}O\xrightarrow{{{H}^{+}},\,{{t}^{0}}}{{C}_{6}}{{H}_{12}}{{O}_{6}}+{{C}_{6}}{{H}_{12}}{{O}_{6}}$

$saccarozo\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,glucozo\,\,\,\,\,fructozo$

IV. Ứng dụng

- Là thực phẩm quan trọng của con người.

- Là nguyên liệu để làm bánh kẹo, nước giải khát, đồ hộp.

- Dùng để pha chế thuốc.

- Là nguyên liệu để thủy phân thành glucozơ và fructozơ dùng trong kĩ thuật tráng gương, tráng ruột phích.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Những đặc điểm nào sau đây là của saccarozơ? (1) là polisaccarit. (2) là chất kết tinh, không màu, dễ tan trong nước. (3) khi thuỷ phân có xúc tác là axit tạo thành glucozơ và fructozơ. (4) dung dịch tham gia phản ứng tráng bạc. (5) dung dịch phản ứng với $ Cu{{\left( OH \right)}_{2}} $ ở nhiệt độ thường.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Saccarozơ có tính chất:

(2) chất kết tinh, không màu, không mùi

(3) khi thuỷ phân có xúc tác là axit tạo thành glucozơ và fructozơ

(5) dung dịch phản ứng với $ Cu{{\left( OH \right)}_{2}} $ ở nhiệt độ thường

Câu 2: Saccarozơ có công thức phân tử là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Saccarozơ có công thức phân tử là $ {{C}_{12}}{{H}_{22}}{{O}_{11}}. $

Câu 3: Chất nào sau đây không tham gia phản ứng tráng gương?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Chất không tham gia phản ứng tráng gương là saccarozơ.

Câu 4: Thủy phân mantozơ (xác tác axit) thu được sản phẩm nào sau đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Thủy phân mantozơ (xác tác axit) thu được 2 phân tử glucozơ.

Câu 5: Đun nóng dung dịch saccarozơ (xúc tác axit) thu được

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đun nóng dung dịch saccarozơ (xúc tác axit) thu được glucozơ và fructozơ

Câu 6: Saccarozơ hòa tan $ Cu{{(OH)}_{2}} $ tạo ra dung dịch màu 

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Saccarozơ hòa tan $ Cu{{(OH)}_{2}} $ tạo thành dung dịch màu xanh.

Câu 7: Cho vào ống nghiệm 2 - 3 giọt dung dịch $ CuS{{O}_{4}}\text{ }5\% $ và 1 ml dung dịch NaOH 10%. Lắc nhẹ, gạn bỏ phần dung dịch, giữ lại kết tủa $ Cu{{\left( OH \right)}_{2}} $ . Tiếp tục nhỏ 2 ml dung dịch chất X 1% vào ống nghiệm, lắc nhẹ, thu được dung dịch màu xanh lam. Chất X không thể là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

X phải là ancol đa chức có nhóm –OH liền kề $\Rightarrow$ X không thể là metanol.

Câu 8: Saccarozơ còn được gọi là gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Saccarozơ còn được gọi là đường mía.