LƯU HUỲNH ĐIOXIT
I. Tính chất vật lý
Lưu huỳnh đioxit (SO2) (khí sunfurơ) là chất khí không màu, mùi hắc, nặng hơn không khí(d=6429=2,2). Tan nhiều trong nước, khí SO2 độc, hít thở phải không khí có khí này sẽ gây viêm đường hô hấp.
II. Tính chất hóa học
1. Lưu huỳnh đioxit là oxit axit
SO2 tan trong nước tạo thành dung dịch axit sunfurơ H2SO3
SO2+H2O⇆H2SO3
Axit sunfurơ là axit yếu (mạnh hơn axit sunfuhiđric và axit cacbonic) và không bền. Ngay trong dung dịch H2SO3 cũng bị phân hủy thành SO2 và H2O
SO2+2NaOH→Na2SO3+H2O
SO2+NaOH→NaHSO3
2. Lưu huỳnh đioxit là chất khử và là chất oxi hóa
a) Lưu huỳnh đioxit là chất khử
+4SO2+0Br2+2H2O→2H−1Br+H2+6SO4
Dung dịch brom tử màu vàng nâu sang không màu
b) Lưu huỳnh đioxit là chất oxi hóa
+4SO2+2H2−2S→20S↓+2H2O
III. Ứng dụng và điều chế lưu huỳnh đioxit
1. Ứng dụng
- Dùng để sản xuất H2SO4 trong công nghiệp
- Làm chất tẩy trắng giấy và bột giấy, chất chống nấm mốc lương thực, thực phẩm
2. Điều chế lưu huỳnh đioxit
- Trong phòng thí nghiệm
Na2SO3+H2SO4→Na2SO4+H2O+SO2
- Trong công nghiệp, SO2 được sản xuất tử quặng pirit sắt
4FeS2+11O2to→2Fe2O3+8SO2
LƯU HUỲNH TRIOXIT
I. Tính chất
Lưu huỳnh trioxit (SO3) là chất lỏng không màu, tan vô hạn trong nước và trong axit sunfuric
- Tác dụng với nước, tạo ra axit sunfuric
SO3+H2O→H2SO4
- Tác dụng với dung dịch bazơ và oxit bazơ tạo muối sunfat
2NaOH+SO3→Na2SO4+H2O
II. Ứng dụng và sản xuất
- Sản phẩm trung gian để sản xuất axit sunfuric
- Trong công nghiệp sản xuất lưu huỳnh trioxit bằng cách oxi hóa lưu huỳnh đioxit
2SO2+O2xt,to⇆2SO3
S+4O2
Chất chỉ thể hiện tính oxi hóa là SO3 vì S trong SO3 có số oxi hóa là +6 chỉ có khả năng nhận e.
SO2 không dùng để sản xuất nước có ga.
Phản ứng điều chế SO3 trong công nghiệp là :
2SO2+O2to,xt→2SO3
SO3 là chất lỏng ở điều kiện thường
SO2+Br2+2H2O→H2SO4+2HBr
→ Sản phẩm thu được là H2SO4+ HBr
SO2+2H2Sto→3S↓+2H2O
→ Xuất hiện kết tủa S màu vàng nhạt → Dung dịch bị vẩn đục màu vàng.
SO2+Br2+2H2O→H2SO4+2HBr
→ dung dịch nước Br2 bị mất màu
Phản ứng được điều chế trong phòng thí nghiệm là Na2SO3+H2SO4
Na2SO3+H2SO4→Na2SO4+H2O+SO2↑
SO2 tác dụng với KOH thu được 2 muối là KHSO3 và K2SO3
SO2+2KOH→K2SO3+H2OSO2+KOH→KHSO3
Vì NaOH dư thu được muối trung hòa
SO2+2NaOH→Na2SO3+H2O
Trong công nghiệp SO2 được điều chế bằng phương trình :
4FeS2 + 11O2 →2Fe2O3+8SO2
SO3 có tính oxi hóa mạnh, tính chất của oxit axit → Không phản ứng với H2SO4 đặc
Phản ứng SO2 thể hiện tính oxi hóa là phản ứng với chất khử mạnh như H2S , trong phản ứng đó S của SO2 nhận e.
S+4O2+2H2S−2→3S0+2H2O
NaOH dư thu được muối trung hòa → chất tan chứa muối trung hòa Na2SO3 và NaOH còn dư
2NaOH+SO2→Na2SO3+H2O
S+4O2,FeS−2,Na2S−2,H2S+4O3,NaHS+4O3
Tính chất vật lý của SO2 là chất khí không màu, mùi hắc, rất độc.
Khí sunfurơ có công thức là SO2.
Cu không phản ứng được với H2SO4 loãng
SO3+Ba(OH)2→BaSO4+H2O
S+6O3 → Số oxi hóa của S trong SO3 là +6
SO3 là chất lỏng không màu, dễ tan trong nước.
Axit H2SO3 mạnh hơn axit H2CO3