Cân bằng hóa học

Cân bằng hóa học

4.4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Cân bằng hóa học

Lý thuyết về Cân bằng hóa học

I. Phản ứng một chiều, phản ứng thuận nghịch và cân bằng hóa học

1. Phản ứng một chiều

Phản ứng một chiều là phản ứng chỉ xảy ra theo một chiều từ trái sang phải.

VD: $2KCl{{O}_{3}}\xrightarrow{Mn{{O}_{2}},{{t}^{o}}}2KCl+3{{\text{O}}_{2}}$

2. Phản ứng thuận nghịch.

Phản ứng thuận nghịc là phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau

VD: $C{{l}_{2}}+{{H}_{2}}O\underset{phan\,ung\,nghich}{\overset{phan\,ung\,thuan}{\longleftrightarrow}}HCl+HClO$

3. Cân bằng hóa học

Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.

II. Sự chuyển dịch cân bằng hóa học

Định nghĩa : Sự chuyển dịch cân bằng hóa học là sự di chuyển từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác do tác động của các yếu tố từ bên ngoài lên cân bằng.

III. Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học

1. Ảnh hưởng của nồng độ

Khi tăng hoặc giảm nồng độ một chất trong cân bằng, thì cân bằng bao giờ cũng chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động của việc tăng hoặc giảm nồng độ của chất đó

VD:$C{{\mkern 1mu} _{(r)}} + C{O_2}_{{\kern 1pt} (k)}\overset {} \leftrightarrows 2CO{{\mkern 1mu} _{(k)}}$

Thêm CO vào cân bằng chuyển dịch từ trái sang phải (theo chiều thuận)

Thêm CO vào hoặc rút bớt $C{{O}_{2}}$ thì cân bằng sẽ chuyển dịch từ phải sang trái (theo chiều nghịch)

2. Ảnh hưởng của áp suất

Khi tăng hoặc giảm áp suất chung của hệ cân bằng, thì cân bằng bao giờ cũng chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động của việc tăng hoặc giảm áp suấy đó

VD: ${N_2}{O_4}{\mkern 1mu} (k){\mkern 1mu} \overset {} \leftrightarrows 2N{O_2}{\mkern 1mu} (k) $

1 mol khí ${{N}_{2}}{{O}_{4}}$ sinh ra 2 mol $N{{O}_{2}}$

$\to $ Phản ứng nghịch là phản ứng làm giảm áp suất

$\to $ Khi tăng áp suất cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch, giảm áp suất cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận

Chú ý: Hệ cân bằng có số mol khí ở hai vế của phương trình hóa học bằng nhau hoặc trong hệ không có chất khí thì thay đổi áp suất không ảnh đến quá trình cân bằng chuyển dịch

3. Ảnh hưởng của nhiệt độ

- Phản ứng hóa học kèm theo sự giải phóng năng lượng là phản ứng tỏa nhiệt ($\Delta H<0$)

- Phản ứng hóa học cần phải cung cấp nhiệt là phản ứng thu nhiệt ($(\Delta H>0)$

Khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng thu nhiệt, nghĩa là giảm theo chiều tác động của việc tăng nhiệt độ và khi giảm nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng tỏa nhiệt, chiều làm giảm tác động của việc giảm nhiệt độ.

VD: ${N_2}{O_4}{\mkern 1mu} (k){\mkern 1mu} \overset {} \leftrightarrows 2N{O_2}{\mkern 1mu} (k) $ ($\Delta H=58\,kJ$)

Phản ứng thuận là phản ứng thu nhiệt, vậy để phản ứng xảy ra chiều thuận thì tăng nhiệt độ

Phản ứng nghịch là phản ứng tỏa nhiệt, vậy để phản ứng xảy ra chiều nghịch thì giảm nhiệt độ

4. Vai trò của chất xúc tác

Chất xúc tác không làm cần bằng chuyển dịch

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Phản ứng thuận nghịch là phản ứng

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Phản ứng thuận nghịch là phản ứng trong cùng điều kiện, phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Phát biểu đúng là: "Chỉ có phản ứng thuận nghịch mới có trạng thái cân bằng hóa học".

Câu 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học là 

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học là : nồng độ, nhiệt độ và áp suất

Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Phát biểu không đúng là Ở trạng thái cân bằng tốc độ phản ứng thuận nhanh hơn phản ứng nghịch

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là không đúng

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Phát biểu không đúng: "Phản ứng thuận nghịch khi đạt trạng thái cân bằng không chịu ảnh hưởng của nhiệt độ" vì nhiệt độ vẫn ảnh hưởng đến cân bằng hóa học

Câu 6: Cho phản ứng thuận nghịch: $ {{N}_{2}}(k)+3{{H}_{2}}(k)\rightleftarrows 2N{{H}_{3}}(k) $ .Lúc đầu, tốc độ phản ứng thuận sẽ lớn hơn nhiều so với tốc độ phản ứng nghịch khi:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tốc độ phản ứng thuận sẽ lớn hơn nhiều so với tốc độ phản ứng nghịch khi Có mặt $ {{N}_{2}},{{H}_{2}} $ nhưng không có mặt $ N{{H}_{3}} $

- Ở trạng thái cân bằng, tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch

Câu 7: Cân bằng hoá học

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cân bằng hoá học là một trạng thái cân bằng động vì khi hệ đạt cân bằng hoá học, các phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn tiếp tục xảy ra với tốc độ bằng nhau.

Câu 8: Cho các khẳng định dưới đây, khẳng định nào đúng khi một hệ hóa học đang ở trạng thái cân bằng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khi một hệ hóa học đang ở trạng thái cân bằng, nồng độ của các chất trong hệ không đổi.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Phát biểu không đúng là: "Phản ứng thuận nghịch là phản ứng một chiều"

Câu 10: Cân bằng hoá học là một trạng thái của phản ứng thuận nghịch tại đó

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cân bằng hoá học là một trạng thái của phản ứng thuận nghịch tại đó tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.

Câu 11: Xét cân bằng sau trong bình kín ở nhiệt độ cao, không đổi: $ C(r)+C{{O}_{2}}(k)\rightleftarrows 2CO(k) $ . Khi thêm $ C{{O}_{2}} $ vào hệ cân bằng, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận. Yếu tố nào sau đây đang ảnh hưởng đến cân bằng hóa học?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khi thêm $ C{{O}_{2}} $ vào hệ cân bằng, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận nên yếu tố nồng độ đang ảnh hưởng đến cân bằng

Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Phát biểu không đúng là: "Có ba yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng hóa học là: nhiệt độ, áp suất, diện tích tiếp xúc" Do diện tích tiếp xúc không ảnh hưởng đến cân bằng hóa học

Câu 13: Tại nhiệt độ không đổi, ở trạng thái cân bằng,

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tại nhiệt độ không đổi, ở trạng thái cân bằng, thành phần của các chất trong hỗn hợp phản ứng không thay đổi.

Câu 14: Sự dịch chuyển cân bằng hoá học là sự di chuyển từ trạng thái cân bằng hoá học này

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sự dịch chuyển cân bằng hoá học là sự di chuyển từ trạng thái cân bằng hoá học này sang trạng thái cân bằng hoá học khác do tác động của các yếu tố từ bên ngoài tác động lên cân bằng.