1. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

1. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 11 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa 1. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

Lý thuyết về 1. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

 

1. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

- Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên

- Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng

- Các nguyên tố có cấu hình e tương tự nhau được xếp vào cùng một cột (nhóm).

- Các nguyên tố có số electron hóa trị trong nguyên tử như nhau được xếp thành một cốt

2. Cấu tạo bảng tuần hoàn

a. Ô nguyên tố 

- Mỗi nguyên tố hóa học chiếm một ô trong bảng tuần hoàn được gọi là ô nguyên tố.

- Số thứ tự ô nguyên tố = số hiệu nguyên tử của nguyên tố (= số e = số p = số đơn vị điện tích hạt nhân).

b. Chu kì

- Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp e, được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

- Số thứ tự chu kì = số lớp e.

- Bảng tuần hoàn hiện có 7 chu kì được đánh số từ 1 đến 7:

+ Chu kì 1, 2, 3: chu kì nhỏ.

+ Chu kì 4, 5, 6, 7: chu kì lớn.

Chu kì 7 chưa hoàn thành.

c. Nhóm nguyên tố

- Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình e tương tự nhau do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành 1 cột.

- Bảng tuần hoàn có 18 cột được chia làm 8 nhóm A (IA đến VIIIA) và 8 nhóm B (IB đến VIIIB)

- Có 2 loại nhóm nguyên tố là nhóm A và nhóm B:

     + Nhóm A: bao gồm các nguyên tố s và p.  Số thứ tự nhóm A = tổng số e lớp ngoài cùng

     + Nhóm B: bao gồm các nguyên tố d và f có cấu hình e nguyên tử tận cùng dạng

$\left( n1 \right){{d}^{x}}n{{s}^{y}}$:

* Nếu (x + y) = 3 → 7 thì nguyên tố thuộc nhóm (x + y)B.

* Nếu (x + y) = 8 → 10 thì nguyên tố thuộc nhóm VIIIB.

* Nếu (x + y) > 10 thì nguyên tố thuộc nhóm (x + y – 10)B.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Nhóm nào dưới đây được chia làm 3 cột trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nhóm VIIIB được chia làm 3 cột trong bảng tuần hoàn

Câu 2: Dưới đây là hình ô nguyên tử Nhôm trong bảng tuần hoàn. Nhận xét nào sau đây là đúng ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nhận xét đúng là Nhôm có cấu hình electron là $ [Ne]3{{s}^{2}}3{{p}^{1}} $

Câu 3: Cho các phát biểu sau:

(a) Bảng tuần hoàn có 7 chu kì, trong đó có 3 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn;

(b) Bảng tuần hoàn có 8 nhóm, số thứ tự của nhóm bằng số electron lớp ngoài cùng;

(c) Các nhóm A có số electron lớp ngoài cùng bằng số thứ tự của nhóm;

(d) Các nguyên tố s và p thuộc về các nhóm A;

(e) Các chu kì nhỏ (1, 2, 3) bao gồm các nguyên tố s, p;

Số phát biểu đúng:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các phát biểu đúng là (a), (c), (d), (e)

Phát biểu (b) sai là do trong bảng tuần hoàn có 8 nhóm A và 8 nhóm B, số thứ tự của nhóm bằng số electron hóa trị

Câu 4: Nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn có tên gọi:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nhóm VIIA được gọi là nhóm halogen

Câu 5: Các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

STT chu kì = số lớp electron

$ \to $ Các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có 6 lớp electron

Câu 6: Chu kì nào dưới đây thuộc chu kì lớn ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Chu kì lớn là chu kì 4

Câu 7: Nhóm A bao gồm các nguyên tố:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nhóm A bao gồm các nguyên số s và nguyên tố p.

Câu 8: Nguyên tố d là những nguyên tố có đặc điểm nào ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nguyên tố d là các nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp d

Câu 9: Nguyên tố X thuộc chu kì 2, nhóm IVA. Tổng số hạt mang điện có trong nguyên tử X là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

X thuộc chu kì 2 $ \to $ Cấu hình e của X có 2 lớp

X thuộc nhóm IVA $ \to $ X có 4e hóa trị và là nguyên tố nhóm s hoặc p

$ \to $ Cấu hình e của X là $ 1{{s}^{2}}2{{s}^{2}}2{{p}^{2}} $

$ \to $ Tổng số hạt mang điện trong X là: 6.2 = 12

Câu 10: Các nguyên tố xếp ở chu kì 2 có số lớp electron trong nguyên tử là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

STT chu kì = số lớp electron

Câu 11: Nguyên tố p là những nguyên tố có đặc điểm nào ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nguyên tố p là các nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp p

Câu 12: Ô nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn các nguyên tố không cho biết đại lượng nào sau đây ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong một ô nguyên tố hóa học không cho biết bán kính của nguyên tử

Câu 13: Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố vào bảng tuần hoàn:

(a) Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử

(b) Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp vào cùng một hàng

(c) Các nguyên tố có cùng số electron lớp ngoài cùng được xếp vào một cột

(d) Số thứ tự của ô nguyên tố bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó

Số nguyên tắc đúng là :

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Phát biểu đúng là (a), (b), (d)

Phát biểu (c) sai vì các nguyên tố có cùng electron hóa trị trong nguyên tử được sắp xếp vào cùng một cột

Câu 14: Cho X thuộc chu kì 4, nhóm VIIB trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Cấu hình electron của X là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

+ chu kì 4 $ \to X $ có 4 lớp

+ nhóm VIIB có e cuối cùng điền vào d hoặc f và tổng số e trên phân lớp ngoài cùng và sát ngoài cùng là 7.

Cấu hình của X là: $ 1{{s}^{2}}2{{s}^{2}}2{{p}^{6}}3{{s}^{2}}3{{p}^{6}}3{{d}^{5}}4{{s}^{2}} $

Câu 15: Cho X thuộc chu kì 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Cấu hình electron của X là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

+ Chu kì 3 $ \to X $ có 3 lớp

+ Nhóm VIA có e cuối cùng điền vào s hoặc p và tổng số e lớp ngoài cùng là 6

Cấu hình của X là: $ 1{{s}^{2}}2{{s}^{2}}2{{p}^{6}}3{{s}^{2}}3{{p}^{4}} $

Câu 16: Nhóm B bao gồm các nguyên tố

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nhóm B bao gồm các nguyên tố d và nguyên tố f

Câu 17: Nguyên tố R có cấu hình electron $ \mathbf{1}{{\mathbf{s}}^{\mathbf{2}}}\mathbf{2}{{\mathbf{s}}^{\mathbf{2}}}\mathbf{2}{{\mathbf{p}}^{\mathbf{6}}}\mathbf{3}{{\mathbf{s}}^{\mathbf{2}}}\mathbf{3}{{\mathbf{p}}^{\mathbf{6}}}\mathbf{3}{{\mathbf{d}}^{\mathbf{3}}}\mathbf{4}{{\mathbf{s}}^{\mathbf{2}}} $ . R thuộc họ nguyên tố 

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nguyên tố R có electron cuối cùng điền vào phân lớp d $ \to $ R thuộc họ nguyên tố d

Câu 18: Số nguyên tố trong chu kì 3 và 4 lần lượt là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Chu kì 3 là chu kì nhỏ có 8 nguyên tố

Chu kì 4 là chu kì lớn có 18 nguyên tố

Câu 19: Trong bảng hệ thống tuần hoàn, số thứ tự của chu kì bằng:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong bảng tuần hoàn : STT chu kì = số lớp electron

Câu 20: Số thứ tự ô nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn bằng:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Số thứ tự ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn = số hiệu nguyên tử

Câu 21: Chu kì nào dưới đây thuộc chu kì nhỏ ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Chu kì nhỏ là chu kì 3

Câu 22: Nguyên tố X thuộc chu kì 4, nhóm IIIA. Cấu hình electron nguyên tử của X là 

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

X thuộc chu kì 4 $ \to $ Cấu hình e của X có 4 lớp

X thuộc nhóm IIIA $ \to $ X có 3e hóa trị và là nguyên tố nhóm s hoặc p

$ \to $ Cấu hình e của X là $ 1{{s}^{2}}2{{s}^{2}}2{{p}^{6}}3{{s}^{2}}3{{p}^{6}}3{{d}^{10}}4{{s}^{2}}4{{p}^{1}} $

Câu 23: Electron hóa trị là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Electron hóa trị là electron có khả năng tham gia hình thành liên kết hóa học. Electron này thường nằm ở lớp ngoài cùng hoặc cả phân lớp sát ngoài cùng nếu phân lớp đó chưa bão hòa

Câu 24: Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố, số chu kì nhỏ và số chu kì lớn lần lượt là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong bảng tuần hoàn

Số chu kì lớn là 4 gồm 4, 5, 6, 7

Số chu kì nhỏ là 3 gồm 1, 2, 3

Câu 25: Electron có khả năng tham gia hình thành liên kết hóa học, chúng thường nằm ở lớp ngoài cùng hoặc ở cả phân lớp sát ngoài cùng nếu phân lớp đó chưa bão hòa được gọi là gì ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Electron hóa trị là electron có khả năng tham gia hình thành liên kết hóa học, chúng thường nằm ở lớp ngoài cùng hoặc ở cả phân lớp sát ngoài cùng nếu phân lớp đó chưa bão hòa.

Câu 26: Nguyên tử X có cấu hình electron: $ 1{{s}^{2}}2{{s}^{2}}2{{p}^{5}} $ . Xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

STT ô = Z , STT chu kì = số lớp e, STT nhóm = số e hóa trị, nhóm A bao gồm các nguyên số s, p ; nhóm B bao gồm các nguyên tố d, f

$ \to X $ có vị trí là: ô số 9, chu kì 2, nhóm VIIA

Câu 27: Số hiệu nguyên tử của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn không cho biết :

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Số hiệu nguyên tử của nguyên tố trong bảng tuần hoàn không cho biết số nơtron của nguyên tử nguyên tố đó

Câu 28: Khối các nguyên tố p gồm các nguyên tố thuộc nhóm nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khối các nguyên tố p chỉ gồm các nguyên tố thuộc nhóm IIIA đến VIIIA.

Câu 29: Nguyên tố s là những nguyên tố có đặc điểm nào ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nguyên tố s là các nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp s

Câu 30: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học gồm 8 nhóm A và 8 nhóm B, tương ứng với tổng số cột:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Bảng tuần hoàn có 18 cột gồm 8 cột nhóm A và 10 cột nhóm B trong đó VIIIB được chia làm 3 cột

Câu 31: Nguyên tố M ở chu kì 5, nhóm IB. Cấu hình electron phân lớp ngoài cùng hoặc sát ngoài cùng của M là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

M thuộc chu kì 5 $ \to $ Cấu hình e của M có 5 lớp

M thuộc nhóm IB $ \to $ M có e cuối cùng điền vào phân lớp d hoặc f và tổng số e trên phân lớp ngoài cùng và sát ngoài cùng là 11.

$ \to $ Cấu hình electron ngoài cùng và sát ngoài cùng của M là $ 4{{d}^{10}}5{{s}^{1}} $

Câu 32: Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A trong bảng tuần hoàn sẽ có cùng  

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A sẽ có cùng số electron lớp ngoài cùng.

Câu 33: Ô nguyên tố hóa học trong bảng tuần các nguyên tố hóa học không cho biết :

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ô nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học không cho biết năng lượng ion hóa thứ 2.

Câu 34: Mệnh đề nào sau đây không đúng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nhận xét không đúng là : "Trong chu kì, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần" vì trong chu kì được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần chứ không phải theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần

VD: Te (127,6) và I (126,9) cùng thuộc một chu kì 5 nhưng khối lượng giảm dần

Câu 35: Khối các nguyên tố s gồm các nguyên tố thuộc nhóm nào ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khối các nguyên tố s chỉ gồm các nguyên tố của nhóm IA và nhóm IIA

Câu 36: Nguyên tố f là những nguyên tố có đặc điểm nào ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nguyên tố f là các nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp f

Câu 37: Nhóm IA trong bảng tuần hoàn có tên gọi:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nhóm IA được gọi là nhóm kim loại kiềm.

Câu 38: Khi nói về chu kì, phát biểu nào sau đây không đúng ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Phát biểu không đúng là : "Chu kì mở đầu là một kim loại điển hình và kết thúc là một phi kim điển hình." vì "Chu kì mở đầu là một kim loại điển hình và kết thúc là một khí hiếm"

Câu 39: Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử của nó có cùng :

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử của nó có cùng số electron hóa trị

Câu 40: Dưới đây là hình ô nguyên tử Kali trong bảng tuần hoàn. Nhận xét nào sau đây KHÔNG đúng ?  

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nhận xét không đúng là "Số hiệu nguyên tử của K là 39,1" vì nguyên tử khối của K là 39,1

Câu 41: Dưới đây là hình ô nguyên tử Hiđro bảng tuần hoàn. Nhận xét nào sau đây là đúng ?  

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nhận xét đúng là Hiđro có nguyên tử khối là 1,008 đvC

Câu 42: Nguyên tử X có cấu hình electron: $ 1{{s}^{2}}2{{s}^{2}}2{{p}^{6}}3{{s}^{2}}3{{p}^{6}}3{{d}^{8}}4{{s}^{2}} $ . X thuộc nhóm bao nhiêu trong bảng tuần hoàn ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

+ X có e cuối cùng điền vào phân lớp d nên X thuộc nhóm B

+ tổng số e trên phân lớp ngoài cùng và sát ngoài cùng của X là 10 nên X thuộc nhóm VIIIB

Câu 43: Nguyên tố R thuộc chu kì 4, nhóm VIIA. Hạt nhân nguyên tử của nguyên tố R có điện tích là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

R thuộc chu kì 4 $ \to $ Cấu hình e của X có 4 lớp

R thuộc nhóm VIIA $ \to $ X có 7e hóa trị và là nguyên tố nhóm s hoặc p

$ \to $ Cấu hình e của X là $ 1{{s}^{2}}2{{s}^{2}}2{{p}^{6}}3{{s}^{2}}3{{p}^{6}}3{{d}^{10}}4{{s}^{2}}4{{p}^{5}} $

$ \to $ Điện tịch hạt nhân nguyên tử của R là 35+

Câu 44: Nguyên tố Neptuni (Z= 93) có cấu hình electron như sau: $ Np\left[ Rn \right]5{{f}^{4}}6{{d}^{1}}7{{s}^{2}} $ . Với Rn là khí hiếm có cấu hình electron ở các phân lớp đều bão hòa. Neptuni thuộc chu kì mấy trong bảng tuần hoàn

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Neptuni thuộc chu kì 7.