Quy trình tạo ADN tái tổ hợp
Thành phần tham gia
Hình 1 : Các thành phần tham gia vào công nghệ gen
Tế bào cho: là những tế bào chứa gen cần chuyển (vi khuẩn, thực vật, động vật)
Tế bào nhận: vi khuẩn, tế bào thực vật (tế bào chồi, mầm), tế bào động vật (như tế bào trứng, phôi)
Enzyme: gồm enzym cắt giới hạn và enzyme nối
Enzyme cắt giới hạn (restrictaza), cắt hai mạch đơn của phân tử ADN ở những vị trí nucleotid xác định
Enzyme nối: (ligaza), tạo liên kết phosphodieste làm liền mạch ADN, tạo ADN tái tổ hợp
Thể truyền:( véc tơ chuyển gen): Là phân tử ADN có khả năng tự nhân đôi, tồn tại độc lập trong tế bào và mang gen từ tế bào này sang tế bào khác , thể truyền có thể là các plasmid , virut hoặc một số NST nhân tạo như ở nấm men.
ADN tái tổ hợp là một phân tử ADN nhỏ được lắp giáp từ các đoạn ADN từ các phân tử khác nhau ( thể truyền và gen cần chuyển )
Đưa ADN tái tổ hợp vào tế
bào nhận có thể dùng muối CaCl2 hoặc xung điện.
Các bước tiến hành gồm:
1. Tạo ADN tái tổ hợp
2. Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận
3. Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp
Trình
tự tạo ADN tái tổ hợp (sgk)
Kĩ thuật gắn gen
cần chuyển vào thể truyền được gọi là kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp, đây là khái
niệm về kĩ thuật này.
Kỹ thuật cấy gen là kỹ thuật tác động trên
ADN
E. coli được sử dụng làm tế bào nhận phổ biến nhất vì chúng sinh sản
rất nhanh
Biến nạp là phương pháp dùng muối CaCl2 làm dãn màng sinh chất tế bào (SGK cơ bản lớp 12 trang 83)
Nhờ các gen đánh dấu (gen kháng kháng sinh; gen phân giải cơ chất tạo màu...)=> giúp nhận biết các tế bào đã nhận được ADN tái tổ hợp. (SGK lớp 12 cơ bản trang 84)