Định lí: Giả sử hàm số $f$ có đạo hàm cấp một trên khoảng $(a;b)$ chứa điểm $x_0$ và $f'(x_0) = 0$ và $f$ có đạo hàm cấp hai khác $0$ tại điểm $x_0$
Từ định lí trên ta có một quy tắ để tìm cực trị của hàm số (nếu hàm số có đạo hàm cấp hai) như sau:
Quy tắc:
Nếu $f''(x_i) < 0$ thì hàm số đạt cực đại tại điểm $x_i$.
Nếu $f''(x_i) > 0$ thì hàm số đạt cực tiểu tại điểm $x_i$.
Ví dụ. Tìm cực trị cả hàm số $$f\left( x \right)=\dfrac{{{x}^{4}}}{4}-2{{x}^{2}}+6$$
Giải.
Hàm số xác định với mọi $x\in R$
$f'\left( x \right)={{x}^{3}}-4x=x\left( {{x}^{2}}-4 \right);f'\left( x \right)=0\Rightarrow {{x}_{1}}=0,{{x}_{2}}=-2,{{x}_{3}}=2$
$f''\left( x \right)=3{{x}^{2}}-4$
$f''\left( \pm 2 \right)=8>0\Rightarrow x=-2$ và $x=2$ là điểm cực tiểu;
$f''\left( 0 \right)=-4<0\Rightarrow x=0$ là điểm cực đại
Kết luận
$f\left( x \right)$ đạt cực tiểu tại $x=-2$ và $x=2$ ;${{f}_{\text{CT}}}=f\left( \pm 2 \right)=2$
$f\left( x \right)$ đạt cực đại tại $x=0$ và ${{f}_{\text{CĐ}}}=f\left( 0 \right)=6$
Hàm số $y=f(x)$ có cực đại tại $M({{x}_{0}};f({{x}_{0}}))$ thì
${{x}_{0}}$ được gọi là điểm cực đại của hàm số, $f({{x}_{0}})$ được gọi là giá trị cực đại của hàm số
$M({{x}_{0}};f({{x}_{0}}))$ là một điểm cực trị của đồ thị hàm số.
Giá trị cực đại của hàm số chưa chắc đã là giá trị lớn nhất của hàm số.
Ta có hàm số $y=f\left( x \right)$ liên tục trên $\left( -1;2 \right)$ và $f'\left( 0 \right)=0,\,f''\left( 0 \right)>0\Rightarrow x=0$ là điểm cực tiểu.
Theo SGK Giải tích 12 (CB) trang 16 ta có: “Hàm số $y=f\left( x \right)$ có đạo hàm cấp hai trong khoảng $\left( {{x}_{0}}-h;{{x}_{0}}+h \right),$ với $h>0$. Khi đó, nếu $f'\left( {{x}_{0}} \right)=0$ và $f''\left( {{x}_{0}} \right)<0$ thì ${{x}_{0}}$ là điểm cực đại.”
Theo định lí 2 về quy tắc tìm cực trị trong SGK ta được khẳng định “Hàm số đạt cực đại tại $x=\dfrac{1}{2}$” đúng.
Dựa vào SGK phần định lí 2 quy tắc tìm cực trị ta được khẳng định “ Hàm số đạt cực đại tại $x={{x}_{0}}$” đúng.
Xem lại quy tắc 2 về điểm cực trị trong SGK
Theo SGK Giải tích 12 (CB) trang 16 ta có: “Hàm số $y=f\left( x \right)$ có đạo hàm cấp hai trong khoảng $\left( {{x}_{0}}-h;{{x}_{0}}+h \right),$ với $h>0$. Khi đó, nếu $f'\left( {{x}_{0}} \right)=0$ và $f''\left( {{x}_{0}} \right)>0$ thì ${{x}_{0}}$ là điểm cực tiểu.”
Hàm số không có đạo hàm tại ${{x}_{0}}$ nhưng vẫn có thể đạt cực trị tại điểm ${{x}_{0}}$ (VD $y=\left| x \right|$ không có đạo hàm tại ${{x}_{0}}=0$ nhưng lại có cực trị tại đểm đó)
$f'\left( {{x}_{0}} \right)=0,f''\left( {{x}_{0}} \right)=0$ thì hàm số có thể đạt cực trị tại ${{x}_{0}}$ (VD hàm số $y={{x}^{4}}$ có $f'\left( 0 \right)=0,f''\left( 0 \right)=0$ có cực trị tại \({x}=0\) )
Vậy chọn đáp án: “$f'\left( {{x}_{0}} \right)=0,\exists f''\left( {{x}_{0}} \right):f''\left( {{x}_{0}} \right)\ne 0$ thì hàm số đạt cực trị tại ${{x}_{0}}$”
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới