1. Đặc điểm của môi trường
- Thực vật thay đổi theo độ cao và hướng sườn:
+ Có sự phân tầng thực vật thành các đai cao ở vùng núi.
+ Hướng và độ dốc của sườn núi có ảnh hưởng tới môi trường sườn núi.
- Tác động của con người: Môi trường vùng núi đang bị tác động mạnh từ các hoạt động của con người gây suy giảm đa dạng sinh học.
2. Cư trú của con người
- Đặc điểm:
+ Vùng núi là nơi cư trú của các dân tộc ít người.
+ Vùng núi là nơi thưa dân.
- Những đặc điểm cư trú khác nhau trên Trái Đất:
+ Các dân tộc ở miền núi Nam Mĩ ưa sống ở ở độ cao trên 3000m.
+ Ở vùng sừng châu Phi, người Ê-ti-ô-pi sống tập trung trên các sườn núi cao chắn gió, mưa nhiều, mát mẻ.
- Nơi cư trú:
+ Nhiều đất bằng, thuận lợi trồng trọt, chăn nuôi.
+ Thường sống ở các vùng núi thấp, mát mẽ, nhiều lâm sản.
Ở đới nóng lên đến độ cao 5500m của núi sẽ có băng tuyết.
Ở đới đới ôn hòa đến độ cao 3000m của núi sẽ có băng tuyết, còn ở đới nóng phải lên đến độ cao 5500m mới có băng tuyết.
Khí hậu và thực vật ở vùng núi thay đổi theo độ cao và hướng sườn.
- Càng lên cao không khí càng loãng nhiệt độ càng giảm, ở độ cao khoảng 3000m ở đới ôn hòa và 5500m ở đới nóng có băng tuyết vĩnh cửu.
- Hướng sườn núi đón gió ẩm và đón nắng có mưa nhiều, thực vật phát triển hơn và ngược lại.
Trên dãy núi An-pơ thuộc châu Âu, độ cao 1000 – 2000m ở sườn Bắc có thảm thực vật rừng cây lá kim và đồng cỏ phát triển. Còn ở sườn Nam có rừng cây lá kim, rừng lá rộng phát triển.
Càng lên cao nhiệt độ càng giảm, cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm 0,60C.
Các dân tộc ở miền núi Châu Á thường sống ở vùng núi thấp, khí hậu mát mẻ.
Các dân tộc ở miền núi Nam Mĩ thường sống ở độ cao trên 3000m, nơi có đất bằng phẳng.
Càng lên cao không khí càng loãng, nhiệt độ càng giảm. Cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C.
Vùng núi có nhiều tầng thực vật hơn là vùng hoang mạc.
Các dân tộc ở miền núi ở Châu Phi thường sống ở các sườn núi cao chắn gió và có nhiều mưa.
Các vùng núi thường là nơi cư trú của các dân tộc ít người.
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới