1. Quần cư nông thôn và quần cư đô thị
Có hai kiểu quần cư chính: Quần cư nông thôn và quần cư đô thị
2. Đô thị hóa. Các siêu đô thị
- Khái niệm: Đô thị hóa là quá trình biến đổi về phân bố các lực lượng sản xuất, bố trí dân cư, những vùng không phải đô thị thành đô thị.
- Đặc điểm:
+ Đô thị hóa là xu thế tất yếu của thế giới ngày nay.
+ Dân số đô thị và đô thị trên thế giới ngày càng tăng.
+ Nhiều đô thị phát triển nhanh chóng trở thành các siêu đô thị.
Quần cư đô thị là hình thức tổ chức sinh sống dựa vào hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất công nghiệp và dịch vụ.
Các đô thị xuất hiện từ rất sớm trong thời cổ đại. Vào thế kỉ XIX, đô thị phát triển nhanh ở các nước công nghiệp. Đến thế kỉ XX, đô thị đã xuất hiện rộng khắp thế giới.
Các đô thị xuất hiện từ rất sớm trong thời cổ đại. Vào thế kỉ XIX, đô thị phát triển nhanh ở các nước công nghiệp. Đến thế kỉ XX, đô thị đã xuất hiện rộng khắp thế giới.
Quần cư nông thôn hình thức tổ chức sinh sống dựa vào hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp hay ngư nghiệp.
Châu lục tập trung nhiều siêu đô thị nhất là châu Á.
Các đô thị bắt đầu xuất hiện rộng khắp thế giới vào thế kỉ XX.
Năm 1950, trên thế giới chỉ có hai siêu đô thị đầu tiên là Niu-I-oóc (12 triệu người) và Luân Đôn (9 triệu người).
Dự kiến đến năm 2025, dân số đô thị sẽ là 5 tỉ người.
Các siêu đô thị ở nhóm nước đang phát triển gắn liền với quá trình gia tăng dân số và tình trạng di cư ồ ạt từ nông thôn đến thành thị.
Trên thế giới, tỉ lệ người sống trong các đô thị ngày càng tăng trong khi tỉ lệ người sống ở nông thôn có xu hướng giảm dần.
Số lượng các siêu đô thị tăng nhanh nhất ở nhóm các nước đang phát triển.
Hoạt động kinh tế chủ yếu của quần cư nông thôn là nông – lâm-ngư nghiệp.