Khối lượng của một hạt nhân luôn nhỏ hơn tổng khối lượng của các nuclôn tạo thành hạt nhân đó.
Độ chênh lệch giữa hai khối lượng đó được gọi là độ hụt khối của hạt nhân, kí hiệu là $\Delta m$.
Độ hụt khối của hạt nhân ${}_{Z}^{A}X$
$\Rightarrow \Delta m=Z{{m}_{p}}+\left( A-Z \right){{m}_{n}}-{{m}_{X}}$
Trong đó:
${{m}_{p}}=1,0073u$ là hối lượng prôtôn.
${{m}_{n}}=1,0087u$ là khối lượng nơtrôn.
${{m}_{X}}$ là khối lượng hạt nhân X
$Z{{m}_{p}}+N{{m}_{n}}=Z{{m}_{p}}+\left( A-Z \right){{m}_{n}}$ là khối lượng các nuclôn.
Độ hụt khối: $\Delta m > 0{\rm{ }}$ nên $Z{m_p}\; + \left( {A - Z} \right){m_{n\;}} > m.$
Z prôtôn và N nơtron đứng yên, chưa liên kết với nhau, khối lượng tổng cộng là $m_0$, khi chúng kết hợp lại với nhau để tạo thành một hạt nhân thì sẽ có độ hụt khối $\Delta m$, hạt nhân sẽ có khối lượng là m
$\Rightarrow$ $m_0 > m$
$\Delta m={\rm{ }}Z.{m_p} + \left( {A - Z} \right){m_n}-{m_{Be}} $ $= 47.1,0073 + \left( {107-47} \right).1,0087-106,8783 = 0,9868u.$