Đặc điểm electron lớp ngoài cùng

Đặc điểm electron lớp ngoài cùng

4.3/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đặc điểm electron lớp ngoài cùng

Lý thuyết về Đặc điểm electron lớp ngoài cùng

3. Đặc điểm của lớp ngoài cùng

- Đối với nguyên tử của tất cả các nguyên tố, lớp electron ngoài cùng có nhiều nhất là 8 electron

- Các nguyên tử có 8 electron ở lớp ngoài cùng ($n{{\text{s}}^{2}}n{{p}^{6}})$ và nguyên tử heli ($1{{\text{s}}^{2}}$) không tham gia vào các phản ứng hóa học (trừ điều kiện đặc biệt) do cấu hình electron này của các nguyên tử rất bên vững

- Các nguyên tử có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng dễ nhường electron là nguyên tử của các nguyên tố kim loại (trừ H, He và B)

- Các nguyên tử có 5, 6, 7 eletron ở  lớp ngoài cùng dễ nhận electron thường la nguyên tử của nguyên tố phi kim

- Các nguyên tử có 4 eletron ngoài cùng có thể là nguyên tử của nguyên tố kim loại hoặc phi kim

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Ở trạng thái cơ bản:

- Phân lớp electron ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X là $ n{{p}^{2n+1}} $ .

- Tổng số electron trên các phân lớp p của nguyên tử nguyên tố Y là 7, electron có mức năng lượng cao nhất thuộc phân lớp 3p.

- Số hạt mang điện trong nguyên tử nguyên tố Z nhiều hơn số hạt mang điện trong nguyên tử nguyên tố X là 18 hạt.

Nhận xét nào sau đây là sai?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

- Tổng số electron trên các phân lớp p của nguyên tử nguyên tố Y là 7, electron có mức năng lượng cao nhất thuộc phân lớp 3p $ \to $ $ Y:1{{s}^{2}}2{{s}^{2}}2{{p}^{6}}3{{s}^{2}}3{{p}^{1}} $ $ \to $ kim loại

- Với X, do $ {{e}_{p}}=2n+1\le 6 $ và $ 2\le n $ (n = 2 trở lên mới có phân lớp p) nên n = 2 $ \to $

X có sự phân bố e là: $ 1{{s}^{2}}2{{s}^{2}}2{{p}^{5}} $ $ \to $ phi kim

- Số hạt mang điện trong nguyên tử nguyên tố Z nhiều hơn số hạt mang điện trong nguyên tử nguyên tố X là 18 hạt $ \to $ Z có sự phân bố e là: $ 1{{s}^{2}}2{{s}^{2}}2{{p}^{6}}3{{s}^{2}}3{{p}^{6}} $ $ \to $ khí hiếm. Z có 12 electron p.

Câu 2: Nguyên tử của hai nguyên tố X và Y lần lượt có phân lớp ngoài cùng là $ 4{{p}^{x}} $ và $ 4{{s}^{y}} $ . Biết số proton bằng số notron trong hạt nhân nguyên tử X và Y.

X,Y không có 8 electron ở lớp ngoài cùng. Biết rằng tổng số electron trong hai phân lớp ngoài cùng của nguyên tử hai nguyên tố bằng 7, Y không có electron d. Phát biểu sai là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

$ X:1{{s}^{2}}2{{s}^{2}}2{{p}^{6}}3{{s}^{2}}3{{p}^{6}}3{{d}^{10}}4{{s}^{2}}4{{p}^{x}} $

$ Y:1{{s}^{2}}2{{s}^{2}}2{{p}^{6}}3{{s}^{2}}3{{p}^{6}}4{{s}^{y}} $

Với x+y=7, có hai trường hợp:

y=1, x=6 $ \to $ $ X:1{{s}^{2}}2{{s}^{2}}2{{p}^{6}}3{{s}^{2}}3{{p}^{6}}3{{d}^{10}}4{{s}^{2}}4{{p}^{6}} $ $ \to $ X có 8 e ở lớp ngoài cùng $ \to $ Loại

y=2, x=5 $ \to $ $ X:1{{s}^{2}}2{{s}^{2}}2{{p}^{6}}3{{s}^{2}}3{{p}^{6}}3{{d}^{10}}4{{s}^{2}}4{{p}^{5}} $ \[Y:1{{s}^{2}}2{{s}^{2}}2{{p}^{6}}3{{s}^{2}}3{{p}^{6}}4{{s}^{2}}\]$ \to $ Thỏa mãn

Phát biểu sai là: Y có 1 electron lớp ngoài cùng. Vì Y có 2 electron lớp ngoài cùng.

Câu 3: Nguyên tử X có tổng số hạt cơ bản là 40. Trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Nguyên tố X là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Gọi p, n lần lượt là số hạt proton và số hạt notron trong nguyên tử $ X $

$ \left\{ \begin{array}{l} & 2p+n=40 \\ & 2p-n=12 \end{array} \right.\leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} & p=13 \\ & n=14 \end{array} \right. $

Mà $ {{Z}_{X}}={{p}_{X}}\to $ $ {{Z}_{X}}=13 $

$ \to $ Cấu hình electron nguyên tử của X là $ 1{{s}^{2}}2{{s}^{2}}2{{p}^{6}}3{{s}^{2}}3{{p}^{1}} $

X có 3 electron ở lớp ngoài cùng $ \to $ Nguyên tố X là kim loại.

Câu 4: Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử M là 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Nguyên tố M là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Gọi p, n lần lượt là số hạt proton và số hạt notron trong nguyên tử $ M $

$ \left\{ \begin{array}{l} & 2p+n=82 \\ & 2p-n=22 \end{array} \right.\leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} & p=26 \\ & n=30 \end{array} \right. $

Mà $ {{Z}_{M}}={{p}_{M}}\to $ $ {{Z}_{M}}=26 $

$ \to $ Cấu hình electron nguyên tử của M là $ 1{{s}^{2}}2{{s}^{2}}2{{p}^{6}}3{{s}^{2}}3{{p}^{6}}3{{d}^{6}}4{{s}^{2}} $

M có 2 electron ở lớp ngoài cùng $ \to $ Nguyên tố M là kim loại.

Câu 5: Ở trạng thái cơ bản:

- Phân lớp electron ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X là $ n{{p}^{3n}} $ .

- Tổng số electron trên các phân lớp p của nguyên tử nguyên tố Y là 7, electron có mức năng lượng cao nhất thuộc phân lớp 3p.

- Số hạt mang điện trong nguyên tử nguyên tố Z nhiều hơn số hạt mang điện trong nguyên tử nguyên tố X là 16 hạt.

Nhận xét nào sau đây là sai?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

- Tổng số electron trên các phân lớp p của nguyên tử nguyên tố Y là 7, electron có mức năng lượng cao nhất thuộc phân lớp 3p $ \to $ $ Y:1{{s}^{2}}2{{s}^{2}}2{{p}^{6}}3{{s}^{2}}3{{p}^{1}} $ $ \to $ kim loại

- Với X, do $ {{e}_{p}}=3n\le 6 $ và $ 2\le n $ (n = 2 trở lên mới có phân lớp p) nên n = 2 $ \to $ $ X:1{{s}^{2}}2{{s}^{2}}2{{p}^{6}} $ $ \to $ khí hiếm

- Số hạt mang điện trong nguyên tử nguyên tố Z nhiều hơn số hạt mang điện trong nguyên tử nguyên tố X là 16 hạt $ \to $ $ Z:1{{s}^{2}}2{{s}^{2}}2{{p}^{6}}3{{s}^{2}}3{{p}^{6}}. $

$ \to $ Phát biểu sai là: X là phi kim.

Câu 6: Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử của nguyên tố X là 114, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 26. Nguyên tố X là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Gọi p, n lần lượt là số hạt proton và số hạt notron trong nguyên tử $ X $

$ \left\{ \begin{array}{l} & 2p+n=114 \\ & 2p-n=26 \end{array} \right.\leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} & p=35 \\ & n=44 \end{array} \right. $

Mà $ {{Z}_{X}}={{p}_{X}}\to $ $ {{Z}_{X}}=35 $

$ \to $ Cấu hình electron nguyên tử của X là $ 1{{s}^{2}}2{{s}^{2}}2{{p}^{6}}3{{s}^{2}}3{{p}^{6}}3{{d}^{10}}4{{s}^{2}}4{{p}^{5}} $

X có 7 electron ở lớp ngoài cùng $ \to $ Nguyên tố X là phi kim.

Câu 7: Nguyên tử của nguyên tố R có tổng số hạt p, n, e bằng 18 và số hạt không mang điện bằng trung bình cộng của tổng số hạt mang điện. Nguyên tố R là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ta có : $ n,p,e=\dfrac{18}{3}=6 $

$ \to $ $ {{Z}_{R}}=6 $ .Cấu hình electron của R là $ 1{{s}^{2}}2{{s}^{2}}2{{p}^{2}} $

X có 4 electron ở lớp ngoài cùng $ \to $ Nguyên tố X là phi kim.

Câu 8: Nguyên tử X có tổng số hạt trong nguyên tử là 116 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 24. Nguyên tố X là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ta có:

$ \left\{ \begin{array}{l} & 2p+n=116 \\ & 2p-n=24 \end{array} \right.\leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} & p=35 \\ & n=46 \end{array} \right. $

Mà $ {{Z}_{X}}={{p}_{X}}\to $ $ {{Z}_{X}}=35 $

$ \to $ Cấu hình electron nguyên tử của X là $ 1{{s}^{2}}2{{s}^{2}}2{{p}^{6}}3{{s}^{2}}3{{p}^{6}}3{{d}^{10}}4{{s}^{2}}4{{p}^{5}} $

X có 7 electron ở lớp ngoài cùng $ \to $ Nguyên tố X là phi kim.

Câu 9: Cho các nguyên tử sau.

X: có 4 e ngoài cùng thuộc phân lớp 4s và 4p;

Y: có 12 e;

Z: có 7 e ngoài cùng ở lớp N;

T: có số e trên phân lớp s bằng 1/2 số e trên phân lớp p và số e trên phân lớp s kém số e trên phân lớp p là 6 hạt.

Phát biểu đúng là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

X: có 4 e ngoài cùng thuộc phân lớp 4s và 4p $ \to $ X: $ 1{{s}^{2}}2{{s}^{2}}2{{p}^{6}}3{{s}^{2}}3{{p}^{6}}3{{d}^{10}}4{{s}^{2}}4{{p}^{2}} $ $ \to $ X là phi kim.

Y: có 12 e $ \to $ Y: $ 1{{s}^{2}}2{{s}^{2}}2{{p}^{6}}3{{s}^{2}} $ $ \to $ Y là kim loại.

Z: có 7 e ngoài cùng ở lớp N $ \to $ $ Z:1{{s}^{2}}2{{s}^{2}}2{{p}^{6}}3{{s}^{2}}3{{p}^{6}}3{{d}^{10}}4{{s}^{2}}4{{p}^{5}} $ $ \to $ Z là phi kim.

T: có số e trên phân lớp s bằng 1/2 số e trên phân lớp p và số e trên phân lớp s kém số e trên phân lớp p là 6 hạt $ \to $ T có 6 electron s và 12 electron p $ \to $ $ T:1{{s}^{2}}2{{s}^{2}}2{{p}^{6}}3{{s}^{2}}3{{p}^{6}} $ $ \to $ T là khí hiếm