Chuỗi thức ăn

Chuỗi thức ăn

4.5/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Chuỗi thức ăn

Lý thuyết về Chuỗi thức ăn

Chuỗi thức ăn

a. Định nghĩa:

 Là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắc xích của chuỗi.

b. Phân loại:

      Chuỗi thức ăn mở đầu bằng cây xanh à động vật ăn thực vật à động vật ăn động vật.

Ví dụ: cây ngô à sâu ăn lá ngô à nhái à rắn hổ mang à diều hâu

      Chuỗi thức ăn mở đầu bằng chất hữu cơ bị phân giải à sinh vật phân giải mùn, bã hữu cơ à động vật ăn sinh vật phân giải à các động vật ăn động vật khác

Ví dụ: lá, cành khô à mối à nhện à thằn lằn

Lưới thức ăn và bậc dinh dưỡng

Lưới thức ăn

Mỗi loài trong quần xã thường là mắt xích của nhiều chuỗi thức ăn. Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành lưới thức ăn

Bậc dinh dưỡng:

Trong 1 lưới thức ăn tất cả các loài có cùng mức dinh dưỡng hợp thành bậc dinh dưỡng. Có nhiều bậc dinh dưỡng:

+ Bậc dinh dưỡng cấp 1: là các sinh vật sản xuất, bao gồm các sinh vật có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ của môi trường.

+ Bậc dinh dưỡng cấp 2: là các sinh vật tiêu thụ bậc 1 bao gồm các động vật ăn sinh vật sản xuất.

+ Bậc dinh dưỡng cấp 3: là các sinh vật tiêu thụ bậc 2 bao gồm các động vật ăn thịt, chúng ăn sinh vật tiêu thụ bậc 1.

+ Bậc cuối cùng là bậc dinh dưỡng cao cấp nhất. Là sinh vật ăn sinh vật tiêu thụ bậc 1,2,3 …

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Tháp số lượng được xây dựng dựa trên

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tháp số lượng: được xây dựng trên số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.

Câu 2: Điều nào dưới đây không đúng để xác định độ lớn của bậc dinh dưỡng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong 1 lưới thức ăn tất cả các loài có cùng mức dinh dưỡng hợp thành bậc dinh dưỡng.

=> "Xác định bằng số lượng loài của bậc dinh dưỡng" sai

Câu 3: Ở mỗi bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn, năng lượng bị tiêu hao nhiều nhất qua

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề trong chuỗi thức ăn, năng lượng trung bình mất đi tới 90% cho hô hấp, các phần chất sống mà bậc dinh dưỡng sau không sử dụng hết. Do đó chuỗi thức ăn không kéo dài. 

Câu 4: Trong quy luật hình tháp sinh thái, sinh vật có khối lượng trung bình lớn nhất là sinh vật

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

sinh vật mắt lưới nào càng xa vị trí sinh vật sản xuất thì có sinh khối trung bình càng nhỏ. Đây chính là quy luật hình tháp sinh thái. => sinh vật sản xuất có khối lượng trung bình lớn nhất

Câu 5: Nhóm sinh vật có mức năng lượng cao nhất trong một hệ sinh thái là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nhóm sinh vật có mức năng lượng cao nhất trong hệ sinh thái là sinh vật sản xuất.

Câu 6: Cho chuỗi thức ăn sau đây: lúa → chuột đồng → rắn hổ mang → diều hâu. Hãy chọn khẳng định đúng trong các khẳng định dưới đây:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tiêu diệt bớt diều hâu → số lượng rắn hổ mang tăng → số chuột đồng giảm do bị rắn ăn thịt nhiều hơn.

Câu 7: Trong hệ sinh thái, bậc dinh dưỡng nào sau đây dễ bị tuyệt chủng hơn các bậc dinh dưỡng còn lại?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Bậc dinh dưỡng cao nhất dễ bị tuyệt chủng nhất vì ít năng lượng nhất.

Câu 8: Cho chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bào --> Tôm-->  Cá rô --> chim bói cá
Trong chuỗi thức ăn này cá rô thuộc bậc dinh dưỡng:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Bậc dinh dưỡng cấp 1 là tảo, cấp 2 là tôm, cấp 3 là cá rô, cấp 4 là chim bói cá

Câu 9: Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã rất quan trọng bởi vì

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã cho ta biết dòng năng lượng trong quần xã. Vì năng lượng được truyền qua các bậc dinh dưỡng. 

Câu 10: Tháp sinh thái bao gồm nhiều hình chữ nhật xếp chồng lên nhau,

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Kiến thức SGK Sinh học lớp 12 cơ bản trang 193

Câu 11: Trong một chuỗi thức ăn, sinh vật tiêu thụ bậc 3 thuộc

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Bậc dinh dưỡng = bậc tiêu thụ + 1

Vì sinh vật sản xuất là bậc dinh dưỡng 1; sinh vật tiêu thụ bậc 1 là bậc dinh dưỡng 2,…

Câu 12: Một lưới thức ăn có sâu ăn hạt ngô, châu chấu ăn lá ngô, chim chích và ếch xanh đều ăn châu chấu và sâu, rắn hổ mang ăn ếch xanh. Trong lưới thức ăn trên, sinh vật tiêu thụ bậc 2 là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sâu và châu chấu là sinh vật tiêu thụ bậc 1 => chim chích và ếch xanh là sinh vật tiêu thụ bậc 2

Câu 13: Lưới thức ăn là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Kiến thức SGK Sinh học lớp 12 cơ bản trang 191

Câu 14: Sinh vật sản xuất thuộc nhóm nào sau đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sinh vật sản xuất là sinh vật có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ => cây xanh và tảo thuộc nhóm này

Câu 15: Tháp năng lượng được xây dựng dựa trên

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tháp năng lượng: là hoàn thiện nhất, được xây dựng trên số năng lượng được tích luỹ trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích trong 1 đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng.

Câu 16: Khi nói về chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Có 2 loại chuỗi thức ăn: bắt đầu bằng các sinh vật tự dưỡng và bắt đầu bằng các sinh vật phân giải mùn bã hữu cơ.

Câu 17: Quan sát một tháp sinh khối, chúng ta có thể biết được những thông tin nào sau đây:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Quan sát một tháp sinh khối, ta có thể biết được mức độ dinh dưỡng của từng bậc và của toàn bộ quần xã. 

Câu 18: Trong hệ sinh thái, sinh vật nào sau đây không phải là sinh vật tiêu thụ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cây xanh là sinh vật sản xuất, không phải sinh vật tiêu thụ

Câu 19: Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô → sâu ăn lá ngô → nhái → rắn hổ mang → Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, những mắt xích vừa là nguồn thức ăn của mắt xích sau, vừa có nguồn thức ăn là mắt xích trước là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sâu ăn lá ngô, nhái, rắn hổ mang đúng

Cây ngô sai vì nó không có mắt xích trước

Diều hâu sai vì không có mắt xích sau

Câu 20: Trong chuỗi thức ăn sau cỏ → dê→hổ→ vi sinh vật, hổ được xếp vào sinh vật tiêu thụ bậc mấy?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Chuỗi thức ăn: cỏ = > dê = > hổ = > vi sinh vật, hổ được xếp là sinh vật tiêu thụ bậc 2.

Câu 21: Chuỗi thức ăn là một dãy các loài sinh vật

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Kiến thức SGK Sinh học lớp 12 cơ bản trang 191

Câu 22: Cho các phát biểu sau về cấu trúc của hệ sinh thái:

(1) Tất cả các loài động vật đều được xếp vào nhóm động vật tiêu thụ.

(2) Một số loại nấm được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.

(3) Xác chết của sinh vật được xếp vào thành phần hữu cơ của môi trường.

(4) Tất cả các loài sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.

Số phát biểu sai là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các phát biểu sai là : (1),(4)

Câu 23: Trong số các loại tháp sinh thái dưới đây, tháp nào là hoàn thiện nhất?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Có 3 loại tháp sinh thái là tháp số lượng, tháp sinh khối và tháp năng lượng. Trong đó tháp năng lượng là hoàn thiện nhất vì được xây  dựng dựa trên mức năng lượng được tích lũy ở mỗi bậc dinh dưỡng, luôn tuân theo dạng đáy lớn đỉnh nhỏ.

Câu 24: Xét các sinh vật sau:
1. Nấm rơm
2. Nấm linh chi
3. Vi khuẩn hoại sinh
4. Rêu bám trên cây
5. Dương xỉ
Những sinh vật có chức năng tạo ra nguồn chất hữu cơ đầu tiên trong hệ sinh thái là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sinh vật tạo ra nguồn chất hữu cơ đầu tiên cho hệ sinh thái là sinh vật tự dưỡng: rêu, dương xỉ