Tự trọng

Tự trọng

4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Tự trọng

Lý thuyết về Tự trọng

a. Khái niệm

Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội, biểu hiện ở chỗ: cư xử đàng hoàng, đúng mực, biết giữ lời hứa và luôn làm tròn nhiệm vụ của mình, không để người khác phải nhắc nhở, chê trách.

b. Ý nghĩa

Tự trọng là phẩm chất đạo đức cao quý và cần thiết của mỗi con người. Lòng tự trọng giúp chúng ta có nghị lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân của mỗi người và nhận được sự quý trọng của mọi người xung quanh.

- Tục ngữ:

“Chết vinh còn hơn sống nhục”

“Đói cho sạch, rách cho thơm”

- Danh ngôn:

“Chỉ có tính tự lập và tự trọng mới có thể nâng chúng ta lên trên những nhỏ nhen của cuộc sống và những bão táp của số phận”.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Những ai cần có tính tự trọng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tự trọng là phẩm đạo đức cao quý và cần thiết của mỗi người, giúp cho con người nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân, vì vậy đây là đức tính tất cả mọi người cần có.

Câu 2: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống trong câu sau:

"Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn …, biết điều chỉnh hành vi cá nhân của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội."

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi cá nhân của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội. (SGK GDCD 7 tr 11)

Câu 3: Người tự trọng là người

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Người tự trọng là người trung thực, không dối trá.

Câu 4: Người có lòng tự trọng sẽ không có biểu hiện nào sau đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Người không tự trọng sẽ thường xuyên sai hẹn, sống buông thả, không biết xấu hổ, bắt nạt người khác, nịnh bợ, không trung thực và dối trá,…

Câu 5: Tự trọng là phẩm đạo đức cao quý và cần thiết của mỗi người, giúp cho con người nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân, đồng thời được

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tự trọng là phẩm đạo đức cao quý và cần thiết của mỗi người, giúp cho con người nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân, đồng thời được mọi người tôn trọng, quý mến.

Câu 6: Người tự trọng sẽ

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Người sống tự trọng thì sẽ có biểu hiện cư xử đàng hoàng, đúng mực, biết giữ lời hứa và luôn làm tròn nhiệm vụ của mình, không để bị chê trách.

Câu 7: Biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi cá nhân của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội là biểu hiện của

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

"Biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi cá nhân của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội là biểu hiện của tự trọng", (SGK GDCD 7 tr11).

Câu 8: Người tự trọng thì sẽ không có biểu hiện nào sau đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Người tự trọng thì sẽ không có biểu hiện sai hẹn, sống buông thả, không biết xấu hổ, bắt nạt người khác.

Câu 9: Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi cá nhân của mình

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

"Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi cá nhân của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội", (SGK GDCD 7 tr11)

Câu 10: Câu tục ngữ nào dưới đây nói đến lòng tự trọng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm có ý nghĩa: Cho dù có cực khổ và quần áo rách nát thì con người vẫn giữ được phong cách trong sáng quyết không làm điều sai trái. Nếu chỉ vì một chút sa ngã cũng có thể làm cho con người mất đi đạo đức của mình.

Câu 11: Bạn A không làm được bài nhưng kiên quyết không quay cóp và không nhìn bài của bạn. Hành động đó của bạn A thể hiện bạn là người

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hành động của bạn A thể hiện phẩm chất là người có lòng tự trọng, giữ gìn phẩm cách, nghiêm túc trong thi cử.

Câu 12: Việc làm nào dưới đây thể hiện sự thiếu tự trọng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

- Hành vi "Vứt vỏ kẹo sang chỗ bạn để không bị cô giáo phê bình" thể hiện cách cư xử chưa văn minh, đổ lỗi cho người khác.

- Các hành vi còn lại thể hiện mong muốn được sửa sai và được giúp đỡ khi gặp khó khăn, trở ngại về sức khỏe, không phải là sự ỷ lại.

Câu 13: Mặc dù nhà nghèo, nhưng khi nhặt được ví tiền, bác T đã chủ động mang đến cơ quan chính quyền gần nhất để tìm ra người làm rơi và trả lại cho người bị mất. Hành động của bác T là biểu hiện của

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hành động của bác T biểu hiện của lòng tự trọng, dù hoàn cảnh nhưng bác không tham lam chiếm đoạt tài sản của người khác mà chủ động đêm trả lại cho người làm rơi.

Câu 14: Câu tục ngữ nào dưới đây muốn khuyên chúng ta phải luôn sống trong sạch và luôn đặt lòng tự trọng của mình lên hàng đầu?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

"Chết đứng hơn sống quỳ", mang ý nghĩa thà là chết một cách oai hùng còn hơn là phải nịnh bợ, lệ thuộc. Nghĩa bóng thì câu tục ngữ muốn khuyên chúng ta phải luôn sống trong sạch và luôn đặt lòng tự trọng của mình lên hàng đầu.

Câu 15: Câu ca dao tục ngữ nào dưới đây không là biểu hiện của tự trọng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

"Lá lành đùm lá rách" là câu tục ngữ thể hiện tinh thần tương thân tướng ái, giúp đỡ lẫn nhau những lúc khó khăn hoạn nạn của dân tộc ta xuất phát từ tình thương, niềm đồng cảm, biết lo lắng cho nhau giữa những người trong cùng một gia đình, một tập thể.

Câu 16: Câu ca dao tục ngữ nào dưới đây là biểu hiện của tự trọng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Câu tục ngữ "Giấy rách phải giữ lấy lề" là biểu hiện của tự trọng. Nghĩa đen là quyển sách dù có tờ bị rách mà còn giữ được lề thì vẫn còn là quyển sách, nếu để lề đứt thì tung hết.Nghĩa bóng: Dù sa sút nghèo khó cũng phải giữ nền nếp đạo đức gia phong.

Câu 17: Chúng ta nên làm gì để rèn luyện tính tự trọng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Để rèn luyện tính tự trọng, mỗi chúng ta nên rèn luyện cách cư xử đàng hoàng, đúng mực, luôn giữ lời hứa và làm tròn những nhiệm vụ được giao.

Câu 18: Câu nói: "quân tử nhất ngôn" là biểu hiện của đức tính

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

"Quân tử nhất ngôn" là câu nói biểu hiện của tính tự trọng. Ý chỉ một lời khi đã nói ra từ người quân tử thì không thể nào lấy lại được, lời nói và hành động đi đôi với nhau.

Câu 19: Trong giờ chào cờ, bạn Q liên tục ngồi nói chuyện, nói tục và chửi bậy các bạn trong lớp. Thầy giáo P đã phát hiện bạn Q nói chuyện trong giờ chào cờ nên đề nghị bạn Q lên đứng trước cờ. Tuy nhiên bạn Q đứng trước cờ nhưng vẫn cười đùa, trêu trọc các bạn khác. Trong trường hợp trên, cho thấy Q là người như thế nào sau đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Mặc dù bạn Q đã bị thầy giáo nhắc nhở và có hình thức cảnh cáo nhưng bạn vẫn tiếp tục mắc lỗi lầm và không biết sửa sai. Điều đó cho thấy bạn chưa tôn trọng thầy giáo và các bạn, bạn là người không có lòng tự trọng.

Câu 20: Trong giờ sinh hoạt lớp, lớp trưởng tổng kết lại các vi phạm, có bạn K bị mắc 7 lỗi nói chuyện trong giờ học và 2 lỗi vi phạm quy chế thi. Đã nhiều lần cô giáo nhắc nhở nhưng bạn K vẫn vi phạm và bạn K cho rằng bạn K làm gì thì kệ bạn K không liên quan đến mọi người. Nếu em là bạn cùng lớp với K em sẽ

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trường hợp của bạn K là đã vi phạm nội quy của nhà trường và lớp học. Bạn thiếu tinh thần tự giác, tinh thần tập thể, không có sự điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với chuẩn mực của lớp, của trường. Là bạn cùng lớp, em nên trò chuyện, giúp đỡ bạn trong học tập và khuyên bạn không được làm như vậy vì vi phạm kỉ luật. Em cũng không nên xa lánh và bỏ rơi bạn, vì làm như vậy bạn càng trở nên cô độc và không nhận ra được mình sai ở đâu.