Khoan dung

Khoan dung

4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 20 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Khoan dung

Lý thuyết về Khoan dung

a. Khái niệm

Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm.

b. Ý nghĩa

Khoan dung là một đức tính quý báu của con người. Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt. Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống và quan hệ giữa mọi người với nhau trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu.

c. Cách rèn luyện

Chúng ta hãy sống cởi mở, gần gũi mọi người và cư xử một cách chân thành, rộng lượng, biết tôn trọng và chấp nhận cá tính, sở thích, thói quen của người khác trên cơ sở những chuẩn mực xã hội.

Tục ngữ: “ Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại.”

Danh ngôn: “Nên tha thứ với lỗi nhỏ của bạn nếu bạn không sử được. Nhưng đối với lỗi nhỏ của mình thì nên nghiêm khắc” P. Gi-sta-lo

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Người có lòng khoan dung sẽ có biểu hiện

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Người có lòng khoan dung sẽ có biểu hiện sống cởi mở, gần gũi mọi người và cư xử một cách chân thành, rộng lượng, biết tôn trọng và chấp nhận cá tính, sở thích, thói quen của người khác trên cơ sở những chuẩn mực xã hội.

Câu 2: Người luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chưa lỗi lầm là biểu hiện cuả

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Người luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chưa lỗi lầm là biểu hiện cuả khoan dung.

Câu 3: Nhận định nào sau đây sai khi nói về lòng khoan dung?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Người có đức tính khoan dung luôn được mọi người tôn trọng, yêu quý và kính trọng.

Câu 4: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về khoan dung?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Người khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sưả chữa lỗi lầm.

Câu 5: Đồng nghĩa với khoan dung là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đồng nghĩa với "khoan dung" là "độ lượng", đều chỉ người có lòng rộng lượng, biết tha thứ cho người khác khi họ hổi hận và sửa chữa lỗi lầm.

Câu 6: Mọi người sẽ đối xử như thế nào đối với những người có lòng khoan dung?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm. Vì vậy, người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, kính trọng và có nhiều bạn tốt.

Câu 7: Khoan dung có nghĩa là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

"Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ" (SGK GDCD 7 tr25).

Câu 8: Đối lập với khoan dung là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đối lập với khoan dung là hẹp hòi, ích kỉ.

Câu 9: Người có lòng khoan dung sẽ không có biểu hiện

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Người có lòng khoan dung sẽ không có biểu hiện đồng tình, tiếp tay với những hành động sai trái.

Câu 10: Khoan dung làm cho cuộc sống và quan hệ giữa mọi người có ý nghĩa như thế nào sau đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khoan dung là một đức tính quý báu của con người. Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến tin cậy và có nhiều bạn tốt. Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống và quan hệ giữa mọi người với nhau trở nên lành mạnh, dễ chịu.

- Việc giảm bớt căng thẳng, hợp tác và chia sẻ khó khăn, vất vả với mọi người xung quanh chưa thể hiện hết ý nghĩa của lòng khoan dung trong cuộc sống và mối quan hệ giữa con người với nhau.

Câu 11: Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

"Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chưa lỗi lầm" (SGK GDCD 7 tr25).

Câu 12: Tôn trọng và thông cảm, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm được gọi là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tôn trọng và thông cảm, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm được gọi là khoan dung.

Câu 13: Chỉ biết đến bản thân, luôn đặt lợi ích cá nhân lên trên hết, không bao giờ lắng nghe người khác là biểu hiện của người

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Chỉ biết đến bản thân, luôn đặt lợi ích cá nhân lên trên hết, không bao giờ lắng nghe người khác là biểu hiện của người sống ích kỉ.

Câu 14: Trái nghĩa với khoan dung là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trái nghĩa với "khoan dung" là "ích kỉ", chỉ người hẹp hỏi, chỉ biết đến bản thân, đặt lợi ích của bản thân lên trên hết.

Câu 15: Phương án nào sau đây không thuộc nội dung ý nghĩa của khoan dung?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Mọi người sẽ cảm thấy thoải mái khi bản thân mắc lỗi lầm không phải là ý nghĩa của lòng khoan dung, khi thoải mái khi mắc lỗi lầm thì bản thân họ sẽ thường xuyên phạm lỗi.