Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo

Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo

4.7/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 20 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo

Lý thuyết về Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo

a. Khái niệm

- Tín ngưỡng là niềm tin của con người vào một cái gì đó thần bí, hư ảo, vô hình như: thần linh, thượng đế, chúa trời.

- Tôn giáo là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan niệm, giáo lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy.

Các tôn giáo cụ thể còn được gọi là Đạo (đạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Tin lành…).

- Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo có nghĩa là: công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng hay tôn giáo nào; người đã theo một tín ngưỡng hay một tôn giáo nào đó có quyền thôi không theo nữa, hoặc bỏ để theo tín ngưỡng, tôn giáo khác mà không ai được cưỡng bức hoặc cản trở.

b. Trách nhiệm của mỗi người 

Mỗi chúng ta phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác:

+ Tôn trọng các nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo như đền, chùa, miếu thờ, nhà thờ…

+ Không được bài xích, gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo và những người không có tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.

- Nghiêm cấm việc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.

- Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên (như tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép…), dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình và cộng đồng về sức khỏe, thời gian, tài sản và có thể cả tính mạng con người. Vì vậy, cần phải đấu tranh chống mê tín dị đoan.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Phương án nào sau đây không phải biểu hiện mê tín dị đoan?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Thờ cũng tổ tiên là một tín ngưỡng truyền thống, không phải là mê tín dị đoan.

Câu 2: Kiến trúc nào sau đây không phải là nơi thờ tự của các tôn giáo?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Bàn thờ tổ tiên là nơi thờ phụng tổ tiên, trong đó thờ cũng tổ tiên là một tín ngưỡng và không phải là một tôn giáo.

Câu 3: Hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan niệm, giáo lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy là biểu hiện của

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan niệm, giáo lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy là biểu hiện của tôn giáo.

Câu 4: Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về tôn giáo?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tôn giáo là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan niệm, giáo lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy.

Câu 5: Tín ngưỡng là niềm tin của con người vào một cái gì đó thần bí, hư ảo, vô hình như:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

"Tín ngưỡng là niềm tin của con người vào một cái gì đó thần bí, hư ảo, vô hình như: Thần linh, thượng đế, chúa trời." (SGK GDCD 7 tr53)

Câu 6: Niềm tin của con người vào một cái gì đó thần bí, hư ảo, vô hình như: Thần linh, thượng đế, chúa trời là biểu hiện của

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Niềm tin của con người vào một cái gì đó thần bí, hư ảo, vô hình như: Thần linh, thượng đế, chúa trời là biểu hiện của tín ngưỡng.

Câu 7: Tôn giáo là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan niệm, giáo lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

"Tôn giáo là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan niệm, giáo lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy." (SGK GDCD 7 tr53)

Câu 8: Phương án nào sau đây không phải là nội dung hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Điều 24?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Được phép lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để vi phạm pháp luật không phải nội dung của hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Điều 24.

Câu 9: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của mê tín dị đoan?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hành vi của chị T mời thầy cúng đến lễ bái để giải hạn cho gia đình là một hành động mê tín dị đoan, tin vào những điều mơ hồ, phù phép, không phù hợp với tự nhiên.

Câu 10: Mê tín dị đoan là tin vào những điều không phù hợp với tự nhiên dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình và cộng đồng về 

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên, dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình và cộng đồng về sức khỏe, thời gian, tài sản và có thể là tính mạng con người. 

Câu 11: Lê hội nào dưới đây thuộc về tín ngưỡng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Giỗ tổ Hùng Vương vào ngày 10/3 hàng năm là tín ngưỡng dân gian, tuyền thống quí báu của dân tộc Việt Nam nhằm mục đích tưởng nhớ những vị vua Hùng có công dựng nước, giữ nước cho dân tộc ta.

Câu 12: Chị G mỗi khi nhà có chuyện lại đi xem bói để biết gia đình có hạn hay điềm đen để mời thầy cúng giải hạn. Hành vi của chị G là biểu hiện của

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hành vi của chị G là biểu hiện của mê tín dị đoan, tin vào những điều không có thực, trái với tự nhiên.

Câu 13: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của tôn giáo?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Chị H đi lễ chùa, tụng kinh vào các ngày răm và mồng một hàng tháng là một hoạt động tôn giáo, thuộc Phật giáo.

Câu 14: Câu ca dao: "Công Cha như núi Thái Sơn/Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra. /Một lòng thờ Mẹ kính Cha/Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con" là biểu hiện tư tưởng của tôn giáo nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Câu ca dao là biểu hiện tư tưởng của Phật giáo, muốn ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái, vì thế răn dạy con cái phải hiếu thảo, biết ơn công lao của cha mẹ.