Đa dạng và đặc điểm chung của lớp bò sát

Đa dạng và đặc điểm chung của lớp bò sát

4.9/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đa dạng và đặc điểm chung của lớp bò sát

Lý thuyết về Đa dạng và đặc điểm chung của lớp bò sát

I, ĐA DẠNG CỦA BÒ SÁT

- Trên thế giới có khoảng 6500 loài bò sát.

- Việt Nam đã phát hiện 467 loài. Nhiều loài mới được phát hiện trong những năm gần đây.

- Các loài bò sát đều có đặc điểm là: da khô, có vảy sừng bao bọc và sinh sản trên cạn.

- Bò sát hiện nay, được chia thành 4 bộ: bộ Đầu mỏ, bộ Có vảy, bộ Cá sấu, bộ Rùa.

1. Bộ Đầu mỏ

- Hiện nay, chỉ còn 1 loài sống trên vài hòn đảo nhỏ ở Tân Tây Lan được gọi là Nhông Tân Tây Lan.

2. Bộ Có vảy

- Chủ yếu gồm những loài sống trên cạn

- Không có mai và yếm.

- Hàm có răng: hàm ngắn, răng nhỏ, mọc trên hàm

- Trứng có vỏ dai bao bọc.

- Gồm có:

+ Phân bộ Thằn lằn: có chi màng nhĩ rõ

+ Phân bộ Rắn: không có chi, không có màng nhĩ

3. Bộ Cá sấu

- Môi trường sống: vừa sống ở nước vừa sống ở cạn.

- Không có mai và yếm.

- Hàm có răng: hàm rất dài, có nhiều răng lớn, nhọn sắc, mọc trong lỗ chân răng.

- Trứng có vỏ đá vôi bao bọc.

4. Bộ Rùa

- Vừa ở nước vừa ở cạn.

- Có mai và yếm.

- Hàm không có răng.

- Trứng có vỏ đá vôi bao bọc

II. CÁC LOÀI KHỦNG LONG

1. Sự ra đời và thời đại phồn thịnh của khủng long

- Tổ tiên của Bò sát được hình thành cách đây khoảng 280 – 230 triệu năm.

- Gặp điều kiện thuận lợi, bò sát cổ phát triển mạnh mẽ → thời kì phồn thịnh của bò sát (thời kì Khủng long).

- Trong thời kì Khủng long có nhiều loài bò sát to lớn, hình thù kì lạ, thích nghi với những môi trường sống có điều kiện sống rất khác nhau.

- Một số loài khủng long điển hình đã được khoa học mô phỏng lại: khủng long bạo chúa, khủng long ăn cỏ…

III. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP BÒ SÁT

+ Da khô, có vảy sừng

+ Cổ dài, màng nhĩ nằm trong hốc tai

+ Chi yếu, có vuốt sắc

+ Thở hoàn toàn bằng phổi, phổi có nhiều vách ngăn

+ Có 2 vòng tuần hoàn, tâm thất có vách ngăn hụt, tạm thời chia tâm thất thành 2, máu nuôi cơ thể ít pha hơn.

+ Là động vật biến nhiệt

+ Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong

+ Trứng có màng dai hoặc có vỏ đá vôi bao bọc, giàu noãn hoàng

IV. VAI TRÒ CỦA BÒ SÁT

- Đa số là có lợi:

+ Có ích cho nông nghiệp: tiêu diệt sâu bọ như thằn lằn, tiêu diệt chuột như rắn. + Có giá trị thực phẩm: ba ba, dược phẩm (rượu rắn, mật trăn, yếm rùa …)

+ Sản phẩm mĩ nghệ: vảy đồi mồi, da rắn, cá sấu …

- Tác hại: gây độc cho người: rắn độc

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Thời đại phồn thịnh nhất của bò sát là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Thời đại phồn thịnh nhất của bò sát gọi là thời đại Bò sát hoặc thời đại Khủng long: có rất nhiều loài bò sát to lớn, hình thù kì lạ.

Câu 2: Bộ có vảy gồm những đại diện nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Bộ có vảy: thằn lằn, rắn ráo.

Bộ cá sấu: cá sấu.

Bộ rùa: rùa vàng.

Câu 3: Rắn ráo là đại diện thuộc bộ:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Rắn ráo thuộc bộ có vảy vì có đặc điểm: hàm ngắn, có răng nhỏ mọc trên hàm, trứng có màng dai bao bọc.

Câu 4: Tổ tiên của bò sát xuất hiện cách đây:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tổ tiên bò sát đã được hình thành cách đây 280-230 triệu năm, sau đó do gặp những điều kiện thuận lợi, bò sát cổ đã phát triển rất mạnh mẽ.

Câu 5: Bộ rùa có cấu tạo như thế nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Bộ rùa thuộc lớp bò sát, đặc điểm đặc trưng của bộ rùa là: hàm không có răng, có mai và yếm.

Câu 6: Bò sát hiện nay được chia thành mấy bộ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Bò sát hiện nay được chia làm 4 bộ: bộ Đầu mỏ, bộ Có vảy, bộ Cá sấu, bộ Rùa.

Câu 7: Nguyên nhân nào dưới đây không phải nguyên nhân diệt vong của khủng long cỡ lớn?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khủng long cỡ lớn bị diệt vong do các nguyên nhân dưới đây:

+ Sự xuất hiện của chim và thú có sức sống cao, hoạt động mạnh mẽ, khả năng duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định, chúng đông và nhiều loài đã phá hoại trứng khủng long.

+ Nhiều loài thú ăn thịt đã tấn công cả khủng long ăn thực vật.

+ Khí hậu trái đất trở lạnh đột ngột, cùng với thiên tai, núi lửa, thiên thạch va vào trái đất, khủng long cỡ lớn thiếu chỗ trú thích hợp để tránh rét, thiếu thức ăn.