Thực hiện pháp luật

Thực hiện pháp luật

4.6/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Thực hiện pháp luật

Lý thuyết về Thực hiện pháp luật

a. Vi phạm pháp luật

Các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật:

Thứ nhất, là hành vi trái pháp luật.

Thứ hai, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

Thứ ba, người vi phạm pháp luật phải có lỗi.

=> Khái niệm: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

b. Trách nhiệm pháp lí

- Khái niệm:Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.

- Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm:

+ Buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật.

+ Giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh hoặc kiềm chế những việc làm trái pháp luật.

c. Các loại  vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí

* Vi phạm hình sự:

- Chủ thể vi phạm: Cá nhân, tổ chức (chủ yếu là cá nhân).

- Hành vi vi phạm: Gây nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định tại bộ luật Hình sự.

- Trách nhiệm: Hình sự.

- Hình phạt: Cao nhất, nghiêm khắc nhất.

- Chủ thể áp dụng pháp luật: Tòa án.

- Ví dụ: Tội giết người, cố ý gây thương tích; tội hiếp dâm.

* Vi phạm hành chính:

- Chủ thể vi phạm: Cá nhân, tổ chức.

- Hành vi vi phạm: Xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước.

- Trách nhiệm: Hành chính.

- Hình phạt: Phạt tiền, cảnh cáo, khôi phục hiện trạng ban đầu, thu giữ tang vật, phương tiện dùng để vi phạm.

- Chủ thể áp dụng pháp luật: Cơ quan quản lí nhà nước.

- Ví dụ: Hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ thông thường như đi sai làn đường, không đội mũ bảo hiểm,…

* Vi phạm dân sự:

- Chủ thể vi phạm: Cá nhân, tổ chức.

- Hành vi vi phạm: Xâm phạm tới các quan hệ tài sản, quan hệ thân nhân.

- Trách nhiệm: Dân sự.

- Hình phạt: Bồi thường thiệt hại, thực hiện nghĩa vụ dân sự theo thỏa thuận giữa các bên liên quan.

- Chủ thể áp dụng pháp luật: Tòa án.

- Ví dụ: Bên mua không trả tiền cho bên bán đúng thời hạn khi đã có thỏa thuận.

* Vi phạm kỉ luật:

- Chủ thể vi phạm: Cá nhân, tập thể.

- Hành vi vi phạm: Xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.

- Trách nhiệm: Kỉ luật.

- Hình phạt: Khiển trách, cảnh cáo, chuyển công tác, cách chức, hạ bậc lương, buộc thôi việc.

- Chủ thể áp dụng pháp luật: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp.

- Ví dụ: Vi phạm về thời gian làm việc, nghỉ ngơi,…

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật. Nội dung này thuộc

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK GDCD 12 trang 21. Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm: buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật; giáo dục, răn đennhững người khác để họ tránh, hoặc kiềm chế những việc làm trái pháp luật.

Câu 2: Khi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý thì đối tượng nào sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK GDCD 12 trang 22: người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự thể hiện ở việc người đó phải chấp hành hình phạt theo quyết định của Tòa án. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng...

Câu 3: Một người bị khiển trách, cảnh cáo, buộc phải thôi việc là người đó đã vi phạm

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK GDCD 12 trang 23: Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỉ luật phải chịu trách nhiệm kỉ luật với các hình thức khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, chuyển công tác khác, buộc thôi việc...

Câu 4: Hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ lao động, quan hệ công vụ nhà nước là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK GDCD 12 trang 23: Vi phạm kỉ luật là vi phạm pháp luật xâm phạm đến các quan hệ lao động, công vụ nhà nước... do pháp luật lao động, pháp luật hành chính bảo vệ. Cán bộ, công chức vi phạm kỉ luật phải chịu trách nhiệm kỉ luật với các hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương, chuyển công tác khác, buộc thôi việc.

Câu 5: Mỗi hành vi vi phạm pháp luật phải chịu ít nhất một loại trách nhiệm pháp lý. Phát biểu trên thể hiện nội dung nào dưới đây ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Mỗi hành vi vi phạm pháp luật phải chịu ít nhất một loại trách nhiệm pháp lý. Điều này có nghĩa là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật hay chính là công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.

Câu 6: Năng lực trách nhiệm pháp lí là khả năng của người đã đạt một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có thể

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Năng lực trách nhiệm pháp lí được hiểu là khả năng của người đã đạt một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có thể nhận thức, điều khiển và chịu trách nhiệm về việc thực hiện hành vi của mình.

Câu 7: Hành vi sử dụng hình ảnh cá nhân trái phép là vi phạm pháp luật thuộc loại nào dưới đây ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ tài sản (quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng) và quan hệ nhân thân (liên quan đến các quyền nhân thân, không thể chuyển giao cho người khác, ví dụ: quyền đối với họ, tên, quyền được khai sinh, bí mật đời tư, quyền xác định giới tính, quyền về sử dụng hình ảnh cá nhân...

Câu 8: Một người bị coi là tội phạm thì người đó đã vi phạm

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vi phạm hình sự là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự.

Câu 9: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ tài sản, đó là quan hệ

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK GDCD 12 trang 22: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ tài sản (quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng) và quan hệ nhân thân (quyền nhân thân, họ, tên...)

Câu 10: Người ở độ tuổi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Theo SGK Giáo dục công dân 12, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Câu 11: Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỉ luật thì phải chịu trách nhiệm

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Theo SGK Giáo dục công dân 12, cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỉ luật thì phải chịu trách nhiệm kỉ luật.

Câu 12: Hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là hành vi vi phạm pháp luật nào dưới đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước. Hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là hành vi vi phạm pháp luật hành chính.

Câu 13: Hành vi xâm phạm đến quyền đối với họ, tên, quyền được khai sinh, bí mật đời tư... là thuộc loại vi phạm nào dưới đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến các quan hệ tài sản (quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng...) và quan hệ nhân thân (liên quan đến các quyền nhân thân, không thể chuyển giao cho người khác, ví dụ: quyền đối với họ, tên, quyền được khai sinh, bí mật đời tư, quyền xác định lại giới tính,...)

Câu 14: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vi phạm dân sự là những hành vi xâm hại đến quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân có liên quan đến tài sản, quan hệ phi tài sản. Vi phạm dân sự chủ yếu được quy định trong Bộ luật dân sự.