Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018 – 2019 |
QUẢNG NAM | Môn: Giáo dục công dân- LỚP 12 |
ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 04 trang) | Thời gian: 45 phút (không tính thời gian giao đề) MÃ ĐỀ 802 |
Câu 1: Anh A đi xe máy không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, vượt đèn đỏ, bị cảnh sát giao thông xử phạt. Điều này thể hiện đặc trưng nào sau đây của pháp luật?
A. Tính quyền lực bắt buộc chung. B. Tính truyền thống.
C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính chặt chẽ về mặt hình thức.
Câu 2: K và T cùng học một lớp. Nhưng vì K ghen ghét T, nên đã tung tin xấu về T có liên quan đến việc mất tiền của một bạn trong lớp. Vậy K đã xâm phạm đến
A. đời sống riêng tư của T. B. quyền tự do cá nhân của T.
C. tính mạng và sức khỏe của T. D. danh dự và nhân phẩm của T.
Câu 3: Anh M và N là hàng xóm của nhau. Một hôm, đàn gà của anh M sang vườn của anh N bới tung nhiều luống rau cải, bực mình N chửi M vì sao không nhốt gà và hai bên to tiếng với nhau. Anh M đã dùng gậy đánh vào chân N làm N phải vào bệnh viện điều trị và để lại thương tật ở chân. Trong trường hợp này M đã vi phạm quyền nào sau đây?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ danh dự và nhân phẩm của công dân.
B. Quyền được đảm bảo đời sống riêng tư của công dân.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
D. Quyền bất khả xâm phạm về đời sống tự do của công dân.
Câu 4: Bản chất của pháp luật là
A. vừa mang bản chất giai cấp, vừa mang bản chất xã hội.
B. bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động.
C. phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp trong xã hội.
D. những văn bản được nhà nước ban hành vì sự phát triển của xã hội.
Câu 5: Trong lĩnh vực chính trị, quyền bình đẳng giữa các dân tộc được thể hiện ở nội dung nào sau đây?
A. Quyền được giữ gìn các phong tục, tập quán của địa phương.
B. Xây dựng quy ước, hương ước của thôn, bản.
C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
D. Quyền được giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Câu 6: Đối với người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã, thì ai là người có quyền bắt?
A. Công an mới có quyền bắt.
B. Ai cũng có quyền bắt.
C. Cơ quan điều tra mới có quyền bắt.
D. Người đủ 18 tuổi trở lên mới có quyền bắt.
Câu 7: Khoản 1- Điều 69 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con là “ Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức”, là thể hiện mối quan hệ
A. giữa pháp luật với gia đình. B. giữa cha mẹ và con.
C. giữa các thế hệ trong gia đình. D. giữa gia đình với xã hội.
Câu 8: Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế, từ việc lựa chọn ngành nghề, địa điểm kinh doanh, lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh đều bình đẳng theo quy định của pháp luật. Là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình. B. Bình đẳng giữa các cá nhân, tổ chức.
C. Bình đẳng trong lao động. D. Bình đẳng trong kinh doanh.
Câu 9: Công dân dù ở địa vị nào, làm bất cứ nghề nghiệp gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật, là bình đẳng về
A. trách nhiệm pháp lí. B. quyền con người.
C. quan hệ pháp luật. D. quyền và nghĩa vụ.
Câu 10: Hành vi nào dưới đây là vi phạm hành chính?
A. Tranh chấp đất đai khi xây dựng. B. Buôn bán, vận chuyển ma tuý.
C. Anh A đi làm muộn. D. Xây nhà không có giấy phép.
Câu 11: Công ty A và Công ty B kinh doanh trên cùng một địa bàn. Sau 2 năm, Công ty A mở rộng qui mô kinh doanh, còn Công ty B thì không có điều kiện để thực hiện. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây?
A. Bình đẳng về quyền trong kinh tế.
B. Bình đẳng về nghĩa vụ đối với xã hội.
C. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
D. Bình đẳng về quyền trong kinh doanh.
Câu 12: Tòa án xét xử các vụ án sản xuất hàng giả không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ gì. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào sau đây của công dân?
A. Nghĩa vụ trong kinh doanh. B. Quyền tự chủ trong kinh doanh.
C. Trách nhiệm pháp lí. D. Quyền sản xuất, kinh doanh.
Câu 13: Anh H đi xe máy vào đường ngược chiều và đã tông vào xe máy của anh B làm anh B bị ngã, xe của anh B bị hỏng phải đi sửa chữa. Anh H bị Cảnh sát giao thông phạt tiền và đền bù cho anh B một số tiền.Trong trường hợp này, anh H phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?
A. Kỉ luật và hành chính. B. Hình sự và dân sự.
C. Hành chính và dân sự. D. Dân sự và kỷ luật.
Câu 14: Bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình, là bình đẳng trong
A. hôn nhân và gia đình. B. quan hệ gia đình và xã hội.
C. đời sống xã hội. D. quan hệ vợ, chồng.
Câu 15: Sử dụng pháp luật là
A. các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm.
B. các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ và pháp luật đề ra các quyết định để xử lí các cá nhân, tổ chức vi phạm.
C. các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.
D. các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm.
Câu 16: Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử. Là nội dung công dân bình đẳng trong
A. tìm kiếm việc làm. B. giao kết hợp đồng lao đông.
C. lao động nam và lao động nữ. D. thực hiện quyền lao động.
Câu 17: Chị M mở cơ sở kinh doanh tạp hóa và đã chủ động đến cơ quan có thẩm quyền đăng ký kê khai thuế và nộp thuế. Điều đó có nghĩa là chị M đã
A. áp dụng pháp luật. B. tuân thủ pháp luật.
C. sử dụng pháp luật. D. thi hành pháp luật.
Câu 18: Được gia đình cho sử dụng xe máy đi học, nên sau khi học xong K rủ H, N, L cùng đua xe. Nhưng H không đồng ý, vì sợ bị công an bắt phạt. K nói, không cần phải lo có việc gì thì có ba K lo hết, vì ba K là trưởng công an huyện. Vậy nếu em là H em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?
A. Đồng ý tham gia đua xe với K. Vì có việc gì thì có ba K lo.
B. Khuyên K cẩn thận khi tham gia đua xe với các bạn.
C. Giải thích và khuyên K không nên rủ các bạn đua xe.
D. Nói K đua xe với các bạn N và L còn H thì không.
Câu 19: Sau khi kết hôn, anh H không cho vợ mình là chị L tiếp tục đi học đại học tại chức. Với lí do chị L đã có chồng nên phải ở nhà phụ giúp các công việc của gia đình. Vậy anh H đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây trong quan hệ hôn nhân và gia đình ?
A. Quyền bình đẳng nam và nữ trong hôn nhân và gia đình.
B. Quyền được phát triển của công dân.
C. Quyền bình đẳng về học tập của công dân.
D. Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân.
Câu 20: Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm
A. Quy định các hành vi được làm và phải làm của công dân.
B. Quy định các bổn phận của công dân về quyền và nghĩa vụ.
C. Các quy tắc xử sự chung (việc được làm, phải làm, không được làm).
D. Các chuẩn mực thuộc về đời sống tinh thần, tình cảm của con người.
Câu 21: Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ xã hội, được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của xã hội, là thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật?
A. Bản chất khoa học. B. Bản chất xã hội.
C. Bản chất giai cấp. D. Bản chất chính trị.
Câu 22: Các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa, không phân biệt chủng tộc, màu da...đều được Nhà nước và pháp luật
A. khuyến khích và tạo điều kiện phát triển.
B. tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.
C. quy định trong các văn bản của Nhà nước.
D. bảo đảm thực hiện bằng quyền lực Nhà nước.
Câu 23: Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quy tắc nào dưới đây?
A. An toàn lao động. B. Quản lí nhà nước.
C. Kí kết hợp đồng. D. Công vụ nhà nước.
Câu 24: Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm soát, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Là nói đến quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được đảm bảo an toàn tính mạng của công dân.
B. Quyền được đảm bảo an toàn trong cuộc sống của công dân.
C. Quyền tự do cá nhân của mỗi công dân trong đời sống.
D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
Câu 25: Hành vi nào dưới đây không thuộc hành vi vi phạm pháp luật dân sự?
A. Tự ý sửa nhà thuê của người khác.
B. Đi học muộn không có lí do chính đáng.
C. Làm mất tài sản của người khác.
D. Người mua hàng không trả tiền đúng hạn cho người bán.
Câu 26: Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình dựa trên cơ sở nguyên tắc nào sau đây ?
A. Bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình không phân biệt đối xử.
B. Dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.
C. Tự do, tự nguyện, phù hợp với các giá trị truyền thống đạo đức của dân tộc.
D. Bình đẳng giữa vợ và chồng, không phân biệt đối xử trong các quan hệ ở gia đình.
Câu 27: Các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm. Là hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây?
A. Áp dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật. D. Sử dụng pháp luật.
Câu 28: Anh H mất xe máy và khẩn cấp trình báo với công an xã. Lúc này, anh H khẳng định anh K là người lấy cắp xe máy của anh. Dựa vào lời khai đó của anh H, công an xã đã ngay lập tức bắt anh K. Vậy việc làm của công an xã đã vi phạm quyền nào sau đây của công dân?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Quyền được tự do cá nhân của công dân .
C. Quyền được pháp luật bảo hộ danh dự và nhân phẩm.
D. Quyền được đảm bảo đời sống riêng tư của công dân.
Câu 29: Pháp luật là
A. hệ thống các quy tắc sử xự chung do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
B. hệ thống các văn bản và nghị định, quyết định do các cấp ban hành và thực hiện trong đời sống xã hội.
C. hệ thống các quy định bắt buộc, cụ thể do nhà nước đặt ra để quản lí các hoạt động trong thực tế đời sống.
D. hệ thống các quy tắc xử sự bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động.
Câu 30: Tự tiện bắt người và giam giữ người trái pháp luật, là xâm phạm đến quyền nào sau đây của công dân?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân .
C. Quyền được pháp luật bảo hộ danh dự và nhân phẩm của công dân.
D. Quyền được tự do và đảm bảo an toàn đời sống riêng tư của công dân.
----------- HẾT ----------
ĐÁP ÁN
CÂU | ĐỀ | ĐA | CÂU | ĐỀ | ĐA | CÂU | ĐỀ | ĐA |
1 | 802 | A | 11 | 802 | D | 21 | 802 | B |
2 | 802 | D | 12 | 802 | C | 22 | 802 | B |
3 | 802 | C | 13 | 802 | C | 23 | 802 | B |
4 | 802 | A | 14 | 802 | A | 24 | 802 | D |
5 | 802 | C | 15 | 802 | D | 25 | 802 | B |
6 | 802 | B | 16 | 802 | D | 26 | 802 | B |
7 | 802 | B | 17 | 802 | D | 27 | 802 | C |
8 | 802 | D | 18 | 802 | C | 28 | 802 | A |
9 | 802 | A | 19 | 802 | D | 29 | 802 | A |
10 | 802 | D | 20 | 802 | C | 30 | 802 | A |
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới