Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé
TRƯỜNG THCS TRẦN HÀO
| ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2021 - 2022 Môn: KHTN 6 . Thời gian: 60 phút |
I.TRẮC NGHIỆM (4 điểm )
Học sinh chọn 1 phương án đúng ở mỗi câu và viết phương án chọn vào bài làm.
Câu 1: Dạng năng lượng nào không phải năng lượng tái tạo?
A. Năng lượng khí đốt. B. Năng lượng gió.
C. Năng lượng thuỷ triều. D. Năng lượng mặt trời.
Câu 2: Khi quả bóng đập vào một bức tường, lực do tường tác dụng lên bóng
A. chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
B. chỉ làm biến dạng quả bóng.
C. vừa làm biến đổi chuyển động vừa làm biến dạng quả bóng.
D. không làm biến đổi chuyển động và không làm biến đạng quả bóng.
Câu 3: Treo vật vào đầu một lực kế lò xo. Khi vật nằm cân bằng, số chỉ của lực kế là 2 N. Điều này có nghĩa
A.khối lượng của vật bằng 2 g.
B.trọnglượngcủavật bằng 2 N.
C.khối lượng của vật bằng 1 g.
D.trọnglượngcủavật bằng 1 N.
Câu 4: Lực xuất hiện trong trường hợp nào sau đày không phải là lực ma sát?
A. Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường.
B. Lực xuất hiện khi lốp xe đạp lăn trên mặt đường,
C.Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn.
D. Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ xát với nhau.
Câu 5: Nhiên liệu tích trữ năng lượng hữu ích. Chúng ta thu được năng lượng từ nhiên liệu bằng cách
A. đốt cháy nhiên liệu. B. di chuyển nhiên liệu.
C. tích trữ nhiên liệu. D. nấu nhiên liệu.
Câu 6: Lực xuất hiện trong trường hợp nào sau đây không phải là lực ma sát?
A. Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường
B. Lực xuất hiện giữa má phanh và vành xe khi phanh xe
C. Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn
D. Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ xát với nhau
Câu 7: Vật nào sau đây không có tính chất đàn hồi
A. Lò xo B. Miếng đệm
C. Dây cao xu D. Vỏ bút nhựa.
Câu 8: Ta trực tiếp nhận biết được một vật có nhiệt năng khi vật đó có khả năng nào?
A. Làm tăng khối lượng vật khác.
B. Làm nóng một vật khác.
C. Sinh ra lực đẩy làm vật khác chuyển động.
D. Nổi được trên mặt nước.
Câu 9: Trong các vật liệu sau, vật liệu nào dẫn điện tốt?
A. Thủy tinh. B. Kim loại. C. Gốm. B. Cao su.
Câu 10: Nguyên liệu nào sau đây được sử dụng trong lò nung vôi?
A. Đá vôi. B. Cát. C. Gạch. D. Đất sét.
Câu 11: Tính chất nào dưới đây là tính chất chung của nhiên liệu?
C. Tan trong nước. D. Cháy được.
Câu 12: Nhiên liệu có thể tồn tại ở:
A. 2 thể B. 3 thể C. 4 thể D. 5 thể
Câu 13: Thực vật được phân chia thành mấy nhóm ?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 14: Đặc điểm nào sau đây là một ưu thế của các cây Hạt kín?
A. Hạt nằm trong quả B. Có mạch dẫn
C. Có rễ thân, lá thật D. Có rễ,thân,lá thật.
Câu 15:Khi nói về rêu, nhận định nào dưới đây là chính xác?
A. Cấu tạo đơn bào. B. Chưa có rễ chính thức.
C. Không có khả năng hút nước. D. Thân đã có mạch dẫn.
Câu 16:Dương xỉ sinh sản bằng bộ phận nào sau đây?
A. Rễ B. Hoa C. Bào tử D. Hạt
II.TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 17: Tại sao mặt lốp xe, đế giày phải thiết kế gồ ghề, có nhiều rãnh mà không làm nhẵn?(1 điểm)
Câu 18: Hãy nêu một số nhiên liệu thường dùng và sự ảnh hưởng của việc sử dụng các nhiên liệu đó đối với môi trường? (1 điểm)
Câu 19:Hãy chọn tên dạng năng lượng ở cột A phù hợp với tất cả các nguồn cung cấp ở cột B. (1 điểm)
A: Dạng năng lượng | B: Nguồn cung cấp |
1. Cơ năng | a) Đèn LED, Mặt Trăng, Mặt Trời |
2. Nhiệt năng | b) Gas, pin, thực phẩm |
3. Điện năng | c) Quả bóng đang lăn, lò xo dãn, tàu lượn trên cao |
4. Quang năng | d) Lò sưởi, Mặt Trời, bếp gas |
5. Hóa năng | e) Pin mặt trời, máy phát điện, tia sét |
Câu 20: Nêu khái niệm về vật liệu và nguyên liệu? Mỗi loại cho 3 ví dụ? (1,5 điểm)
Câu 21: Em hãy nêu dấu hiệu nhận biết của các ngành thuộc nhóm động vật không xương sống? Mỗi ngành lấy tên một loài động vật đại diện? (1,5 điểm)
…………………………..HẾT…………………
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Mỗi câu chọn đúng được 0,25 điểm
CÂU | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
ĐÁP ÁN | A | C | B | C | A | C | D | B |
CÂU | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
ĐÁP ÁN | B | A | D | B | C | A | B | C |
Câu | Đáp án | Điểm |
17 | Mặt lốp xe không làm nhẵn để ma sát với mặt đường khiến xe không bị trơn trượt. Mặt dưới của đế giày gồ ghề để ma sát được với mặt đường giúp khi đi không bị trơn trượt. | 1đ |
18 | Một số nhiên liệu thường dùng: Than đá , xăng , dầu củi… Sự ảnh hưởng của việc sử dụng các nhiên liệu đối với môi trường: Gâỵ ô nhiễm môi trường, tạo hiệu ứng nhà kính làm nhiệt độ Trái Đất ngày càng tăng, chặt phá rừng dẫn đến hạn hán và lũ quét,... | 1đ |
19 | 1 - c; 2 - d; 3 - e; 4 - a; 5 - b. | 1đ |
20 | *Vật liệu: Là chất hoặc hỗn hợp một số chất được con người sử dụng như là nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất hoặc chế tạo để làm ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống. VD: kim loại, nhựa, thủy tinh, cao su … *Nguyên liệu: Là vật liệu tự nhiên chưa qua xử lý và cần được chuyển hóa để tạo ra sản phẩm. VD: Cát, tre, đá vôi … | 1,5đ |
Câu 21:(1,5đ)
Ngành | Ruột khoang | Giun | Thân mềm | Chân khớp |
Dấu hiệu nhận biết | Cơ thể đối xứng tỏa tròn. ( Thủy tức,sứa, hải quỳ) | Hình dạng cơ thể đa dạng (dẹp, hình ống, phân đốt), cơ thể đối xứng hai bên, đã phân biệt: đầu đuôi -lưng - bụng.(Giun đất, Sán lá gan, | Cơ thể rất mềm, thường được bao bọc bởi lớp vỏ cứng bên ngoài. ( Trai,mực, ốc sên) | Cấu tạo cơ thể chia 3 phấn(đầu, ngực, bụng); có cơ quan di chuyển, cơ thể phân đốt, đối xứng hai bên; các đôi chân có khớp động.(Châu chấu, tôm sông, nhện, ong) |
MA TRẬN ĐỀKIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
NĂM HỌC: 2021 – 2022. Môn: KHTN 6
Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |||||||||||||||||
Cấp độ thấp | Cấp độ cao | |||||||||||||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||||||||||||
Chủ đề 4:Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu… | - Biết được vật liệu dẫn điện tốt. - Nhận biết được vai trò của đá vôi. - Hiểu được khái niệm vật liệu và nguyên liệu. | - Tính chất chung của nhiên liệu. | ||||||||||||||||||
Số câu: 5 Số điểm:2,5đ | 2 câu 0,5đ | 1 Câu 1,5đ | 2 Câu 0,5đ | |||||||||||||||||
Chủ đề 8 : Đa dạng thế giới sống | - Phân loại được giới thực vật - Đặc điểm của Rêu. - Dương xỉ sinh sản . - Đặc điểm của hạt kín. | Dấu hiệu nhận biết của các ngành thuộc nhóm động vật không xương xương sống. | ||||||||||||||||||
Số câu: 5 Số điểm:2,5đ | 4 câu 1đ | 1 câu 1,5đ | ||||||||||||||||||
Chủ đề 9: Lực | -Nhận biết được lực hấp dẫn và trọng lượng -Nhận biết được lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc -Nhận biết được lực ma sát |
lò xo treo theo phương thẳng đứng tie lệ với khối lượng vật treo
|
một số tác dụng của lực
một số hiện tượng về lực ma sát | |||||||||||||||||
Số câu: 6 Số điểm: 2,25đ | 4 câu 1đ | 1 câu 0,25đ | 1 câu 1đ | |||||||||||||||||
Chủ đề 10: Năng lượng và cuộc sống | -Nhận biết được năng lượng -Biết phân loại năng lượng theo tiêu chí | - Hiểu được các dạng năng lượng | -Phân loại được nănglượng theo tiêu chí | |||||||||||||||||
Số câu: 5 Số điểm: 2,75đ | 3 câu 0,75 đ | 1 câu 1đ | 1 câu 1 đ | |||||||||||||||||
Tổng câu: T. điểm : 10 Tỉ lệ 100% | Số câu:13 Sốđiểm:3,25 32,5% | Số câu:1 Sốđiểm:1,5 15% | Sốcâu:3 Sốđiểm: 0,75 7,5% | Số câu:2 Số điểm:2,5 25:% 2,5% | …… | Sốcâu2 Số điểm2 2% | …… |