Trắc nghiệm môn sinh 6 cánh diều học kỳ 2 có đáp án

Trắc nghiệm môn sinh 6 cánh diều học kỳ 2 có đáp án

4.7/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Trắc nghiệm môn sinh 6 cánh diều học kỳ 2 có đáp án

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

TRẮC NGHIỆM SINH 6 CÁNH DIỀU HỌC KỲ II

Bài 21. Thực hành phân chia các nhóm thực vật

Câu 1. Những cây sống ở đầm lầy đều có :

A. Quả B. Rễ phụ

C. Là những cây thân mềm D. Là những cây thân cứng

Câu 2. Rêu sau khi chết đi có thể được dùng làm

A. hồ dán.. B. thức ăn cho con người.

C. phân bón. D. thuốc.

Câu 3. Điểm quan trọng nhất để phân biệt thực vật hạt trần với thực vật hạt kín là :

A. Cách chúng bảo vệ hạt B. Kích thước hạt

C. Hình dáng thân cây D. Hình dáng lá

Câu 4. Những loài tảo nào dưới đây sống ở nước mặn?

A. Rong mơ, tảo xoắn, tảo vòng

B. Rong mơ, rau câu, tảo sừng hươu

C. Rau diếp biển, tảo tiểu cầu, tảo xoắn

D. Tảo vòng, tảo nâu, rau câu

Câu 5. Trên Trái Đất, thực vật ở cạn xuất hiện trong điều kiện nào ?

A. Xảy ra hiện tượng trôi dạt lục địa

B. Các đại dương chiếm phần lớn diện tích Trái Đất

C. Diện tích đất liền dần mở rộng

D. Khí hậu trở nên khô và lạnh (thời kì Băng hà)

Câu 6. Cây có rễ cọc là :

A. Ngô B. Mía C. Cây bưởi D. Dừa

Câu 7. Ở cây rêu không tồn tại cơ quan nào dưới đây ?

A. Rễ giả B. Hoa C. Thân D.

Câu 8. Trong các loại tảo dưới đây, loại tảo nào có kích thước lớn nhất ?

A. Tảo tiểu cầu B. Tảo lá dẹp C. Rau diếp biển D. Rau câu

Câu 9. Chọn phương án đúng :

A. Thực vật ngành hạt trần có cơ quan sinh sản là nõn, ngành hạt kín là hoa quả

B. Thực vật ngành hạt trần có cơ quan sinh sản là hoa quả, ngành hạt kín là nõn

C. Thực vật ngành hạt trần có hạt nằm trong quả, ngành hạt kín là hạt nằm ngoài quả

D. Cả 3 phương án trên đều đúng

Câu 10. Đặc điểm nào dưới đây có ở dương xỉ mà không có ở rêu ?

A. Thân có mạch dẫn B. Sinh sản bằng bào tử

C. Có lá thật sự D. Chưa có rễ chính thức

Câu 11. Các đại diện của ngành Hạt kín và ngành Hạt trần có chung đặc điểm nào khiến chúng có mối quan hệ gần gũi?

A. Đều có rễ, thân, lá thật sự B. Đều sống chủ yếu trên cạn

C. Đều sinh sản bằng hạt D. Tất cả các phương án đều đúng

Câu 12. Vảy ở nón cái của cây thông thực chất là

A. túi phấn. B. noãn. C. nhị. D. lá noãn.

Câu 13. Trên Trái Đất, quyết cổ đại tồn tại cách đây khoảng

A. 250 triệu năm. B. 100 triệu năm. C. 300 triệu năm. D. 50 triệu năm

Câu 14. Các đại diện của lớp Một lá mầm thường có mấy dạng gân lá chính ?

A. 4 dạng B. 3 dạng C. 2 dạng D. 1 dạng

Câu 15. Cây có rễ chùm là :

A. Cây đu đủ B. Ngô C. Cây cam D. Xoài

Câu 16. Sự khác nhau giữ tảo và dương xỉ :

A. Tảo thì có ở dạng đơn bào hoặc đa bảo, còn dương xỉ chỉ có ở dạng đa bào

B. Tảo thì có ở dạng đơn bào , còn dương xỉ chỉ có ở dạng đơn bào hoặc đa bào

C. Tảo chỉ có dạng đa bào, dương xỉ có dạng đơn bào

D. Không có phương án đúng

Câu 17. Cây rau mồng tơi sau khi chết đi được dùng làm :

A. phân bón. B. thức ăn cho con người.

C. hồ dán.. D. thuốc.

Câu 18. Những loài tảo nào dưới đây sống ở nước ngọt?

A. Tảo xoắn, tảo đỏ, tảo lục B. Rong mơ, rau câu, tảo sừng hươu

C. Chỉ duy nhất tảo sừng hươu D. Chỉ duy nhất rong mơ

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

B

C

A

B

C

C

B

B

A

10

11

12

13

14

15

16

17

18

A

C

D

C

C

B

A

A

A

Bài 22. Đa dạng động vật không xương sống

Câu 1. Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt nhóm động vật không xương sống với nhóm động vật có xương sống là?

A. Hình thái đa dạng. B. Không có xương sống.

C. Kích thước cơ thể lớn. D. Sống lâu.

Câu 2. Loài chân khớp nào dưới đây có lợi với con người?

A. Ve bò B. Bọ ngựa C. Ruồi D. Mọt ẩm

Câu 3. Sự đa dạng và phong phú của của động vật thể hiện ở

A. Đa dạng về phương thức sống và môi trường sống

B. Đa dạng về số loài và phong phú về số lượng cá thể

C. Đa dạng về cấu trúc cơ thể

D. Cả a, b và c

Câu 4. Loài sâu bọ nào dưới đây có lối sống xã hội?

A. Mối B. Ong

C. Kiến D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 5. Đặc điểm nào KHÔNG phải là đặc điểm chung của ngành Chân khớp?

A. Có bộ xương ngoài bằng kitin nâng đỡ, che chở

B. Qua lột xác để tăng trưởng cơ thể

C. Các chân phân đốt khớp động

D. Có mắt kép

Câu 6. Nhóm nào dưới đây gồm toàn những chân khớp có tập tính dự trữ thức ăn?

A. Tôm sông, nhện, ve sầu. B. Kiến, ong mật, nhện.

C. Kiến, nhện, tôm ở nhờ. D. Ong mật, tôm sông, tôm ở nhờ.

Câu 7. Hoạt động cung cấp ôxi và thức ăn cho các tế bào và các cơ quan của châu chấu là do

A. Hệ thống ống khí từ các lỗ thở ở hai bên thành bụng

B. Sự nâng lên hạ xuống của các cơ ngực

C. Hệ thống ống khí từ các lỗ thở ở hai bên thành ngực

D. Sự phát triển của hệ tuần hoàn

Câu 8. Nhờ đâu mà Chân khớp đa dạng về cấu tạo cơ thể

A. Có nhiều loài

B. Thần kinh phát triển cao

C. Sự thích nghi với điều kiện sống và môi trường khác nhau

D. Có số lượng cá thể lớn

Câu 9. Động vật nào dưới đây ở giai đoạn trưởng thành giúp thụ phấn cho hoa, nhưng trong giai đoạn sâu non lại gây hại cây trồng?

A. Ong mật. B. Bướm. C. Nhện đỏ. D. Bọ cạp.

Câu 10. San hô là đại diện của ngành động vật không xương sống nào?

A. Ruột khoang B. Thân mềm C. Chân khớp D. Các ngành Giun

Câu 11. Cho các ngành động vật sau:

(1) Thân mềm                  (4) Ruột khoang

(2) Bò sát                         (5) Chân khớp

(3) Lưỡng cư                   (6) Giun

Động vật không xương sống bao gồm các ngành nào sau đây?

A. (1), (2), (3), (4) B. ( 1), (4), (5), (6)

C. (2), (3), (5), (6) D. (2), (3), (4), (6)

Câu 12. Nhóm động vật nào sau đây có số lượng loài lớn nhất?

A. Nhóm chân khớp B. Nhóm thân mềm

C. Nhóm ruột khoang D. Nhóm giun

Câu 13. Môi trường sống cơ bản của động vật bao gồm:

A. Dưới nước và trên cạn B. Dưới nước, trên cạn và trên không

C. Trên cạn và trên không D. Dưới nước và trên không

Câu 14. Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của các ngành giun?

A. Bộ xương ngoài bằng kitin, các chân phân đốt, khớp động với nhau

B. Cơ thể dài, đối xứng hai bên, phân biệt đầu, thân

C. Cơ thể mềm, không phân đốt, có vỏ cứng bao bên ngoài

D. Cơ thể đối xứng tỏa tròn, ruột hình túi

Câu 15. Ngành Thân mềm có số lượng loài là

A. khoảng 50 nghìn loài. B. khoảng 70 nghìn loài.

C. khoảng 60 nghìn loài. D. khoảng 80 nghìn loài.

Câu 16. Loài nào dưới đây không thuộc ngành Thân mềm?

A. Mực B. Ốc sên C. Sứa D. Hàu

Câu 17. Động vật và thực vật giống nhau ở điểm nào?

A. Có khả năng di chuyển B. Lớn lên và sinh sản

C. Cấu tạo từ tế bào D. Cả a và b đúng

Câu 18. Loài côn trùng nào sau đây có khả năng bay “điệu nghệ” nhất?

A. Ong B. Chuồn chuồn C. Ve sầu D. Ruồi

Câu 19. Ngành thân mềm có cơ thể mềm và rất dễ bị tổn thương. Đặc điểm cấu tạo nào sau đây giúp chúng có thể hạn chế được nhược điểm đó của cơ thể?

A. Tốc độ di chuyển nhanh B. Có nọc độc

C. Có lớp vỏ cứng bên ngoài cơ thể D. Có bộ xương ngoài bằng kiti

Câu 20. Loài nào dưới đây là loài giun kí sinh?

A. Giun quế B. Giun đất C. Giun kim D. Rươi

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

B

D

D

D

B

A

C

B

A

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

B

A

B

B

B

C

D

B

C

C

Bài 23. Đa dạng động vật có xương sống

Câu 1. Động vật có xương sống bao gồm:

A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú

B. Cá, chân khớp, bò sát, chim, thú

C. Cá, lưỡng cư, bò sát, ruột khoang, thú

D. Thân mềm, lưỡng cư, bò sát, chim, thú

Câu 2. Rắn sa mạc có đặc điểm gì để thích nghi với môi trường hoang mạc đới nóng?

A. Chui rúc vào sâu trong cát B. Màu lông nhạt, giống màu cát

C. Di chuyển bằng cách quăng thân D. Tất cả đặc điểm trên đều đúng

Câu 3. Đặc điểm của lạc đà thích nghi với môi trường hoang mạc đới nóng là

A. Có màu lông giống màu cát

B. Bướu mỡ

C. Chân cao, móng rộng, có đệm thịt dày

D. Tất cả các đặc điểm trên đúng

Câu 4. Sự đa dạng loài được thể hiện ở

A. Sự đa dạng về đặc điểm hình thái của từng loài

B. Số lượng loài

C. Sự đa dạng về đặc điểm tập tính của từng loài

D. Tất cả các ý trên đúng

Câu 5. Môi trường nào có đa dạng sinh học lớn nhất

A. Đới lạnh B. Nhiệt đới khí hậu nóng ẩm

C. Hoang mạc đới nóng D. Cả a và b đúng

Câu 6. Tập hợp các loài nào sau đây thuộc lớp Động vật có vú (Thú)?

A. Tôm, muỗi, lợn, cừu B. Bò, châu chấu, sư tử, voi

C. Cá voi, vịt trời, rùa, thỏ D. Gấu, mèo, dê, cá heo

Câu 7. Lớp động vật nào dưới đây có khả năng hô hấp bằng hai cơ quan?

A. Bò sát B.C. Lưỡng cư D. Chim

Câu 8. Lớp mỡ rất dày ở chim cánh cụt có vai trò gì?

A. Dự trữ năng lượng chống rét. B. Giúp chim giữ nhiệt cho cơ thể.

C. Giúp chim dễ nổi khi lặn biển. D. Cả A và B đều đúng.

Câu 9. Loài cá nào dưới đây không phải là đại diện của lớp cá sụn?

A. Cá mập B. Cá voi C. Cá đuối D. Cá nhám

Câu 10. Số loài động vật trên Trái Đất là

A. 1,5 triệu loài B. 7,7 triệu loài C. 2 triệu loài D. 2,5 triệu loài

Câu 11. Đặc điểm nào sau đây thường gặp ở động vật sống ở môi trường đới lạnh?

A. Lông chuyển sang màu trắng vào mùa đông.

B. Thường hoạt động vào ban đêm.

C. Móng rộng, đệm thịt dày.

D. Chân cao, dài.

Câu 12. Tại sao trên đồng ruộng ở đồng bằng miền Bắc Việt Nam có 7 loại rắn sống chung mà không cạnh tranh nhau?

A. Vì mỗi loài rắn có nguồn sống nhất định khác nhau

B. Vì mỗi loài rắn sống trong một điều kiện nhất định khác nhau

C. Vì mỗi loài rắn có tập tính hoạt động nhất định khác nhau

D. Cả ba ý trên đều đúng

Câu 13. Tập hợp các loài nào sau đây thuộc lớp Động vật có vú (Thú)?

A. Tôm, muỗi, lợn, cừu B. Bò, châu chấu, sư tử, voi

C. Gấu, mèo, dê, cá heo D. Cá voi, vịt trời, rùa, thỏ

Câu 14. Sự đa dạng về loài phụ thuộc vào:

A. Nhiệt độ B. Nguồn thức ăn

C. Môi trường sống D. Sự sinh sản của loài

Câu 15. Cá heo là đại diện của nhóm động vật nào sau đây?

A. Thú B.C. Lưỡng cư D. Bò sát

Câu 16. Tiêu chí nào dưới đây biểu thị sự đa dạng sinh học?

A. Số lượng loài. B. Số lượng cá thể trong quần xã.

C. Số lượng loài trong quần thể. D. Số lượng cá thể trong một loài.

Câu 17. Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm của lớp Chim?

A. Có lông vũ bao phủ cơ thể, đi bằng hai chân, chi trước biến đổi thành cánh

B. Da trần, luôn ẩm ướt, dễ thấm nước, hô hấp bằng da và phổi

C. Có lông mao bao phủ khắp cơ thể, có răng, đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ

D. Da khô, phủ vảy sừng, hô hấp bằng phổi, đẻ trứng

Câu 18. Đặc điểm của đa số các loài lưỡng cư có độc là gì?

A. Kích thước lớn

B. Có màu sắc sặc sỡ

C. Cơ thể có gai

D. Sống ở những nơi khí hậu khắc nghiệt

Câu 19. Lớp động vật nào dưới đây không đẻ trứng?

A. Chim B. Thú C. Bò sát D. Lưỡng cư

Câu 20. Loài chim nào dưới đây có khả năng bơi và lặn tốt nhất?

A. Chim thiên nga B. Chim cánh cụt C. Chim sâm cầm D. Chim mòng biển

Câu 21. Cá cóc trong hình bên là đại biện của nhóm động vật nào sau đây?

A.B. Lưỡng cư C. Bò sát D. Thú

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

A

D

D

D

B

D

C

D

B

B

A

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

D

C

C

A

A

A

B

B

B

B

Bài 24. Đa dạng sinh học

Câu 1. Đa dạng sinh học không biểu thị ở tiêu chí nào sau đây?

A. Đa dạng nguồn gen. B. Đa dạng hệ sinh thái.

C. Đa dạng loài. D. Đa dạng môi trường.

Câu 2. Ý nào dưới đây không phải là hậu quả của việc suy giảm đa dạng sinh học?

A. Tuyệt chủng động, thực vật B. Hiệu ứng nhà kính

C. Biến đổi khí hậu D. Bệnh ung thư ở người

Câu 3. Biện pháp nào sau đây không phải là bảo vệ đa dạng sinh học?

A. Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.

B. Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã.

C. Dừng hết mọi hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người.

D. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng.

Câu 4. Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Sự đa dạng loài thể hiện ở số lượng các cá thể trong một loài.

B. Đa dạng sinh học được biểu thị bằng số lượng loài.

C. Các môi trường khắc nghiệt luôn có độ đa dạng loài cao.

D. Sự đa dạng loài liên quan chặt chẽ đến mức độ tiến hóa của từng loài.

Câu 5. Cho các vai trò sau:

(1) Đảm bảo sự phát triển bền vững của con người

(2) Là nguồn cung cấp tài nguyên vô cùng, vô tận

(3) Phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí của con người

(4) Giúp con người thích nghi với biến đổi khí hậu

(5) Liên tục hình thành thêm nhiều loài mới phục vụ cho nhu cầu của con người

Những vai trò nào là vai trò của đa dạng sinh học đối với con người?

A. (1), (2), (3) B. (1), (3), (4) C. (2), (3), (5) D. (2), (4), (5)

Câu 6. Trong các nguyên nhân sau, đâu là nguyên nhân chính dẫn đến sự diệt vong của nhiều loài động thực vật hiện nay?

A. Do các loại thiên tai xảy ra.

B. Do các hoạt động của con người.

C. Do khả năng thích nghi của sinh vật bị suy giảm dần.

D. Do các loại dịch bệnh bất thường.

Câu 7. Loài nào dưới đây đã bị tuyệt chủng ở Việt Nam?

A. Voi B. Gấu C. Sao la D. Bò xám

Câu 8. Sự đa dạng loài được thể hiện ở

A. Sự đa dạng về đặc điểm hình thái của từng loài

B. Số lượng loài

C. Sự đa dạng về đặc điểm tập tính của từng loài

D. Tất cả các ý trên đúng

Câu 9. Việc phân loại thế giới sống có ý nghĩa gì đối với chúng ta?

(1) Gọi đúng tên sinh vật.

(2) Đưa sinh vật vào đúng nhóm phản loại.

(3) Thấy được vai trò của sinh vật trong tự nhiên và thực tiễn.

(4) Nhận ra sự đa dạng của sinh giới.

A. (1),(2), (3) B. (2), (3), (4). C. (1),(3), (4). D. (1),(2), (4).

Câu 10. Ý nào dưới đây không phải là vai trò của đa dạng sinh học trong thực tiễn?

A. Cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm

B. Cung cấp nguồn nguyên vật liệu cho các hoạt động sản suất của con người

C. Phân hủy chất thải động vật và xác sinh vật

D. Cung cấp dược liệu để làm thuốc và các loại thực phẩm chức năng

Câu 11. Tài nguyên động vật được sử dụng trong sản xuất công nghiệp là

A. Lông động vật

B. Da động vật

C. Sáp ong, cánh kiến

D. Tất cả các tài nguyên động vật trên

Câu 12. Tiêu chí nào sau đây được dùng để phân loại sinh vật?

(1) Đặc điểm tế bào.

(2) Mức độ tổ chức cơ thể.

(3) Môi trường sống.

(4) Kiểu dinh dưỡng.

(5) Vai trò trong tự nhiên và thực tiễn.

A. (1),(2), (3), (5). B. (1), 2), (3), (4).

C. (2). (3), (4), (5). D. (1), 3), 4, (5).

Câu 13. Sinh cảnh nào dưới đây có độ đa dạng sinh học thấp nhất?

A. Thảo nguyên B. Rừng mưa nhiệt đới

C. Rừng ôn đới D. Hoang mạc

Câu 14. Những lợi ích của đa dạng sinh học là?

A. là nguồn tài nguyên tái sinh khổng lồ cho con người.

B. làm cho các loài thực vật và động vật phong phú.

C. góp phần tạo ra sự cân bằng sinh thái trong tự nhiên.

D. cả A. B và C.

Câu 15. Trong các sinh cảnh sau, sinh cảnh nào có đa dạng sinh học lớn nhất?

A. Hoang mạc B. Rừng ôn đới

C. Rừng mưa nhiệt đới D. Đài nguyên

Câu 16. Đặc điểm nào KHÔNG phải là lợi ích của nguồn tài nguyên động vật?

A. Tiêu diệt các loài sinh vật có hại

B. Cung cấp thực phẩm, dược liệu

C. Gây ô nhiễm môi trường

D. Làm giống vật nuôi

Câu 17. Đặc điểm nào dưới đây không có ở các động vật đới nóng?

A. Di chuyển bằng cách quăng thân.

B. Thường hoạt động vào ban ngày trong mùa hè.

C. Có khả năng di chuyển rất xa.

D. Chân cao, móng rộng và đệm thịt dày.

Câu 18. Động vật có vai trò đối với đời sống con người như thế nào?

A. trong nông nghiệp tiêu diệt sâu bọ có hại, vật trung gian truyền bệnh.

B. cung cấp thực phẩm, là thuốc chữa bệnh, nguyên liệu trong công nghệ.

C. làm cảnh, nghiên cứu khoa học, là một mắt xích góp phần cân bằng sinh thái.

D. cả A, B và C.

Câu 19. Hành động nào dưới đây là hành động bảo vệ đa dạng sinh học?

A. Đốt rừng làm nương rẫy

B. Trồng cây gây rừng

C. Xây dựng nhiều đập thủy điện

D. Khai thác tối đa nguồn tài nguyên rừng

Câu 20. Loài nào dưới đây đã bị tuyệt chủng ở Việt Nam?

A. Voi B. Bò xám C. Sao la D. Gấu

Câu 21. Cho các ý sau:

(1) Giảm khả năng bị săn bắt và khai thác triệt để các loài động, thực vật

(2) Cung cấp môi trường sống phù hợp cho từng loài

(3) Động vật không cần tự đi kiếm ăn

(4) Động vật bị thương được chăm sóc y tế kịp thời

(5) Bảo tồn các nguồn gen quý hiếm

(6) Cung cấp địa điểm tham quan cho con người

Ý nào không phải là nguyên nhân chính để xây dựng các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên?

A. (2), (5) B. (3), (6) C. (1), (4) D. (3), (4)

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

D

C

B

B

B

D

D

D

C

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

D

B

D

D

C

C

B

D

B

B

B