Đặc điểm chung và vai trò của ngành chân khớp

Đặc điểm chung và vai trò của ngành chân khớp

4.4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đặc điểm chung và vai trò của ngành chân khớp

Lý thuyết về Đặc điểm chung và vai trò của ngành chân khớp

1. Đặc điểm chung

- Chân khớp tuy rất đa dạng, nhưng chúng đều mang những đặc điểm chung nhất của toàn ngành.

- Các đặc điểm chung của ngành chân khớp:

+ Cơ thể phân đốt, đối xứng hai bên

+ Có bộ xương ngoài bằng kitin nâng đỡ, che chở

+ Các chân phân khớp động

+ Qua lột xác mà tăng trưởng cơ thể

2. Sự đa dạng ở chân khớp

- Đa dạng loài: chân khớp có số lượng loài lớn hơn nhiều so với các nhóm động vật khác, chúng có hình thái đa dạng, mang đặc điểm riêng thích nghi với môi trường và lối sống riêng của mình.

- Các đại điện của ngành chân khớp gặp ở khắp mọi nơi trên hành tinh: Chúng sống tự do hay kí sinh.

- Đa dạng về cấu tạo và môi trường sống: chân khớp phân bố ở dưới nước, hay trên cạn, ao hồ, sông hay biển khơi, trong lòng đất hay trên không trung...

- Đa dạng về tập tính: do số lượng loài lớn và phân bố rộng rãi nên các tập tính ở chân khớp rất đa dạng tùy vào lối sống và sự thích nghi của chúng.

3. Vai trò thực tiễn

Với số lượng loài lớn, mỗi loài lại thường sinh ra số lượng cá thể rất lớn nên chân khớp có vai trò thực tiễn to lớn.

Có lợi:

- Làm thực phẩm: tôm, cua

- Thụ phấn cho cây trồng: ong, bướm

- Bắt sâu bọ có hại: nhện chăng lưới, bọ cạp

- Nguyên liệu làm mắm: tôm, tép

- Xuất khẩu: tôm hùm, tôm sú

Có hại:

- Làm hại cây trồng: nhện đỏ

- Làm hại đồ gỗ trong nhà: mối

- Có hại cho giao thông đường thủy: con sun

- Truyền nhiều bệnh nguy hiểm: ruồi, muỗi

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Đại diện nào của ngành Chân khớp KHÔNG có tập tính: tự vệ, tấn công và dự trữ thức ăn?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ve sầu hút nhựa rễ cây, không ăn động vật nên chúng không có tập tính tự vệ, tấn công và dự trữ thức ăn.

Câu 2: Đại diện nào của Chân khớp có đặc điểm: có 4 đôi chân bò, không có cánh?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nhện có 4 đôi chân bò, không có cánh

Tôm có 5 đôi chân bò

Bướm, châu chấu có cánh, 3 đôi chân bò.

Câu 3: Đại diện nào của Chân khớp có đặc điểm: không có râu, cơ thể chia 2 phần?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nhện cơ thể chia 2 phần (đầu-ngực và bụng), không có râu.

Tôm sông và châu chấu đều có râu, châu chấu cơ thể chia 3 phần.

Câu 4: Trong các lớp của ngành Chân khớp, lớp nào có giá trị thực phẩm lớn nhất?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Lớp giáp xác có giá trị thực phẩm lớn nhất, hầu hết giáp xác có lợi như tôm rồng, tôm hùm, hôm he, tôm sú, tôm càng xanh, tép, ruốc, cua, ghẹ…

Câu 5: Đại diện nào của ngành Chân khớp có tập tính: tự vệ, tấn công và cộng sinh để tồn tại?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Chỉ có tôm ở nhờ sống cộng sinh với hải quỳ, các loài còn lại không sống cộng sinh

Câu 6: Đại diện nào của Chân khớp có đặc điểm: có 5 đôi chân ngực, có 2 đôi râu?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tôm sông có 5 đôi chân ngực dùng để bò, 2 đôi râu.

Nhện có 1 đôi chân xúc giác, 4 đôi chân bò.

Ve bò có 4 đôi chân bò.

Châu chấu có 3 đôi chân dùng để bò hoặc nhảy.