Đô thị hóa

Đô thị hóa

4.3/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đô thị hóa

Lý thuyết về Đô thị hóa

Bài 18: ĐÔ THỊ HÓA

1. Đặc điểm đô thị hóa ở nước ta

- Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp

- Tỉ lệ dân thành thị tăng: 26,9 % (2005), 35% (2019). 

- Phân bố đô thị diễn ra không đồng đều giữa các vùng (tập trung nhiều ở trung du miền núi Bắc bộ, ít đô thị nhất là Tây Nguyên).

2. Mạng lưới đô thị ở nước ta

- Mạng lưới đô thị được phân thành 6 loại dựa vào các tiêu chí cơ bản như số dân, chức năng, mật độ dân số, tỉ lệ dân tham gia vào hoạt động sản xuất phi nông nghiệp. 

- Đến năm 2019, nước ta có: 5 thành phố trực thuộc Trung ương, 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội

- Đô thi hóa có tác động mạnh tới hóa trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta. 

- Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các vùng trong nước. 

- Các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa lớn và đa dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật; có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. 

- Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động. 

- Hậu quả xấu của quá trình đô thị hóa: vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh xã hội,...

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Từ Cách mạng tháng 8/1945 – 1954, quá trình đô thị hóa

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Từ 1945 - 1954: Quá trình Đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm.

Câu 2: Hệ thống đô thị của Việt Nam hiện nay được chia thành

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Dựa vào các tiêu chí như: số dân, chức năng, mật độ dân số, tỉ lệ phi nông nghiệp,… mạng lưới đô thị ở nước ta được phân thành 6 loại: loại đặc biệt, loại 1, 2, 3, 4, 5 (SGK/79, địa 12 cơ bản - Mạng lưới đô thị).

Câu 3: Quá trình đô thị hoá của nước ta 1954 - 1975 có đặc điểm nào dưới đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Từ 1954 – 1975 đô thị hóa nước ta có đặc điểm:

- Miền Nam: Phục vụ âm mưu thôn tính của đế quốc Mĩ.

- Miền Bắc: Đô thị hóa gắn liền với công nghiệp hóa.

=> Như vậy, hai miền phát triển theo hai xu hướng khác nhau. Hai miền phát triển theo hai xu hướng khác nhau.

Câu 4: Ở nước ta, vùng nào dưới đây có số đô thị nhiều nhất ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Ở nước ta, số lượng các đô thị lớn nhất là vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, với số lượng là 167 đô thị; các vùng Đồng bằng sông Hồng là 118 đô thị; Đồng bằng sông Cửu Long là 133 đô thị; Đông Nam Bộ là 50 đô thị.

Câu 5: Vùng có số dân đô thị nhiều nhất nước ta là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vùng có số dân đô thị nhiều nhất nước ta là vùng Đông Nam Bộ.

Câu 6: Năm đô thị trực thuộc Trung ương của nước ta là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Năm đô thị trực thuộc Trung ương của nước ta là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.

Câu 7: Ở nước ta, vùng nào có quy mô đô thị lớn nhất cả nước ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Dựa vào bảng số liệu hình 18.2 – trang 78 – SGK Địa lí 12 nhận thấy Đông Nam Bộ có số dân thành thị lớn nhất nên là vùng có quy mô đô thị lớn nhất.

Câu 8: Căn cứ vào các tiêu chí nào để phân loại các đô thị ở nước ta hiện nay?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các tiêu chí để phân loại các đô thị ở nước ta hiện nay là: Số dân, chức năng đô thị, mật độ dân số và tỉ lệ dân phi nông nghiệp.

Câu 9: Năm 2006, vùng nào sau đây của nước ta có số lượng đô thị nhiều nhất?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trung du miền núi Bắc Bộ có số lượng đô thị nhiều nhất (167 đô thị).

Câu 10: Các đô thị ở nước ta phân bố chủ yếu ở:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Các đô thị của nước ta phân bố không đều trên phạm vi cả nước, nên không tập trung ở miền Bắc hay miền Nam. Tuy nhiên, các đô thị lại thường phân bố ở những nơi có địa hình thuận lợi, dân cư tập trung đông, có điều kiện phát triển kinh tế - đó là vùng đồng bằng, ven biển. Ngược lại, các vùng núi, trung du và bán bình nguyên không có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, dân cư lại tập trung thưa thớt nên không thể hình thành các đô thị.

Câu 11: Các đô thị có chức năng hành chính, quân sự vào thời gian nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Thời Pháp thuộc, đô thị nước ta có quy mô nhỏ với chức năng chính là hành chính và quân sự.

Câu 12: Tác động tích cực quan trọng nhất mà quá trình độ thị hóa mang đến cho nước ta là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Theo SGK Địa lí lớp 12, trang 79, đô thị hóa có nhiều tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội nhưng trong đó tác động tích cực quan trọng nhất là: "Đô thị hóa có tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta".

Câu 13: Tác động lớn nhất của quá trình đô thị hoá ở nước ta tới nền kinh tế là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đô thị hóa có vai trò thu hút dân cư lao động tập trung tại các thành phố, đô thị lớn (đặc biệt lao động có chuyên môn), các công trình cơ sở hạ tầng kĩ thuật được đầu tư hoàn thiện, hiện đại => Thu hút đầu tư, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, thành phần kinh tế và lãnh thổ.

=>Như vậy quá trình đô thị hóa tác động mạnh mẽ nhất đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta.

Câu 14: Vào khoảng thế kỉ III TCN, xuất hiện đô thị nào dưới đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Thế kỉ thứ III trước Công Nguyên đã có đô thị đầu tiên, đó là Cổ Loa.

Câu 15: Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, các đô thị không có sự thay đổi nhiều là đặc điểm giai đoạn nào dưới đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Từ 1945 – 1954 quá trình Đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm và các đô thị không có sự thay đổi nhiều.