MỤC LỤC
Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Lấy vào ống nghiệm thứ nhất 0,5 ml dung dịch $\Large HNO_3$ đặc (68%) và ống nghiệm thứ hai 0,5 ml dung dịch $\Large HNO_3$ 15%.
Bước 2: Cho vào mỗi ống nghiệm một mảnh nhỏ đồng kim loại. Nút các ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch $\Large NaOH$. Đun nhẹ ống nghiệm thứ hai.
Cho các phát biểu sau:
(1) Ở hai ống nghiệm, mảnh đồng tan dần, dung dịch chuyển sang màu xanh.
(2) Ở ống nghiệm thứ nhất, có khí màu nâu đỏ thoát ra khỏi dung dịch.
(3) Ở ống nghiệm thứ hai, thấy có khí không màu, không hóa nâu trong không khí thoát ra khỏi dung dịch.
(4) Bông tẩm dung dịch $\Large NaOH$ có tác dụng hạn chế khí độc $\Large NO_2$ thoát ra khỏi ống nghiệm.
(5) Có thể thay bông tẩm dung dịch $\Large NaOH$ bằng bông tẩm dung dịch $\Large NaCl$.
Số phát biểu đúng là
Lời giải chi tiết:
Chọn A
Ống 1: $\large Cu +4 HNO _{3} \rightarrow Cu \left( NO _{3}\right)_{2}+2 NO _{2}+2 H _{2} O$
Ống 2: $\large 3 Cu +8 HNO _{3} \rightarrow 3 Cu \left( NO _{3}\right)_{2}+2 NO +4 H _{2} O$
(1) Đúng. Cu tan được trong dung dịch $\large HNO_3$ loãng và đặc nóng.
(2) Đúng. Ở ống nghiệm thứ nhất, có khí màu nâu đỏ ($\large NO_2$) thoát ra khỏi dung dịch.
(3) Sai. Ở ống nghiệm thứ hai, thấy có khí không màu, hóa nâu trong không khí ($\large NO$) thoát ra.
(4) Đúng. Bông tẩm dung dịch $\Large NaOH$ có tác dụng hạn chế khí độc $\large NO_2$ thoát ra khỏi ống nghiệm.
(5) Sai. Không thể thay bông tẩm dung dịch $\large NaOH$ bằng bông tẩm dung dịch $\large NaCl$ vì không hấp thụ được khí độc thoát ra ngoài.
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới