MỤC LỤC
Cho hỗn hợp $\Large X$ gồm $\Large A l$ và $\Large M g$ tác dụng với 1 lít dung dịch gồm $\Large AgNO_{3}$ a mol/l và $\Large {Cu}\left({NO}_{3}\right)_{2}$ 2a mol/l, thu được 14,0 gam chất rắn $\Large Y$. Cho $\Large Y$ tác dụng với dung dịch $\Large {H}_{2} {SO}_{4}$ đặc, nóng (dư), thu được 2,24 lít khí $\Large {SO}_{2}$ (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là
Lời giải chi tiết:
Khi cho hh $\Large X$ tác dụng với dd chứa $\Large A g N O_{3}$ và $\Large{Cu}\left({NO}_{3}\right)_{2}$ sẽ xảy ra phản ứng $\Large{Mg, Al}$ đẩy $\Large{Cu}$ và $\Large{Ag}$ ra khỏi dung dịch muối nên chất rắn $\Large Y$ thu được sẽ chứa các kim loại: $\Large Ag$ có thể có $\Large Cu$ và cũng có thể có thêm $\Large Mg, Al$ nếu 2 kim loại này dư.
Như vậy thành phần của hỗn hợp rắn $\Large Y$ có nhiều khả năng khác nhau có thể xảy ra.
Ở đây ta nên tập trung xét khả năng xảy ra nhiều nhất là hh rắn chỉ có $\Large{Ag}$ và $\Large{Cu}$ (có nghĩa là $\Large Mg, Al$ phản ứng hết)
Ta có khối lượng hỗn hợp $\Large{Y}$
$\Large{m}_{{Y}}={m}_{{Cu}}+{m}_{{Ag}}=64 {n}_{{Cu}}+108 {n}_{{Ag}}=14 \ (1)$
Cho $\Large Y$ tác dụng với $\Large{H}_{2} {SO}_{4}$
$\Large 2 {n}_{{Cu}}+{n}_{{Ag}}=2 {n}_{{SO}_{2}}=2.0,1=0,2 \ (2)$
Giải hệ (1) và (2) ta tìm được
$\Large{n}_{{Ag}}=0,1 {~mol} ; {n}_{{Cu}}=0,05 {~mol}$
Theo bài cho nồng độ $\Large{Cu}\left({NO}_{3}\right)_{2}$ gấp 2 lần $\Large{AgNO}_{3}$ như vậy lượng $\Large{Cu}\left({NO}_{3}\right)_{2}$ vẫn còn dư sau phản ứng.
Kết quả trên là hợp lí, hỗn hợp $\Large{Mg, Al}$, đã phản ứng hết với $\Large{Ag}^{+}$, đến lượt $\Large{Cu}^{2+}$ thì mới phản ứng được 0,05 mol thì hết, còn lại 0,15 mol dư
$\Large\Rightarrow a=0,1$
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới