Thấu kính phân kì

Thấu kính phân kì

4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 11 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Thấu kính phân kì

Lý thuyết về Thấu kính phân kì

Thấu kính phân kì thường dùng có phần rìa dày hơn phần giữa.

Chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì cho chùm tia ló phân kì.

Đường truyền của hai tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì:

+ Tia tới song song với trục chính thì tia ló kéo dài qua tiêu điểm.

+ Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương tia tới.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Một thấu kính có hai mặt cầu lõm làm bằng thủy tinh đặt trong không khí là thấu kính gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Thấu kính có hai mặt cầu lõm là loại thấu kính mép dày và được đặt trong không khí nên được gọi là thấu kính phân kì.

Câu 2: Thấu kính được cấu tạo từ một mặt cầu lõm và một mặt phẳng cùng làm bằng thủy tinh đặt trong không khí là thấu kính gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Thấu kính có một mặt cầu lõm, một mặt phẳng là loại thấu kính mép dày được gọi là thấu kính phân kì.

Câu 3: Thấu kính phân kì là loại thấu kính

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Thấu kính phân kì có phần rìa dày hơn phần giữa.

Câu 4: Cho 1 tia sáng song song với trục chính của thấu kính phân kì, đường truyền của tia sáng khi đi qua thấu kính được thể hiện đúng như hình

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tia sáng song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho tia ló ra có đường kéo dài đi qua tiêu điểm ảnh chính của thấu kính.

Câu 5: Thấu kính phân kì có đặc điểm và tác dụng nào dưới đây?  

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Thấu kính phân kì có phần rìa dày hơn phần giữa và cho ảnh ảo nên không hứng được ảnh ở trên màn nên không hứng được ảnh của Mặt Trời.

 

Câu 6: Hình vẽ dưới đây biểu diễn đường truyền của tia sáng qua thấu kính. Hình nào biểu diễn không đúng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ở hình (1) tia sáng đi qua tiêu điểm chính F của thấu kính hội tụ cho tia ló ra song song với trục chính của thấu kính

Ở hình (2) tia sáng song song với trục chính của thấu kính cho tia ló ra đi qua tiêu điểm F’của thấu kính

Ở hình (3) tia sáng có đường kéo dài đi qua tiêu điểm chính F của thấu kính phân kì cho tia ló ra song song với trục chính của thấu kính

Ở hình (4) tia sáng bất kì ta phải dựng trục phụ

Vậy ở hình (4) đường truyền tia sáng được biểu diễn như trên là chưa đúng

Câu 7: Chiếu một tia sáng qua quang tâm của một thấu kính phân kì. Tia sáng ló ra khỏi thấu kính sẽ đi theo phương nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trục chính của một thấu kính phân kỳ đi qua một điểm O trong thấu kính mà mọi tia sáng qua điểm này đều truyền thẳng, không đổi hướng. Điểm O gọi là quang tâm của thấu kính.

Câu 8: Khi nói về thấu kính phân kì, câu phát biểu nào sau đây không đúng ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tia tới song song với trục chính thì tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm của thấu kính.

Câu 9: Tia sáng qua thấu kính phân kì không bị đổi hướng là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tia tới qua quang tâm của thấu kính thì cho tia ló truyền thẳng nên không bị đổi hướng.

Câu 10: Kí hiệu thấu kính phân kì được vẽ như

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Thấu kính phân kì được kí hiệu như hình b.

Câu 11: Cho tia sáng có đường kéo dài đi qua tiêu điểm vật chính của thấu kính phân kì, đường truyền của tia sáng này khi qua thấu kính được thể hiện như hình nào sau đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tia sáng có đường kéo dài khi đi qua tiêu điểm vật chính của thấu kính phân kì cho tia ló ra song song với trục chính của thấu kính.