1. Cấu hình electron và tính chất vật lí.
- Photpho (P) có cấu hình electron: $1{{s}^{2}}2{{s}^{2}}2{{p}^{6}}3{{s}^{2}}3{{p}^{3}}$ .
Trong các hợp chất P có các số oxi hóa -3; +3; +5.
- Photpho có hai dạng thù hình quan trọng là P đỏ và P trắng
+ P trắng có cấu trúc mạng tinh thể phân tử . Do đó P trắng mềm dễ nóng chảy; bốc cháy trong không khí ở nhiệt độ thấp > ${{40}^{o}}C$ nên được bảo quản bằng cách ngâm trong nước. P trắng phát quang màu lục nhạt trong bóng tối. P trắng rất độc
+ P đỏ có cấu trúc polime nên khó nóng chảy và khó bay hơi hơn photpho trắng. P đỏ bền hơn P trắng
2. Tính chất hóa học
Do liên kết trong phân tử photpho kém bền hơn phân tử nitơ nên ở điều kiện thường photpho hoạt động hoá học mạnh hơn nitơ.
P có số oxi hóa 0 là số oxi hóa trung gian nên có tính khử và tính oxi hóa. P trắng hoạt động hóa học hơn P đỏ
a. Tính oxi hoá : Photpho chỉ thể hiện rõ rệt tính oxi hoá khi tác dụng với một số kim loại hoạt động, tạo ra photphua kim loại.
Ví dụ : $2\overset{0}{\mathop{P}}\,+3Ca\xrightarrow{{{t}^{o}}}\underset{canxi\ photphua}{\mathop{C{{a}_{3}}\overset{-3}{\mathop{{{P}_{2}}}}\,}}\,$
b. Tính khử
Photpho thể hiện tính khử khi tác dụng với các phi kim hoạt động như oxi, halozen, lưu huỳnh … cũng như với các chất oxi hóa mạnh khác
● Tác dụng với oxi
+ Thiếu oxi : $4\overset{0}{\mathop{P}}\,\,\,\,\,+\,\,\,\,3{{O}_{2}}\to \underset{\tilde{n}iphotpho\ trioxit}{\mathop{2\overset{+3}{\mathop{{{P}_{2}}}}\,{{O}_{3}}}}\,$
+ Dư oxi : $4\overset{0}{\mathop{P\,\,\,\,}}\,+\,\,\,\,5{{O}_{2}}\to \underset{diphotphopentaoxit}{\mathop{2\overset{+5}{\mathop{{{P}_{2}}{{O}_{5}}}}\,}}\,$
● Tác dụng với clo
+ Thiếu clo : $2\overset{0}{\mathop{P}}\,\,\,\,\,+\,\,\,\,\,3C{{l}_{2}}\to \underset{photpho\ triclorua}{\mathop{2\overset{+3}{\mathop{P}}\,C{{l}_{3}}}}\,$
+ Dư clo : $2\overset{0}{\mathop{P}}\,\,\,\,\,+\,\,\,\,5C{{l}_{2}}\,\,\,\,\to \underset{photpho\ pentaclorua}{\mathop{2\overset{+5}{\mathop{P}}\,C{{l}_{5}}}}\,$
3. Điều chế và Trạng thái tự nhiên :
- Trong công nghiệp, photpho được sản xuất bằng cách nung hỗn hợp quặng photphorit, cát và than cốc khoảng \[{{1200}^{o}}C\] trong lò điện:
- P không ở trạng thái tự do, nó tồn tại dưới dạng khoáng vật : photphorit \[C{{a}_{3}}{{\left( P{{O}_{4}} \right)}_{2}}\] và apatit \[3C{{a}_{3}}{{\left( P{{O}_{4}} \right)}_{2}}.Ca{{F}_{2}}\] .
Thành phần chính của quặng photphorit là $C{a_3}{\left( {P{O_4}} \right)_2}$
Hai dạng thù hình quan trọng nhất của photpho là: Photpho trắng và photpho đỏ
Cấu e hình lớp ngoài cùng của Photpho là $ 3{ s ^ 2 }3{ p ^ 3 } $ $\Rightarrow$ Số oxi hóa có thế có của P là : -3, 0, +3, +5
Khoáng vật chính của P là apatit - $ 3C{ a _ 3 }{{(P{ O _ 4 })}_ 2 }.Ca{ F _ 2 } $ và photphorit - $ C{ a _ 3 }{{(P{ O _ 4 })}_ 2 } $
P có Z = 15$\Rightarrow$ cấu hình e là $ 1{ s ^ 2 }2{ s ^ 2 }2{ p ^ 6 }3{ s ^ 2 }3{ p ^ 3 } $ $\Rightarrow$ cấu hình lớp ngoài cùng là $ 3{ s ^ 2 }3{ p ^ 3 } $
Trong công nghiệp điều chế P bằng cách: Nung hỗn hợp quặng photphorit, cát, than cốc ở $ {{1200}^ 0 }C $ trong lò điện.
$ C{ a _ 3 }{{(P{ O _ 4 })}_ 2 }+3Si{ O _ 2 }+5C\to 3CaSi{ O _ 3 }+2P+5CO $
Phát biếu sai là : "Photpho là đơn chất lưỡng tính" vì nó không có phản ứng với axit và bazơ
Photpho không dùng để sản xuất thuốc tẩy
Phát biểu sai: " thể hiện tính khử khi tác dụng với kim loại mạnh" $\Rightarrow$ P tác dụng với kim loại mạnh thì thể hiện tính oxi hóa chứ không phải thể hiện tính khử như đáp án A $\Rightarrow$ chọn đáp án A
Magie photphua có công thức là $ M{ g _ 3 }{ P _ 2 } $