a. Phủ định của phủ định
Trong quá trình vận động và phát triển của sự vật hiện tượng, cái mới xuất hiện phủ định cái cũ, rồi nó lại bị cái mới hơn phủ định. Triết học đó là sự phủ định của phủ định.
Ví dụ:
Phủ định lần 1: Mạ phủ định hạt thóc
Phủ định lần 2: Lúa phủ định mạ
Phủ định lần 3: Thóc phủ định lúa.
Từ lần phủ định 2 được gọi là phủ định của phủ định.
b. Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng
Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng là vận động đi lên, cái mới ra đời, kế thừa và thay thế cái cũ nhưng ở trình độ ngày càng cao hơn, hoàn thiện hơn.
Sự ra đời của cái mới không đơn giản, dễ dàng mà quanh co, phức tạp.
Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng là vận động đi lên, cái mới ra đời, kế thừa, thay thế cái cũ nhưng ở trình độ ngày càng cao hơn, hoàn thiện hơn. (SGK GDCD 10 Tr. 36)
Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng là vận động đi lên, cái mới ra đời, kế thừa và thay thế cái cũ ở trình độ ngày càng cao hơn, hoàn thiện hơn (SGK GDCD 1. Tr. 36)
Tính kế thừa: Trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng, cái mới không ra đời từ hư vô, mà ra đời từ trong lòng cái cũ, từ cái trước đó. Bởi vậy, nó không phủ định sạch trơn, không vứt bỏ hoàn toàn cái cũ. Nó chỉ gạt bỏ những yếu tố tiêu cực, lỗi thời của cái cũ, đồng thời giữ lại những yếu tố tích cực còn thích hợp để phát triển cái mới. Tính kế thừa này cũng là tất yếu và khách quan, đảm bảo cho các sự vật và hiện tượng phát triển liên tục. ( SGK GDCD 10 Tr.35)
Trong quá trình vận động và phát triển vô tận của các sự vật và hiện tượng, cái mới xuất hiện phủ định cái cũ, nhưng bị cái mới hơn phủ định. Triết học gọi đó là sự phủ định của phủ định, nó vạch ra khuynh hướng phát triển tất yếu của sự vật là hiện tượng. ( SGK GDCD 10 Tr.36)