Định luật bảo toàn năng lượng

Định luật bảo toàn năng lượng

4.2/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Định luật bảo toàn năng lượng

Lý thuyết về Định luật bảo toàn năng lượng

- Trong các hiện tượng tự nhiên, thường có sự biến đổi giữa thế năng và động năng, cơ năng luôn giảm. Phần cơ năng hao hụt đi đã chuyển hóa thành nhiệt năng. Nếu cơ năng của vật tăng thêm so với ban đầu thì phần tăng thêm là do dạng năng lượng khác chuyển hóa thành.

- Trong động cơ điện, phần lớn điện năng chuyển hóa thành cơ năng. Trong các máy phát điện, phần lớn cơ năng chuyển hóa thành điện năng. Phần năng lượng hữ ích thu được cuối cùng bao giờ cũng nhỏ hơn phần năng lượng ban đầu cung cấp cho máy. Phần năng lượng hao hụt đi đã biến đổi thành các dạng năng lượng khác.

- Năng lượng không tự nhiên sinh ra hoặc tự nhiên mất đi mà chỉ biến đổi từ dạng này qua dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác. Định luật này dùng cho mọi lĩnh vực của tự nhiên.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Trong máy phát điện, điện năng thu được bao giờ cũng có giá trị nhỏ hơn cơ năng cung cấp cho máy. Vì sao?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vì một phần cơ năng đã biến thành dạng năng lượng khác ngoài điện năng.

Câu 2: Nội dung nào sau đây thể hiện đầy đủ định luật bảo toàn năng lượng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang sạng khác, hoặc truyền từ vật này sang vật khác.

Câu 3: Trong các quá trình biến đổi từ động năng sang thế năng và ngược lại, điều gì luôn xảy ra với cơ năng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong các quá trình biến đổi từ động năng sang thế năng và ngược lại luôn được bảo toàn.

Câu 4: Hiện tuợng nào dưới đây không tuân theo định luật bảo toàn năng lượng. (1) Bếp nguội đi khi tắt lửa. (2) Xe dừng khi tắt máy. (3) Bàn là nguội đi khi tắt điện.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tất cả các hiện tượng trên đều tuân theo định luật bảo toàn động lượng.