Phân đôi
a. Khái niệm:
Phân đôi là hình thức sinh sản mà từ 1 tế bào mẹ tách thành 2 tế bào con.
b. Đối tượng:
Vi khuẩn (vi khuẩn sinh sàn chủ yếu bằng hình thức phân đôi).
c. Diễn biến:
- Tế bào vi khuẩn tăng kích thước do sinh khối tăng và dẫn đến sự phân chia.
- Màng sinh chất gấp nếp (gọi là mêzôxôm).
- ADN của vi khuẩn đính vào mêzôxôm làm điểm tựa để nhân đôi.
- Hình thành vách ngăn tạo thành 2 tế bào mới từ 1 tế bào.
Khi hấp thụ và đồng hóa các chất dinh dưỡng, tế bào vi khuẩn tăng kích thước do sinh khối tăng và dẫn đến sự phân chia, ở giai đoạn này, màng sinh chất gấp nếp (gọi là mêzôxôm). Vòng ADN của vi khuẩn sẽ lấy các nếp gấp của màng sinh chất làm điểm tựa đính vào để nhân đôi, đồng thời, thành tế bào hình thành vách ngăn để tạo ra 2 tế bào vi khuẩn mới từ một tế bào.
Sự tăng số lượng cá thể vi sinh vật được xem là sự sinh sản, hình thức sinh sản của sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực có những nét khác nhau. (Lý thuyết cơ bản SGK lớp 10)
Vi khuẩn chủ yếu sinh sản bằng hình thức phân đôi, một số có thể sinh sản bằng ngoại bào tử, bào tử đốt, nảy chồi…
Nguyên phân là hình thức phân chia tế bào ở sinh vật nhân thực.
Đa số vi khuẩn sinh sản bằng phân đôi, một số vi khuẩn sinh sản bằng ngoại bào tử (bào tử được hình thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng) như vi khuẩn dinh dưỡng metan hay bào tử đốt (bào tử được hình thành bởi sự phân đốt của sợi sinh dưỡng) ở xạ khuẩn (Actinomycetes), vi khuẩn quang dưỡng màu tía lại có hình thức phân nhánh và nảy chồi.
Vi khuẩn chủ yếu sinh sản bằng hình thức phân đôi, một số có thể sinh sản bằng ngoại bào tử, bào tử đốt, nảy chồi…
Đa số vi khuẩn sinh sản bằng phân đôi, một số vi khuẩn sinh sản bằng ngoại bào tử (bào tử được hình thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng) như vi khuẩn dinh dưỡng metan hay bào tử đốt (bào tử được hình thành bởi sự phân đốt của sợi sinh dưỡng) ở xạ khuẩn (Actinomycetes), vi khuẩn quang dưỡng màu tía lại có hình thức phân nhánh và nảy chồi.
Đây là hình thức sinh sản bằng bào tử đốt ở xạ khuẩn.