I. Kinh tế
1. Nông nghiệp
- Đàng Ngoài :
- Đàng Trong:
=> hình thành tầng lớp địa chủ lớn.
2. Sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán
a) Thủ công nghiệp
- Thủ công nghiệp phát triển, nhất là các nghề dệt vải lụa, gốm, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy,..
- Xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng: gốm Thổ Hà (Bắc Giang), gốm Bát Tràng, làng dệt La Khê,...
- Thợ thủ công có tay nghề cao, sản phẩm chất lượng.
b) Thương nghiệp
- Buôn bán được mở rộng.
- Hình thành nhiều chợ, phố xá và xuất hiện các đô thị lớn: Thăng Long, Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên Huế), Hội An (Quảng Nam),...
- Thương nhân nước ngoài đến buôn bán tập nập.
- Nửa sau thế kỉ XVIII, các chúa Nguyễn thi hành chính sách hạn chế ngoại thương, thành thị suy tàn dần.
II. Văn hóa
1. Tôn giáo
- Nho giáo vẫn được đề cao.
- Phật giáo, Đạo giáo được phục hồi.
- Cuối thế kỉ XVI, Thiên Chúa giáo được du nhập.
- Tín ngưỡng truyền thống được duy trì: thờ tổ tiên, Thành hoàng,…
- Các lễ hội phổ biến.
2. Sự ra đời của chữ quốc ngữ
- Thời gian ra đời: Thế kỷ XVII.
- Do các giáo sĩ phương Tây hợp tác với người Việt trong quá trình lâu dài sáng tạo ra. Người có công lớn nhất là giáo sĩ Alexandre de Rhôdes.
- Được tạo ra bằng cách dùng chữ cái Latinh để phiên âm tiếng Việt.
- Mục đích sáng tạo chữ: để truyền đạo.
3. Văn học và nghệ thuật dân gian
a) Văn học (tự đọc)
b) Nghệ thuật
- Nghệ thuật điêu khắc gỗ tinh tế, tiêu biểu là tượng Phật bà nghìn tay nghìn mắt.
- Nghệ thuật sân khấu: Chèo, tuồng, hát ả đào,..
Sau khi đặt phủ Gia Định, Nguyễn Hữu Cảnh cho sát nhập vùng đất Mĩ Tho, Hà Tiên ở phía nam vào phủ này.
Phật giáo ở nước ta trong thế kỉ XVI - XVIII được phục hồi, phát triển.
Biểu hiện chứng tỏ buôn bán nước ta phát triển mạnh ở miền xuôi trong các thế kỉ XVI đến XVII là chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi.
Trong những thế kỉ XVI - XVII, Nho giáo được chính quyền phong kiến ở Việt Nam đề cao trong học tập, thi cử và tuyển chọn quan lại.
Thiên Chúa giáo là tôn giáo mới được du nhập vào nước ta từ thế kỉ XVI. Các tôn giáo còn lại được du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc.
Trong thế kỉ XV, chính quyền Lê sơ chủ trương độc tôn Nho giáo, hạn chế Phật giáo và Đạo giáo. Đến thế kỉ XVI, Phật giáo và Đạo giáo mới có điều kiện phục hồi.
Lưu ý: Thiên Chúa giáo là tôn giáo mới được truyền bá vào nước ta từ thế kỉ XVI.
Đến thế kỉ XVII, một số giáo sĩ phương Tây đã dùng chữ cái Latinh để ghi âm tiếng Việt. Trải qua quá trình lâu dài, chữ Quốc ngữ ra đời. Người có đóng góp quan trọng nhất trong việc sáng tạo ra chữ Quốc ngữ là giáo sĩ A-lêc-xăng dơ Rôt (Alexandre de Rhôdes).
Người có công lớn nhất đối với sự ra đời của chữ Quốc ngữ là Alexandre de Rhôdes.
Phố cảng lớn nhất Đàng Trong vào thế kỉ XVI-XVIII là Hội An (Quảng Nam).
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) quê ở huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng), đỗ Trạng Nguyên, làm quan triều Mạc rồi từ quan về dạy học, người đương thời quen gọi là Trạng Trình.
Những đề tài chính của văn học chữ Nôm trong các thế kỉ XVI - XVII ở Việt Nam: viết về hạnh phúc con người, tố cáo sự bất công của xã hội và bộ máy quan lại thối nát.
Về ngoại thương, trong những thế kỉ XVI - XVIII, chúa Trịnh và chúa Nguyễn ban đầu tạo điều kiện cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán để nhờ họ mua vũ khí, nhưng về sau, các chúa lại thi hành chính sách hạn chế ngoại thương.
Kẻ chợ còn có tên gọi là Thăng Long.
Vào thế kỉ XVI – XVII, Nho giáo ở nước ta được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại.
Bát Tràng là làng nghề chuyên sản xuất mặt hàng gốm.