1. Nông nghiệp
a. Các hình thức sở hữu trong nông nghiệp
- Đại điền trang:
+ Thuộc sở hữu của các đại điền chủ, chỉ chiếm dưới 5% số dân nhưng sở hữu trên 60% diện tích.
+ Quy mô lớn, canh tác theo lối quảng canh, năng suất thấp.
- Tiểu điển trang:
+ Thuộc sở hữu của các hộ nông dân
+ Quy mô nhỏ, trồng lương thực để tự túc
- Sở hữu của tư bản nước ngoài:
+ Thuộc sở hữu của các công ty tư bản Hoa Kì, Anh.
+ Lập đồn điền để trồng trọt, chăn nuôi và xây dựng các cơ sở chế biến nông sản xuất khẩu.
b. Các ngành công nghiệp
- Ngành trồng trọt:
+ Các loại nông sản chủ yếu: cây công nghiệp và cây ăn quả.
+ Một số nước phát triển lương thực nhưng phần lớn các nước Trung và Nam Mĩ phải nhập lương thực và thực phẩm.
+ Ngành trồng trọt mang tính độc cạnh do lệ thuộc vào nước ngoài.
- Ngành chăn nuôi: Phát triển mạnh chăn nuôi bò thịt, bò sữa, cừu, lạc đà,…
- Đánh bắt cá: Pê-ru có ngành đánh bắt cá biển với sản lượng cao trên thế giới.
2. Công nghiệp
- Các ngành công nghiệp chủ yếu: Khai thác khoáng sản, sơ chế nông sản và chế biến thực phẩm để xuất khẩu.
- Một số nước công nghiệp mới.
- Các nước có nền kinh tế phát triển: Braxin, Ac-hen-ti-na, Chi-le, Vê-nê-xuê-la.
3. Vấn đề khai thác rừng A-ma-dôn
- Vai trò của rừng A-ma-dôn:
+ Nguồn dự trữ sinh vật qúi giá.
+ Nguồn dự trữ nước để điều hoà khí hậu cân bằng sinh thái toàn cầu.
+ Trong rừng có nhiều tài nguyên, khoáng sản.
+ Nhiều tiềm năng phát triển kinh tế.
- Hậu quả của khai thác rừng A-ma-dôn: Mất cân bằng hệ sinh thái, làm biến đổi khí hậu,…
4. Khối thị trường chung Mec-cô-xua
- Năm thành lập: Thành lập năm 1991.
- Các nước thành viên: Bra-xin, Ac-hen-ti-na, Pa-ra-goay, U-ru-goay. Sau đó có thêm Chi-lê, Bô-li-vi-a gia nhập.
- Mục tiêu của khối:
+ Thoát khỏi sự lũng đoạn kinh tế của Hoa Kì.
+ Tháo gỡ hàng rào hải quan và tăng cường trao đổi thương mại giữa các quốc gia trong khối.
Cây trồng chủ yêu của Cu Ba là cây mía. Cu Ba là một trong các quốc gia có sản lượng mía lớn nhất thế giới.
Năm 1991, các nước Bra-xin, Ac-hen-ti-na, U-ru-guay và Pa-ra-guay đã thống nhất cùng nhau hình thành một thị trường chung để tăng cường quan hệ ngoại thương giữa các thành viên, thoát khỏi sự lũng đoạn kinh tế của Hoa Kì.
Bra-xin, Chi-lê và Vê-nê-xu-ê-la là các nước công nghiệp mới ở khu vực Trung và Nam Mĩ và có nền kinh tế phát triển nhất trongkhu vực.
A-ma-dôn là vùng có diện tích rộng lớn, đất đai màu mỡ được bao phủ bởi rừng rậm nhiệt đới, mạng lưới sông ngòi rộng lớn và dày đặc, nhiều khoáng sản với trữ lượng lớn.
Các ngành công nghiệp chủ yếu là cơ khí chế tạo, lọc dầu, hoá chất, dệt, thực phẩm,...
Nhà nước xã hội chủ nghĩa Cu-ba đã tiến hành thành công cải cách ruộng đất.
Bra-xin, Ac-hen-ti-na, U-ru-goay, Pa-ra-goay là những nước có ngành chăn nuôi bò thịt và bò sữa phát triển với quy mô lớn, nhờ có những đồng cỏ rộng lớn tươi tốt.
Ở vùng biển Ca-ri-bê, các ngành công nghiệp chủ yếu là sơ chế nông sản và chế biến thực phẩm như sản xuất đường, đóng hộp hoa quả,…
Các quốc gia ở Nam Mĩ cũng trồng nhiều bông, chuối, ca cao, mía, cây ăn quả cận nhiệt và đặc biệt là cà phê (Bra-xin, Cô-lôm-bi-a).
Đại điền trang thuộc sở hữu của các đại điền chủ, họ chỉ chiếm chưa tới 5% số dân nhưng sở hữu trên 60% diện tích đất đai canh tác và đồng cỏ chăn nuôi.
Tiểu điền trang thuộc sở hữu của các hộ nông dân, có diện tích dưới 5 ha, phần lớn trồng các cây lương thực để tự túc.
Hình thức sở hữu đất phổ biến trong nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ là điền trang.
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới