1. Sự phân bố dân cư
- Đặc điểm:
+ Dân số thế giới trên 6 tỉ người (2006), 7 tỉ người (2017).
+ Dân số thế giới phân bố không đồng đều nơi đông dân nơi thưa thớt dân.
- Nguyên nhân:
+ Những nơi điều kiện thuận lợi về giao thông, vùng đồng bằng, đô thị hoặc các vùng khí hậu ấm áp,… dân cư tập trung đông đúc.
+ Các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, giao thông khó khăn, vùng cực giá lạnh hoặc hoang mạc,… khí hậu khắc nghiệt có dân cư thưa thớt.
2. Các chủng tộc
Trên thế giới chia làm 3 chủng tộc:
- Môn-gô-lô-it (người da vàng) sống chủ yếu ở châu Á.
- Nê-grô-it (người da đen) sống chủ yếu ở châu Phi.
- Ơ-rô-pê-ô-it (người da trắng) sống chủ yếu ở châu Âu - châu Mĩ.
Tình hình phân bố dân cư của một địa phương, một nước được thể hiện qua mật độ dân số (số người sinh sống trên một đơn vị diện tích - đơn vị: người/km2).
Hai khu vực có mật độ dân số cao nhất là Nam Á, Đông Á.
Đặc điểm ngoại hình của chủng tộc Môn-gô-lô-it là da vàng, tóc đen. Chủng tộc này chủ yếu là người châu Á.
Ở châu Á dân cư tập trung đông nhất ở khu vực Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á.
Trên thế giới có 3 chủng tộc chính, đó là: Chủng tộc Môn-gô-lô-it (thường gọi là người da vàng), Nê-grô-it (người da đen) và ơ-rô-pê-ô-it (người da trắng).
Ở châu Phi dân cư tập trung đông nhất ở khu vực Tây Phi, đặc biệt là ở khu vực vịnh Ghi-nê.
Những khu vực tập trung đông dân cư là Nam Á, Đông Á, Đông Bắc Hoa Kì.
Châu lục tập trung dân cư đông đúc nhất thế giới là châu Á, có Nam Á và Đông Nam Á là hai khu vực có dân cư đông đúc nhất.
Đến năm 2003, dân số thế giới đã lên tới trên 6 tỉ người. Tính ra bình quân trên 1km2 đất liền có hơn 46 người sinh sống.
Đặc điểm bên ngoài dễ phân biệt nhất giữa các chủng tộc chính trên thế giới là màu da: Môn-gô-lô-it (da vàng), Nê-grô-it (da đen), Ơ-rô-pê-ô-it (da trắng).
Dân cư phân bố thưa thớt ở khu vực Bắc Á (phía Bắc Liên Bang Nga).